Tiếp tục đầu tư đóng mới tàu kiểm ngư
Ngày 12-9, ông Nguyễn Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho hay, suốt thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2-5-2014 đến ngày 15-7-2014, lực lượng Kiểm ngư đã kiên cường bám trụ, đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong vòng 75 ngày, các tàu của Trung Quốc đã đâm va vào các tàu của ta 93 lần, làm 58 lượt tàu của bị hư hỏng nặng, 16 Kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư bị thương.
KN781 – tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam mới được đưa vào hoạt động
Trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám yêu cầu, lực lượng kiểm ngư tiếp tục quán triệt quan điểm về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng, Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng tham gia cùng các lực lượng khác để bảo vệ chủ quyền trên biển một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tiếp tục kiện toàn tổ chức, nhân lực, hoàn thiện cơ sở pháp lý hướng tới xây dựng đội ngũ kiểm ngư chính quy, chuyên nghiệp. Đặc biệt, Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư đóng mới các tàu kiểm ngư và đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu làm nhiệm vụ trên biển.
Video đang HOT
Ghi nhận thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen cho Chi đội Kiểm ngư số 3 (Cục Kiểm ngư). 16 tập thể và 2 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Theo ANTD
Trung Quốc đưa giàn khoan tới biển Hoa Đông
Trung Quốc vừa triển khai một giàn khoan dầu tới biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản.
Một giàn khoan dầu của Công ty Dịch vụ Dầu khí Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Giàn khoan Khải Hoàn 1 có hoạt động khởi đầu thuận lợi dù bị ảnh hưởng bởi các cơn bão, nó đạt đến độ khoan sâu 5.200 m, tờ South China Morning Post dẫn thông cáo từ Công ty đóng tàu Cosco cho biết.
Tuy nhiên Cosco không tiết lộ vị trí chính xác của giàn khoan, chưa rõ địa điểm này có nằm trong khu vực tranh chấp với Tokyo hay không.
Giàn khoan Khải hoàn 1 được bàn giao cho Công ty Dịch vụ Dầu khí Trung Quốc vào ngày 17/7. Hiện cả công ty này và công ty cùng tập đoàn là Công ty Dầu Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, đều không đưa ra bình luận gì.
Trung Quốc và Nhật Bản tranh cãi về các điểm thuộc vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực này. Bắc Kinh nói họ phát hiện mỏ khí Xuân Hiểu (Chunxiao) trong vùng đặc quyền kinh tế của mình từ năm 1995. Nhật Bản gọi mỏ này là Shibaraki, và khẳng định có quyền khai thác các mỏ dầu kéo dài đến vùng có tranh chấp.
Hai bên nhất trí cùng khai thác vào năm 2008 nhưng chưa có tiến triển từ đó.
Nhật và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tàu và máy bay của Bắc Kinh và Tokyo thường xuyên lượn vờn, gây lo ngại về đối đầu quân sự.
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang sử dụng các giàn khoan nước sâu như lãnh thổ di động trên biển, nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền của họ tại các vùng biển xung quanh. Đầu tháng 5, Trung Quốc đưa giàn khoan vào hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và rút đi hồi giữa tháng 7.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Học giả TQ: Đường lưỡi bò trên Biển Đông không có căn cứ Bài viết thể hiện mối lo ngại to lớn đối với tính hợp pháp của "đường lưỡi bò" do Trung Quốc vẽ bậy ra, Việt Nam cần năm vưng để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược năm 1974 Tờ "Thời báo...