Tiếp tục bị tấn công, quân Assad giáng trả kẻ thù
Sau những tổn thất nặng nề mà quân đội Syria phải gánh chịu trong tuần vừa qua vì những cuộc tấn công liên tiếp, lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad lần này đã kịp đẩy lui một cuộc tấn công mới của kẻ thù vào khu vực gần thành phố Palmyra.
Quân Assad liên tiếp bị tấn công
Theo cổng thông tin Al-Masdar, lực lượng khủng bố đã tấn công vào một loạt thành trì của quân đội nằm dọc đường cao tốc nối giữa Al-Sukhnah và Deir ez-Zor.
Quân đội Syria với sự hậu thuẫn của Lực lượng Phòng thủ Quốc gia đã đẩy lùi cuộc tấn công do các chiến binh đến từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phát động nhằm vào khu vực phía đông bắc thành phố Palmyra (cách thủ đô Damascus 240km), cổng thông tin Al Masdar đưa tin.
Theo Al-Masdar, sau khi các chiến binh khủng bố tấn công vào những cứ điểm của quân đội ở dọc đường cao tốc nối giữa Al-Sukhnah và Deir ez-Zor, quân chính phủ đã chống trả, bảo vệ được các cứ điểm của họ đồng thời giáng trả, gây tổn thất cho lực lượng khủng bố cả về nhân lực và vũ khí. Các máy bay của Lực lượng Phòng không Syria đã hậu thuẫn cho lực lượng chiến đấu dưới mặt đất, tiến hành các cuộc không kích dồn dập nhằm vào ốc đảo Al-Shula ở sa mạc Syria – nơi đang nằm trong tay lực lượng khủng bố.
Lực lượng khủng bố thường xuyên phát động các cuộc tấn công nhằm vào những đoàn xe vận tải quân sự của chính quyền Syria nhằm cướp vũ khí, dầu mỏ và lương thực.
Cổng thông tin Al-Masdar cho hay, Chỉ huy Lực lượng Vũ trang Syria đã điều quân tiếp viện đến các khu vực phía đông của tỉnh Homs và Deir ez-Zor nhằm bảo vệ an toàn cho đường cao tốc nối giữa thủ đô Damascus và biên giới của Iraq.
Diễn biến trên diễn ra sau khi quân đội Syria liên tiếp bị tấn công và phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Cụ thể, kể từ ngày 16/1, quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã bị tấn công 16 lần ở vùng an toàn Idlib. Kết quả là, có đến 47 binh sĩ Syria bị thiệt mạng và 77 người khác bị thương trong các cuộc tấn công được phát động bởi lực lượng chiến binh. Ngoài ra, còn có 51 dân thường thiệt mạng và 166 người khác bị thương.
Video đang HOT
Được biết, lực lượng chiến binh thực hiện các cuộc tấn công nói trên đang sử dụng vũ khí thông thường và đạn được của các nước thành viên NATO.
Việc quân đội Syria liên tiếp bị tấn công từ tỉnh Idlib có nguy cơ làm thổi bùng cuộc xung đột ở đây sau khi các nước và các bên có liên quan đã mất rất nhiều thời gian và công sức để làm dịu căng thẳng ở chiến trường này.
Tỉnh phía bắc Idlib của Syria là thành trì lớn cuối cùng của phe nổi dậy và nơi đây từng đưa vào mục tiêu ưu tiên tấn công tiếp theo của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad nhằm thiết lập lại hoàn toàn quyền kiểm soát đất nước của Damascus. Tỉnh Idlib hồi năm ngoái từng được dự báo sẽ trở thành nơi chứng kiến cuộc quyết chiến “một mất, một còn” cuối cùng giữa quân đội Syria và phe nổi dậy.
Chính quyền của Tổng thống Assad đã giành lại được phần lớn khu vực lãnh thổ từng rơi vào tay phe nổi dậy trên khắp lãnh thổ Syria và Idlib là thành trì lớn cuối cùng của phe nổi dậy. Khoảng 70.000 chiến binh nổi dậy đang đóng tại tỉnh Idlib, trong đó có rất nhiều thành phần chạy từ các khu vực khác của Syria về nơi này sau khi thất bại trước quân chính phủ. Idlib cũng là nơi ở tạm của nhiều người mất nhà cửa trong chiến tranh và những người chạy từ các chiến trường ác liệt khác ở Syria về đây. Chính quyền của Tổng thống Assad từ lâu đã nhăm nhe phát động một chiến dịch tấn công mới nhằm giành lại khu vực lãnh thổ quan trọng cuối cùng này.
Kiệt Linh
Lý do cáo buộc Iran bắn rơi máy bay Ukraine khiến Trump âu sầu
Khi cáo buộc Iran bắn rơi máy bay Ukraine nổi lên, đã có những lời chỉ trích cho rằng, chính quyền Trump cũng phải chịu một phần trách nhiệm về thảm họa này vì quyết định không kích giết tướng Iran Soleimani đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực.
Việc Iran bắn rơi máy bay Ukraine có thể khiến ông Trump đối mặt thêm nhiều chỉ trích
Theo ABC News, Tổng thống Trump đang bước vào năm bầu cử với thông điệp mạnh mẽ rằng, ông đã tiêu diệt được 2 kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ chỉ trong vòng 2 tháng. Một là tướng Iran sừng sỏ, Qassem Soleimani - người được xem là người đàn ông quyền lực thứ 2 ở Iran.
Người còn lại là thủ lĩnh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Abu Bakr al-Baghdadi. Nhóm chiến dịch của ông Trump đã chạy hàng trăm quảng cáo bầu cử trên Facebook chúc mừng những thành tựu này của ông Trump.
Khác với tên trùm khủng bố Baghdadi, việc ám sát một viên tướng cấp cao, nhân vật chủ chốt của một chính phủ nước ngoài vốn luôn tự hào về sức mạnh quân sự đáng kể được cho là quyết định thực sự liều lĩnh.
Iran đã gọi vụ ám sát tướng Soleimani là "hành động chiến tranh" nhưng phản ứng của họ (cho đến nay) dường như chỉ mang tính biểu tượng.
Iran đã nã loạt tên lửa vào 2 căn cứ Iraq có lính Mỹ đồn trú vào lúc 1h20 sáng, cùng thời điểm tướng Soleimani bị giết 5 ngày trước đó. Tuy nhiên, cả 2 đợt tấn công đều không gây thương vong.
Iran đã báo trước cho Iraq về vụ tấn công và chắc chắn biết rằng Mỹ ngay lập tức cũng sẽ được cảnh báo. Có vẻ như Iran đã nhận thức được những nguy cơ tiềm tằng của việc phải chống lại một kẻ thù mạnh hơn họ nhiều dưới thời một tổng thống khó đoán như Trump nên đã không muốn đẩy căng thẳng với Mỹ leo thang đến mức không thể kiểm soát được nữa.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Mỹ và Iran giờ đây có vẻ như đã gây ra thương vong ngoài ý muốn. Tổng cộng có 176 người đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay chở khách của Ukraine bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Tehran vài giờ sau các vụ tấn công tên lửa của Iran vào căn cứ quân sự Iraq để trả thù Mỹ.
Hiện trường máy bay Ukraine rơi.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định, thông tin tình báo cho thấy chiếc máy bay Ukraine đã bị Iran bắn hạ. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết, họ cũng nhận được thông tin tình báo tương tự.
Iran đã sẵn sàng chiến tranh trong vài giờ sau khi phóng tên lửa vào các căn cứ Iraq và chắc chắn đã có sự chuẩn bị cho đòn đáp trả của Mỹ từ trên không.
Theo ABC News, các nhà phê bình sẽ sớm nêu trách nhiệm của chính ông Trump bởi quyết định không kích giết tướng Soleimani đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực.
Ngay cả trước cuộc họp báo của Thủ tướng Trudeau, ứng viên 37 tuổi của đảng Dân chủ Pete Buttigieg, người từng phục vụ cho quân đội Mỹ ở Afghanistan cũng đã lên tiếng ám chỉ Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch.
"Dân thường vô tội đã chết ở Trung Đông vì một chiến lược quân sự không cần thiết và không ai mong muốn", ông Buttigieg viết trên Twitter.
Theo danviet.vn
Nga, Israel phản ứng khẩn sau vụ Mỹ không kích giết chết tư lệnh Iran Moscow ngày 3/1 cảnh báo rằng việc Mỹ giết chết chỉ huy hàng đầu Iran Qasem Soleimani tại Iraq có thể kéo theo căng thẳng trên khắp Trung Đông. Việc giết chết Soleimani ... là một bước đi mạo hiểm sẽ làm gia tăng căng thẳng trên toàn khu vực", hãng thông tấn RIA Novosti và TASS dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga...