Tiếp thêm ngọn lửa tri thức ở Trường Sa
Tiêp tuc đông hanh cung Quy Vư A Dinh trong chuôi chương trinh “Vi hoc sinh Trương Sa thân yêu”, Quỹ công đông ngươi dung Internet Viêt Nam ( VNIF) trực thuộc Công ty Cổ phần VNG phat đông chương trinh “Môi ngươi môt cuôn sach” lần thứ hai.
Diễn ra từ nay đến hết ngày 22-5-2014, Chương trinh “Môi ngươi môt cuôn sach” lân 2 phát động vơi mong muôn kêu goi sư chung tay đong gop sach cua tât ca moi ngươi trên khăp miên Tô quôc. Không chi đê lâp đây khoang trông nơi tu sach cua cac em hoc sinh nơi Trương Sa, môi cuôn sach con mang y nghia tiêp thêm ngon lưa tri thưc va la tâm long ma đât liên gưi đên vơi hai đao.
Toan bô nhưng cuôn sach quyên gop se đươc trao tăng đên Trương Sa vao đâu thang 6-2014. Nhưng ca nhân/ tâp thê muôn gưi tăng sach co thê gưi vê đia chi: Công ty Cô phân VNG (lâu 13, tòa nhà 182 Lê Đai Hanh, P.15, Q.11, TP. HCM) tư thư 2 đên thư 6 môi tuân.
Tiếp nối chặng đường đầy tâm huyết vì học sinh Trường Sa mà VNIF va VNG đã, đang và sẽ theo đuổi, “Mỗi người một cuốn sách” lần 2 chính thức được khởi động với sự chia sẻ của ba Trương My Hoa – nguyên Pho Chu tich nươc, hiện là Chu tich Quy Vư A Dinh: “Môi ngươi môt cuôn sach la môt chương trinh thiêt thưc va co nhiêu y nghia đôi vơi công đông noi chung va cac em hoc sinh Trương Sa noi riêng. Tôi hy vong se co nhiêu ca nhân, tâp thê hương ưng va tham gia chương trinh nay”.
Noi vê y nghia chương trinh, ba Đoan Đô Ngoc Thi (Giam đôc điêu hanh Quy VNIF) phat biêu: “VNIF luôn chu trong va đâu tư viêc phat triên giao duc. Viêc giao duc tai Trương Sa luôn găp nhiêu kho khăn bơi sư thiêu thôn điêu kiên vât chât, sach vơ. Hiêu đươc điêu ây VNIF luôn dốc sức mình với những hoạt động thiết thực và ý nghĩa, mà “Mỗi người một cuốn sách” là một ví dụ điển hình.
“Tôi hy vong moi ngươi se cung đông hanh vơi chương trinh. Mục tiêu trước mắt là quyên gop hơn 2.500 cuôn sach vơi cac thê loai như: sach giao khoa, sach truyên thiêu nhi, sach tâp tô… tạo thư viện cho quân và dân, đặc biệt là cac em hoc sinh Trường Sa”- bà Đoan Đô Ngoc Thi nói.
“Môi ngươi môt cuôn sach” lân 2 la chương trinh Vi Trương Sa đâu tiên ma VNIF thưc hiên trong năm 2014. Tiêp nôi thanh công cua chương trinh đâu tiên đươc tô chưc vao thang 10-2012, đây là chương trình thư hai VNG thưc hiên đê kêu goi sư ung hô cua công đông quyên gop nhưng cuôn sach trao tăng cac em hoc sinh tai Trương Sa.
Theo ANTD
Video đang HOT
Vừa nói vừa đệm tiếng Anh, liệu có "đẳng cấp" và "sành điệu"?
Những người xung quanh sẽ nhìn bạn với ánh mắt ngưỡng mộ hay khó chịu khi trong câu nói của bạn lúc nào cũng thêm thắt một vài từ tiếng Anh... để chứng tỏ mình "sang" và "thời thượng"???
Ảnh minh họa
Ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi có trình độ dân trí cao. Không quá khó để bắt gặp một chị lao công cũng dùng "Ok", "Yes/No" đệm vào những câu nói, giới tri thức - sinh viên với những câu từ: "Sorry, hết money nên tối nay không overnight được you ạ!" và nhân viên văn phòng: "Anh sure nhưng mà content cần add một số vấn đề nữa..." (trong một cuộc họp nhóm trao đổi công việc).
Bên cạnh việc sử dụng ngoại ngữ như một công cụ hữu ích và không thể thiếu trong công việc, học tập... đã xuất hiện không ít những mặt trái - sính ngoại ngữ, lạm dụng ngoại ngữ ngày càng phổ biến và thực sự là một "căn bệnh" đang lây lan, phát triển mạnh mẽ trong giới văn phòng, sinh viên, học sinh cấp 1, cấp 2. Và vấn đề giữ gìn và phát triển sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt chưa bao giờ là câu chuyện cũ.
Chúng tôi đã có dịp trao đổi vấn đề này với PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).
PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và phát triển,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thưa PGS.TS Phạm Ngọc Trung, ông đánh giá như thế nào về việc dùng ngoại ngữ hiện nay ở nước ta, đặc biệt là trong giới trẻ - các bạn học sinh, sinh viên và những người đang đi làm?
Ngoại ngữ ngày càng được dùng phổ biến trong xã hội, nhất là một số ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp do những vai trò và ý nghĩa đặc thù của nó.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng và không ngừng phát triển. Ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng trong tình hình mới - Đảng và Nhà nước ta tiến hành sự nghiệp Đổi mới. Đây là một phương tiện để khai thác thông tin nhiều hơn - ở nhiều kênh và nhiều quốc gia, mở rộng tầm ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các cơ quan trong nước và nước ngoài. Như trong quan hệ đối ngoại, nếu biết ngoại ngữ, có thể nắm bắt được quan điểm, tình hình của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới; các vấn đề mà nhân loại đang quan tâm để xác định được nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của đất nước. Nếu chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt thì chúng ta sẽ không hội nhập được với các nước trong khu vực và trên thế giới, rơi vào tình trạng bị cô lập và chia tách với bên ngoài.
Đơn giản như người nông dân, khi biết ngoại ngữ họ có thể tìm hiểu tình hình thị trường nông sản nước ngoài và xuất khẩu các sản phẩm của mình đến đó, tránh các hiện tượng bị ép giá, lỗ vốn do không tiêu thụ được nông sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực mà ngoại ngữ mang lại cho người dùng đã xuất hiện không ít những mặt trái - sính ngoại ngữ, sử dụng tiếng lóng, tiếng bồi, lạm dụng ngoại ngữ trên một số trang tin và diễn đàn gây nên sự phản cảm và ức chế cho người nghe.
Một số từ tiếng Anh như: yes, no, ok, thank you, sorry, check, restart, sure, view... trở thành câu cửa miệng của nhiều người, đặc biệt là trong giới tri thức - sinh viên, viên chức nhà nước, nhân viên văn phòng. Có người cho rằng như vậy là khoe ngoại ngữ để chứng tỏ mình biết, mình giỏi ngoại ngữ; số khác cho rằng dùng tiếng Anh thay thế tiếng Việt để bớt dài dòng trong câu chữ và để luyện tập tiếng Anh hàng ngày...
Các bạn trẻ thế hệ 9X, 10X có cách nói chuyện, nhắn tin theo kiểu "công nghiệp" (mọi thứ đều phải nhanh chóng, ngay lập tức). Sử dụng chữ viết tắt, các ký tự, ngôn từ quá hiện đại, pha trộn "nửa Ta nửa Tây" không đúng với ngôn ngữ, cách giao tiếp truyền thống làm người nhận tin không thể hiểu nội dung tin nhắn.
- Những trường hợp nào thì nên dùng và có thể dùng ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ 2 của mình mà vẫn tránh được sự lạm dụng nó, thưa ông?
Ngôn ngữ Việt Nam sử dụng đại từ nhân xưng rất phức tạp, phân biệt rõ theo từng ngôi thứ. Trong khi đó, sử dụng tiếng nước ngoài - như tiếng Anh lại dễ dàng hơn, làm xóa nhòa ranh giới trong giao tiếp và tạo sự tế nhị, uyển chuyển, linh hoạt của ngôn từ.
Tuy nhiên, sử dụng ngoại ngữ đúng lúc, đúng chỗ, đúng người thì giá trị của ngoại ngữ mới được phát huy.
Trong một số bài nghiên cứu khoa học, khi một từ tiếng Việt không thể miêu tả hết nội dung, ý nghĩa mà người viết muốn đề cập thì sử dụng tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Trung, Nga...) để thay thế và có chú thích đi kèm bởi nó đã được quốc tế hóa là một cách làm vẫn được. Những trường hợp như vậy, người viết không phải sính ngoại ngữ, khoe ngoại ngữ. Họ là những nhà khoa học, hiểu ngoại ngữ và biết cách dùng ngoại ngữ đúng lúc, đúng chỗ. Do đó, không gây ra sự khó chịu cho người đọc.
Trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình và các loại hình báo chí khác, biên tập viên, phóng viên, người dẫn chương trình cần giỏi ngoại ngữ và biết dùng ngoại ngữ, có ý thức sử dụng ngoại ngữ một cách cẩn thận. Không biết ngoại ngữ hay kém ngoại ngữ, phát âm tiếng bồi thì rất phản cảm, người dân không hiểu và bị "dị ứng". Điều này cần hết sức tránh.
Trên giảng đường đại học, các thầy cô đôi khi vẫn sử dụng một số thuật ngữ tiếng nước ngoài, mục đích là để sinh viên dần tiếp cận với khoa học.
Những sinh viên đang học ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên để hình thành thói quen, giúp rèn luyện cách phát âm và các kỹ năng khác một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tránh việc khoe ngoại ngữ thường có ở những người mới học. Nếu trong một nhóm bạn cùng thảo luận về một vấn đề cụ thể và không phải tất cả đều biết ngoại ngữ, giỏi ngoại ngữ thì không nên sử dụng ngoại ngữ, làm người nghe không hiểu nghĩa của nó. Hay khi về quê, nói chuyện với người thân, bạn bè, hàng xóm - những người chỉ sử dụng thuần túy tiếng Việt, nếu dùng những từ ngoại ngữ phức tạp sẽ làm người nghe không hiểu, khó chịu và mang lại nhiều hệ quả xấu hơn.
Trong môi trường học tập, làm việc tại các dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, sân bay, hải cảng... nơi có nhiều khách nước ngoài, biết sử dụng ngoại ngữ là điều rất tốt, giúp trao đổi thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Như vậy, hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế cũng tốt hơn.
- Thưa ông, trong quá trình hội nhập, dưới sự giao lưu ngôn ngữ, giao lưu văn hóa cần phải làm gì để giữ gìn sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt mà vẫn phát triển ngoại ngữ?
Trong dân gian, sử dụng tiếng Việt cũng chia thành 2 giai tầng: những người chữ nghĩa và người ăn nói tục tĩu. Ngày nay, những từ không đẹp, những tiếng, những câu nói tục, chửi thề phải hết sức tránh.
Bên cạnh đó, chúng ta không chỉ chú trọng vào sử dụng, bảo tồn tiếng Việt mà cần phải phát triển nó. Ngôn ngữ nói cần tinh giản, gọn gàng, chính xác, thông tin kịp thời, tránh dài dòng. Làm sao nói tốt mà vẫn giữ được sự trong sáng, đẹp đẽ của tiếng Việt.
Hệ thống giáo trình, sách giáo khoa phải bài bản để truyền đạt cho các em những nét đẹp của tiếng mẹ đẻ, rèn cách phát âm chuẩn để hình thành nên tình yêu tiếng Việt cho lớp người trẻ.
Bên cạnh đó, môi trường giáo dục với các thầy cô giáo sử dụng tiếng Việt chuẩn. Nâng cao ý thức sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, giữa các học sinh với nhau, các thầy các cô và giữa thầy với trò.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh... trình độ ngoại ngữ của người dân được nâng lên rõ rệt nhưng theo cách tự nhiên (qua giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày). Cần mở lớp bồi dưỡng, đào tạo ngoại ngữ qua các tổ chức đoàn thể, hiệp hội để người dân biết cách giao tiếp chuẩn mực, tránh đi sự phản cảm, lạm dụng.
Theo ANTD
Học trò vùng cao và nỗi ám ảnh lấy chồng sớm Nỗi ám ảnh phải bỏ học đề về nhà lấy vợ, lấy chồng vẫn đeo đuổi những cô bé, cậu bé học trò ở vùng hồ Ba Bể. Niềm lo sợ nhiều khi chen vào niềm hy vọng được tiếp tục học hành còn đang lấp lánh trong đôi mắt thơ ngây. Tại trường THCS Nam Mẫu, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể...