Tiếp tục cho thí điểm chế định Thừa phát lại
Sáng 23.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết tiếp tục thí điểm chế định Thừa phát lại với 449 đại biểu tán thành, đạt tỉ lệ 90,16%.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Theo đó, Quốc hội quyết định giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đến hết ngày 31.12.2015 và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015.
Trong phiên thảo luận, đa phần đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết của việc thí điểm chế định Thừa phát lại bởi đây là chủ trương quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp để từng bước xã hội hóa một số công việc trong hoạt động tư pháp theo chiến lược cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước đề ra. Sau hai năm triển khai thí điểm tại TPHCM, chế định thừa phát lại đã có tác dụng tích cực đối với hoạt động của tòa án, cơ quan thi hành án dân sự và người dân.
Tuy nhiên, qua thảo luận, có một số ý kiến cho rằng báo cáo tổng kết việc thí điểm chế định Thừa phát lại ở một địa phương trong một thời gian ngắn như vậy chưa đủ cơ sở để khẳng định kết quả; chưa nêu bật được thành công của việc thí điểm. Việc nhân rộng mô hình Thừa phát lại tại các địa phương khác phải có lộ trình, phải xây dựng đề án có tính khả thi giữa Bộ Tư pháp và UBND, các sở, ngành của địa phương và phải tiến hành khảo sát đánh giá trước khi thực hiện.
Theo laodong
Ngư dân rủ nhau vào nghiệp đoàn nghề cá
Ngày 20.11, thêm một nghiệp đoàn nghề cá ở tỉnh Tiền Giang được thành lập, thu hút gần 300 ngư dân tham gia.
Đoàn tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân xã Kiểng Phước.
Đã có 3 nghiệp đoàn nghề cá được thành lập ở Tiền Giang, theo đó là 1.057 ngư dân trở thành nghiệp đoàn viên. Thấy rõ lợi ích của việc tham gia vào nghiệp đoàn, hàng ngàn ngư phủ tiếp tục rủ nhau tham gia vào tổ chức để được bảo vệ, giúp đỡ mỗi khi ra khơi.
Nhanh hơn dự kiến
Theo báo cáo của LĐLĐ huyện Gò Công Đông, từ khi triển khai vận động cho tới ngày ra đời, Nghiệp đoàn Khai thác hải sản xã Kiểng Phước chỉ kéo dài vài tháng, ngắn hơn nhiều với dự kiến. Gần 300 chủ tàu, thuyền trưởng, tài công, thủy thủ đã đồng lòng làm đơn xin gia nhập nghiệp đoàn. Điều tốt đẹp đó có được là do cuối năm rồi ở huyện Gò Công Đông đã ra đời Nghiệp đoàn Khai thác hải sản thị trấn Vàm Láng, lợi ích khi tham gia nghiệp đoàn đã được kiểm chứng trên thực tế, nghiệp đoàn có sức hấp dẫn thực sự đối với các ngư phủ.
Chủ tàu Võ Văn Phùng cho biết, từ lâu rồi nghề biển luôn có nhiều biến động, tai ương, mỗi lần tàu ra biển, cả chủ tàu lẫn ngư phủ đều nơm nớp lo âu. Những người làm nghề biển không biết dựa vào đâu, không có tổ chức nào bảo vệ cho mình. Vì vậy mà khi nghe có chủ trương thành lập nghiệp đoàn khai thác hải sản ở huyện nhà, những người làm nghề đánh bắt trên biển ở xã Kiểng Phước đã rủ nhau tham gia vào nghiệp đoàn. Còn ông Võ Văn Xồi - Chủ tịch lâm thời nghiệp đoàn, thì tin tưởng, với việc tham gia nghiệp đoàn, hàng ngàn ngư phủ sẽ có điều kiện được học tập về chủ trương của Đảng và Nhà nước về biển đảo, các chính sách, pháp luật liên quan đến nghề biển, đến người lao động, để từ đó họ tự giác chấp hành và biết cách tự bảo vệ mình.
Từng bước vững chắc
Ông Trương Văn Hiền - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang - cho biết, hiện LĐLĐ tỉnh cùng các ngành chức năng đang xúc tiến để tiếp tục thành lập 2 nghiệp đoàn khai thác hải sản trong thời gian tới, một ở TP.Mỹ Tho và một ở xã Tân Phước - huyện Gò Công Đông. Cùng lúc, nhiều địa phương khác có nhiều tàu đánh bắt xa bờ cũng xin xúc tiến thành lập nghiệp đoàn. Sự ra đời và hiệu quả hoạt động của các nghiệp đoàn trước đó đã có sức lan tỏa, thu hút sự quan tâm của cộng đồng ngư dân, họ đề đạt nguyện vọng xin được sớm vào nghiệp đoàn. Tuy nhiên, theo ông Hiền, tỉnh Tiền Giang chủ trương làm từng bước, chắc chắn, mỗi nghiệp đoàn ra đời phải thực sự vững vàng, xứng đáng là chỗ dựa của bà con ngư dân. Sau đó mới tiếp tục thành lập nghiệp đoàn khác. Toàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 7.000 phương tiện đánh bắt trên biển với hàng chục ngàn ngư phủ, nếu làm tốt, sẽ có nhiều nghiệp đoàn khai thác hải sản mới ra đời, là chỗ dựa vững chắc cho hàng vạn ngư dân.
Có mặt tại lễ thành lập Nghiệp đoàn Khai thác hải sản xã Kiểng Phước sáng 20.11, ngư phủ Phạm Văn Dũng cho biết, anh có người bạn được vào Nghiệp đoàn Khai thác hải sản Vàm Láng cách đây 1 năm. Qua người bạn, anh biết nghiệp đoàn đem đến cho ngư phủ nhiều điều bổ ích, như: Những ngư phủ khó khăn được nghiệp đoàn giúp đỡ; tàu ra khơi luôn được nghiệp đoàn theo dõi sâu sát; khi tàu gặp khó khăn trên biển, có nghiệp đoàn trên bờ giúp tháo gỡ... Vì vậy mà anh Dũng rất háo hức xin vào nghiệp đoàn!
Theo laodong
Kỷ niệm 20 năm thành lập chợ Long Biên Sáng qua (15-11), UBND quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập chợ Long Biên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng. Năm 1992, chợ Long Biên (thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình) được thành lập, đáp ứng mong mỏi của cư dân trên địa bàn, góp phần sắp...