Tiếp thêm nguồn lực cho cán bộ nữ công
Trong một lần phát biểu với CB CNVCLĐ ngành dầu khí (DK), Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đánh giá cao phong trào nữ CNVCLĐ và chất lượng LĐ của ngành.
Tính đến nay, toàn ngành có 12.338 nữ, chiếm 18% tổng số LĐ; tỉ lệ nữ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới hơn 43%. Ban Nữ công CĐ các cấp như Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, PVFC, PVGas… có nhiều sáng tạo, vận động gây quỹ hỗ trợ chị em nữ có hoàn cảnh khó khăn. Để đạt được kết quả đó không thể không nói tới những phong trào và hoạt động do nữ công CĐDK tổ chức nhằm trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng hoạt động cho đội ngũ làm công tác nữ công.
Một trong những phong trào được CB nữ công toàn ngành nhiệt tình hưởng ứng là thi đua “Tập thể, CB nữ công xuất sắc”. Diễn ra hằng năm, phong trào đã thúc đẩy công tác nữ công và đội ngũ CB nữ công không ngừng đổi mới, xây dựng được điển hình CB nữ công ở cơ sở. Điều động viên và hấp dẫn đội ngũ CB nữ công chính là việc tuyên dương kịp thời những CB nữ công cơ sở xuất sắc kết hợp với sinh hoạt ngoại khoá. Gần đây nhất là việc khen thưởng 100 nữ CNVCLĐ giỏi việc nước, đảm việc nhà và tuyên dương CB nữ công xuất sắc nhiệm kỳ IV. Không dừng ở những tấm bằng khen, những phần thưởng, Ban Nữ công CĐDK còn tổ chức hành trình về nguồn và làm công tác từ thiện. Đứng trước đài tưởng niệm 10 nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, dâng hương tại thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, thăm làng Sen quê Bác… các chị đã không kìm được xúc động.
Bà Nghiêm Thuỳ Lan – Phó Chủ tịch CĐDKVN và bà Lương Thị Hồng Nhung – Phó trưởng ban Ban Nữ công CĐDKVN – cho biết, mỗi dịp tổ chức hành trình về nguồn và các sinh hoạt ngoại khóa đã phát hiện ra nhiều nhân tố có thể bồi dưỡng thành nòng cốt cho phong trào nữ công ở cơ sở hoặc toàn ngành. Còn với đội ngũ CB làm công tác nữ công, đây vừa là dịp để các chị thể hiện mình, trao đổi kinh nghiệm hoạt động vừa là dịp nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động. Đây chính là nguồn lực giúp các chị tận tâm với phong trào nữ. Hơn thế, nhiều chị tâm sự khi về cơ sở sẽ truyền lại tình cảm, những kiến thức thu được cho chị em của đơn vị với mong muốn tiếp thêm nghị lực, ý chí vươn lên cho nữ CNVCLĐ.
Có thể thấy, chính sự tạo điều kiện của chuyên môn và các cấp CĐ cũng như tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của Ban Nữ công CĐDK đã là động lực quan trọng, giúp mỗi CB nữ công hoàn thiện mình, đóng góp trí tuệ, công sức cho phong trào nữ CNVCLĐ.
Theo laodong
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ
Sáng 6.11, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ - TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật của tổ chức CĐVN trong tình hình mới.
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Hội nghị đã đánh giá cao những kết quả hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức CĐ qua 2 năm thực hiện nghị quyết nói trên, đồng thời cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật của tổ chức CĐ trong thời gian tới.
1.397 NLĐ được trở lại làm việc
Từ khi Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN ban hành Nghị quyết số 04/NQ - TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật (TVPL) của tổ chức CĐVN trong tình hình mới vào ngày 27.12.2010, công tác TVPL của CĐ thực sự trở thành công cụ, là hoạt động quan trọng để tổ chức CĐ thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và CNVCLĐ. Bởi vậy, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tính đến nay trong cả nước đã thành lập được 13 trung tâm, 36 văn phòng và 19 tổ TVPL trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố và CĐ ngành T.Ư. Các trung tâm, văn phòng TVPL của LĐLĐ các tỉnh, thành phố đã chú trọng công tác phát triển mở rộng mạng lưới, chỉ đạo, hướng dẫn các LĐLĐ huyện, quận, CĐ KCN - KCX thành lập được 572 tổ tư vấn với 2.628 cán bộ làm công tác TVPL, xây dựng lực lượng nòng cốt CN ưu tú tham gia làm công tác TVPL.
Theo bà Trần Thanh Hà - Trưởng phòng Quan hệ lao động, Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN - để hoạt động hiệu quả, 100% đơn vị đã thống nhất đầu mối quản lý văn phòng TVPL trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành T.Ư, CĐ TCty và có mối quan hệ phối hợp về chuyên môn với Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ tỉnh, thành phố. Nhìn chung số lượng vụ việc TVPL, trợ giúp pháp lý do các trung tâm, văn phòng TVPL thực hiện tăng nhanh trong 2 năm 2011 và 2012, các hình thức tư vấn pháp luật phong phú, đa dạng, trong đó hình thức TVPL lưu động được chú trọng và thực hiện thường xuyên, hiệu quả (tăng 9.822 vụ việc/năm). Số NLĐ và đoàn viên CĐ được TVPL và trợ giúp pháp lý tăng cao. Số các vụ việc đại diện, bảo vệ NLĐ trước tòa án, tham gia giải quyết tại tòa án năm sau cao hơn nhiều so với năm trước. Các trung tâm và văn phòng TVPL đã tư vấn được 74.717 vụ (tăng 13.500 vụ/năm so với trung bình của 5 năm 2005 đến 2010), với 178 người được TVPL (tăng 53.000 người/năm). Qua TVPL của hệ thống CĐ, đã có 1.397 NLĐ được nhận trở lại làm việc, 3.085 người được chi trợ cấp thôi việc, 5.940 người được nâng lương, 5.379 người được đòi nợ đóng BHXH, 919 người chịu hình thức kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, tổng số tiền bồi thường là trên 21 tỉ đồng. Kết quả TVPL đã tạo được niềm tin trong CNVCLĐ trong cả nước.
Hạn chế cần khắc phục
Ngoài kết quả đã đạt được, hội nghị cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục trong công tác TVPL CĐ những năm tới. Theo đánh giá của các đại biểu dự hội nghị, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ - TLĐ về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác TVPL của tổ chức CĐVN trong tình hình mới đã trải qua 2 năm, nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng định hướng về tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác theo dõi tham mưu, giúp việc về hoạt động TVPL, trợ giúp pháp lý tại cơ quan Tổng LĐLĐVN chưa kịp thời trong việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định 883/QĐ - TLĐ về công tác cơ cấu, tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng, nhiệm vụ của các cấp CĐ theo hướng phải quy định cụ thể, rõ ràng về biên chế, phụ cấp cán bộ chuyên trách của các trung tâm là 2 cán bộ và văn phòng TVPL là 1 cán bộ chưa kịp thời xây dựng văn bản hướng dẫn về công tác tài chính, nguồn kinh phí, biên chế, phụ cấp cho cán bộ làm công tác TVPL của các cấp CĐ một số LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành T.Ư chưa thực hiện tốt các quy định về thành lập trung tâm TVPL đa số cán bộ TVPL chưa đạt trình độ cử nhân luật, nên năng lực và chất lượng công tác TVPL còn hạn chế một số đơn vị chưa chú trọng đổi mới nội dung và phương pháp TVPL, chưa thu hút và hấp dẫn được NLĐ có nhu cầu TVPL công tác tham gia tố tụng, đại diện bảo vệ NLĐ tại tòa án chưa được chú trọng tại nhiều đơn vị...
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng:
Hoạt động CĐ hiện nay là ngoài phương pháp vận động, chúng ta phải nắm, hiểu luật pháp và tư vấn về luật pháp cho NLĐ để NLĐ, tổ chức CĐ và người sử dụng LĐ hoạt động đúng khuôn khổ của luật pháp. Cần phải xây dựng cho được quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ ở DN. Điều đó rất quan trọng, nó sẽ góp phần cho việc ổn định của từng nhà máy, từng đơn vị, từng xí nghiệp và góp phần cho đất nước chúng ta thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn sắp tới. Luật CĐ (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) có nhiều vấn đề quan trọng mà cán bộ làm công tác TVPL CĐ cần phải nắm rõ, làm sao để có nhiều đổi mới, đến được với NLĐ và góp phần làm cho hoạt động của tổ chức CĐ đạt hiệu quả cao nhất.
Theo laodong
CĐ GTVT Hà Nội: Bảo đảm chính sách cho người lao động Khó khăn về kinh tế, nguồn vốn xây dựng giảm đã khiến ngành giao thông vận tải (GTVT) gặp nhiều biến động. CNLĐ ngành GTVT Hà Nội yên tâm làm việc khi CĐ đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Trong khó khăn, Công đoàn (CĐ) GTVT Hà Nội đã nhanh chóng thích nghi, phát huy truyền thống của ngành...