Tiếp tục cấp phép xây dựng theo quy định hiện hành
Thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín đã ký công văn khẩn gửi đến lãnh đạo các sở, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện của TP, cho phép thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn TP khi Bộ Xây dựng chưa có thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 64.
Như Thanh Niên đã thông tin, vướng mắc lớn nhất khi thực hiện cấp phép xây dựng theo Nghị định 64 (có hiệu lực từ ngày 20.10) là điều kiện nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy chế quản lý kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị. Trong khi ở TP.HCM chưa quận, huyện nào có quy hoạch 1/500. Đó là lý do từ khi Nghị định 64 có hiệu lực đến nay, công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn TP bị đình đốn.
Theo TNO
Dự thảo nghị định cho thuê lại lao động: Không đưa điều trái khoáy vào cuộc sống
Hôm nay, tại TPHCM, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội nghị với đại diện LĐLĐ của 32 tỉnh - thành phía nam và CĐ ngành trung ương (diễn ra 3 ngày 18-19-20.12), để góp ý 6 dự thảo (DT) nghị định (NĐ) của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số lĩnh vực của Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 mà Quốc hội giao.
Những doanh nghiệp có tranh chấp lao động và đình công kiểu này thì không được quyền cho thuê hoặc thuê lại lao động (ảnh minh hoạ).
Trong 6 DTNĐ này, có DTNĐ về cho thuê LĐ được nhiều người đánh giá cao, bởi nó đã không đưa những điều trái khoáy về cho thuê LĐ vào cuộc sống...
Trái khoáy!
Tại khoản 1 Điều 53 BLLĐ sửa đổi, định nghĩa: "Cho thuê lại LĐ là việc NLĐ đã được tuyển dụng bởi DN được cấp phép hoạt động cho thuê lại LĐ sau đó làm việc cho NSDLĐ khác, chịu sự điều hành của NSDLĐ sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với DN cho thuê lại LĐ". Nếu vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là: DN cho thuê LĐ hay DN thuê lại LĐ mới thực sự là NSDLĐ? Theo chúng tôi, việc xác định ai thực sự là NSDLĐ rất quan trọng, bởi lẽ: Theo quy định tại Điều 6 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ có quyền "bố trí, điều hành LĐ theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh". Thế nhưng, trong trường hợp này, NSDLĐ chẳng có quyền gì, mà cái quyền ấy lại thuộc về bên thuê lại LĐ (tức không phải NSDLĐ), khiến cho quy định trên tại Điều 6 BLLĐ 2012 chẳng còn giá trị! Chưa hết, ở Điều 5 BLLĐ 2012 xác định rõ 5 "quyền" của NLĐ, trong đó có quyền "tự do lựa chọn việc làm", nhưng lúc này bên thuê lại LĐ mới có quyền bố trí công việc theo ý của họ, nên NLĐ đã bị mất đi cái quyền tự do ấy.
Oái oăm hơn, tại nơi làm việc NLĐ cũng không có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động CĐ theo quy định của Luật CĐ, vì CĐCS ở đây không đại diện cho họ. Ngược lại, CĐCS ở DN thuê lại LĐ cũng không có quyền tập hợp họ vào tổ chức CĐ. Đặc biệt, NLĐ không bao giờ có thể thực hiện được quyền đình công hợp pháp, bởi CĐCS của DN thuê lại LĐ không thể đại diện họ thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với cả chủ DN cho thuê LĐ lẫn chủ DN thuê lại LĐ. Ngược lại, CĐCS ở DN cho thuê LĐ càng không thể đến nơi NLĐ làm việc để lãnh đạo họ đình công. Đặc biệt, BLLĐ sửa đổi có hẳn một chương quy định về đối thoại để xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc. Theo đó, Điều 6 của BLLĐ 2012 cũng giao NSDLĐ cái quyền: "Yêu cầu tập thể LĐ đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công trao đổi với CĐ về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ".
Thế nhưng, lúc này, chủ DN thuê lại LĐ không phải là NSDLĐ nên không có các quyền đó, còn chủ DN cho thuê LĐ là NSDLĐ thì tuy có các quyền đó, nhưng lại không thể tới DN thuê lại LĐ để tổ chức thực hiện!
"Khoanh vùng"
Tóm lại, việc cho thuê lại LĐ đã làm quan hệ LĐ bị... "vênh", ảnh hưởng đến sự liên thông giữa BLLĐ với Luật CĐ, nên nó không được khuyến khích. Trên thực tế, ngày càng nhiều nước hạn chế cho thuê lại LĐ chỉ trừ một số nước Bắc Âu vì kết quả thương lượng tập thể cấp ngành ở đó rất mạnh, chi phối lớn việc tăng cường quyền và điều kiện làm việc cho NLĐ được thuê lại. Vì thế, DTNĐ hướng dẫn lĩnh vực này (DT lần 3 gồm 5 chương với 31 điều) đã "khoanh vùng" phạm vi chỉ còn 3 nội dung, hướng dẫn khoản 3 Điều 54 BLLĐ 2012, bao gồm: Việc cấp phép, ký quỹ, và danh mục công việc được cho thuê lại LĐ. Điều hết sức tiến bộ là: Thay vì liệt kê các DN bị cấm sẽ diễn ra tình trạng lách luật hoặc cơ chế "xin - cho" , thì DTNĐ đã đưa danh mục các ngành nghề được phép cho thuê LĐ để hạn chế tiêu cực. Đáng nói, việc thuê lại LĐ bị cấm nếu DN thay đổi cơ cấu công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN dẫn đến NLĐ bị mất việc, hoặc trong những trường hợp DN đang có tranh chấp LĐ và đình công mà vẫn chưa giải quyết xong.
Đặc biệt, DN cho thuê LĐ phải nộp tiền ký quỹ ít nhất 1 tỉ đồng để được cấp giấy chứng nhận của ngân hàng, sau đó mới được cho thuê LĐ. Số tiền này dùng để bồi thường NLĐ nếu DN cho thuê LĐ vi phạm HĐLĐ, hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi NLĐ.
Việc thuê lại LĐ bị cấm nếu DN thay đổi cơ cấu công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN dẫn đến NLĐ bị mất việc, hoặc trong những trường hợp DN đang có tranh chấp LĐ và đình công mà vẫn chưa giải quyết xong.
Theo laodong
Điều khiển phương tiện thủy cá nhân phải có giấy phép Đó là kiến nghị của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín với Bộ GTVT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Theo đó, phương tiện thủy cá nhân (phương tiện nhỏ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân, gia đình) tham gia giao thông...