Tiếp thêm động lực cho châu Phi trong cuộc chiến chống COVID-19
Ngày 8/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã và đang thúc đẩy việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi thông qua cơ chế COVAX, cũng như hỗ trợ và mua trực tiếp vaccine từ các nhà sản xuất, từ đó tiếp thêm động lực cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại Lục địa đen.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Abuja, Nigeria. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Giám đốc WHO khu vực châu Phi, Matshidiso Moeti, những tiến bộ quan trọng đạt được trong hoạt động phân phối vaccine cho châu Phi sẽ giúp thúc đẩy nỗ lực nhằm kiềm chế làn sóng lây nhiễm thứ ba đang tràn khắp châu lục này.
Trong một tuyên bố, bà Moeti nêu rõ: “Với các đợt giao vaccine ngừa COVID-19 với số lượng lớn hơn nhiều dự kiến vào tháng 7 và tháng 8 tới, giờ là lúc các nước châu Phi phải chuẩn bị kỹ nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm chủng”. Theo bà Moeti, chính phủ và các đối tác châu Phi nên mở thêm các điểm tiêm chủng, cải thiện khả năng bảo quản vaccine và triển khai các chiến dịch nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về việc tiêm chủng.
Bà cho biết hơn 1,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được bàn giao cho châu Phi trong 2 tuần qua thông qua cơ chế COVAX, trong khi hơn 20 triệu liều vaccine của hãng Jonhson&Johnson và của hãng Pfizer/BioNTech sẽ sớm tới châu lục này. Bên cạnh đó, một lượng đáng kể vaccine ngừa COVID-19 mà một số nước châu Âu viện trợ, sẽ tới châu lục này trong những tuần tới.
Như vậy, đến nay, 66 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được chuyển tới châu Phi, trong đó có 40 triệu liều được mua thông qua các thỏa thuận song phương, 25 triệu liều thông qua cơ chế COVAX và 800.000 liều được Nhóm đặc nhiệm mua sắm vaccine COVID-19 của Liên minh châu Phi (AU) hỗ trợ. Đến nay, 16 triệu người (chiếm 2% dân số châu Phi) đã được tiêm phòng đầy đủ. Dự kiến đến cuối năm 2021, châu Phi sẽ tiếp nhận tổng cộng 520 triệu liều vaccine nhờ hoạt động chuyển giao sẽ tăng tốc từ tháng 9 sau thời gian đình trệ do thiếu nguồn cung từ Ấn Độ. Con số này giảm so với mục tiêu ban đầu 720 triệu liều mà liên minh vaccine GAVI đã đặt ra.
Trong khi đó, điều phối viên chương trình tiêm chủng và phát triển vaccine của WHO tại châu Phi, ông Richard Mihigo cho biết việc tăng cường cung cấp vaccine cho lục địa này sẽ thúc đẩy nỗ lực kiểm soát các biến thể của virus SARS-CoV-2, vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng số ca mắc hiện nay ở châu Phi.
Tổng thống V.Putin bác cáo buộc Nga tấn công mạng nhằm vào Mỹ
Tổng thống Nga Vladimiur Putin đã bác bỏ những cáo buộc "lố bịch" rằng Nga đã đứng sau các cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ. Phản bác này được ông Putin đưa ra khi trả lời phỏng vấn của đài NBC News ngày 14/6 trước thềm cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Geneva (Thụy Sĩ).
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một cuộc họp ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước câu hỏi liệu Nga có đang tiến hành "cuộc chiến tranh mạng" chống Mỹ hay không, Tổng thống Putin đã phản bác với lập luận rằng đó là các cáo buộc vô căn cứ và lâu nay, Nga luôn bị cáo buộc một cách "lố bịch" về can thiệp bầu cử, tấn công mạng... Liên quan đến việc trao đổi tù nhân, Tổng thống Putin để ngỏ khả năng này với Mỹ.
Trước đó, ngày 13/6, hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Putin cho biết ông kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Mỹ Biden sẽ giúp thiết lập đối thoại giữa hai nước và khôi phục các mối liên hệ giữa hai nhà lãnh đạo.
Dự kiến, hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 16/6 tới. Theo Điện Kremlin, trọng tâm của cuộc gặp sẽ là triển vọng quan hệ song phương, các vấn đề ổn định chiến lược và những vấn đề toàn cầu cấp thiết, trong đó có cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và cách thức giải quyết các cuộc xung đột trong khu vực. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1 vừa qua.
Lộ trình và cách thức Mỹ viện trợ 500 triệu liều vaccine COVID-19 cho các nước Tổng thống Joe Biden sẽ đưa ra thông báo chính thức về kế hoạch mua 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 để cung cấp cho các nước ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) tại Anh ngày 10/6. Vaccine COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thông báo của Nhà Trắng, Mỹ sẽ viện trợ...