Tiếp tay cho “đầu nậu” TQ tận diệt khoáng sản
Với giá thu mua cao hơn thị trường nội địa, doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm mọi cách “ngốn” tài nguyên khoáng sản của Việt Nam. Trong khi đó cơ quan quản lý lại chỉ biết bất lực đứng nhìn.
Thậm chí, các chủ hàng là người Trung Quốc còn trực tiếp vào nội địa Việt Nam để khảo sát các mỏ, điểm mỏ, đầu tư tiền vốn, máy móc, công nghệ cho một số DN Việt Nam khái thác khoáng sản để bán lại cho Trung Quốc.
Xuất lậu qua mọi cung đường
Đại tá Hoàng Văn Trực, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) cho biết, trên tuyến đường bộ hoạt động xuất lậu qua Trung Quốc chủ yếu là quặng thô như sắt, mangan, chì, thiếc, kẽm… thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Nguồn quặng từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ như Hòa Bình, Phú Thọ, yên Bái, lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…được các chủ đầu nậu dùng bộ hồ sơ vận chuyển, mua bán nội địa để vận chuyển bằng ô tô và tàu hỏa tập kết tại khu vực gần đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới sau đó tìm cách thẩm lậu sang Trung Quốc.
Tại các cảng đường thủy nội địa và trên tuyến đường biển nổi lên hoạt động buôn lậu các loại quặng titan, sắt, crom…thuộc các tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình, hải Dương, Nam Định và các cảng biển từ Thái Bình vào đến Nghệ An; buôn lậu titan diễn ra tại các cảng biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo Đại tá Trực, thời gian qua nổi lên 3 loại DN hoạt động khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản: Thứ nhất là DN được Bộ TN-MT cấp phép khai thác nhưng không đầu tư nhà máy chế biến khoáng sản mà tìm cách bán quặng thô để thu lợi. Thứ hai là DN mua khoáng sản từ các doanh nghiệp được cấp phép khai thác để xuất lậu sang trung Quốc. “Đây là DN có quan hệ trực tiếp với “ông chủ” người Trung Quốc, hầu hết nguồn tiền của DN dạng này là do chủ hàng người Trung Quốc cấp” địa tá Trực cho biết. Thứ ba là DN vận tải trực tiếp thực hiện hành vi xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Lực lượng Hải Quan bắt giữ buôn lậu than (Ảnh: báo Hải Quan)
Gần đây, Cục Cảnh sát kinh tế đã phát hiện các chủ hàng Trung Quốc trực tiếp sang Việt Nam để khảo sát các mỏ, điểm mỏ, đầu tư tiền vốn, máy móc, công nghệ cho một số DN Việt Nam xin giấy phép khai thác mỏ, đầu tư máy móc, thiết bị khai thác và mua khoáng sản thô từ các mỏ tại Bình Định, Bình Thuận…
Sai phạm từ hoạt động khai thác tới quản lý
Hầu hết các DN khi làm thủ tục xin cấp phép khai thác khoáng sản đều cam kết sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, hoặc cam kết khoáng sản thô khai thác được sẽ chỉ dùng phục vụ cho các nhà máy chế biến sâu trong tỉnh. Nhưng sau khi được cấp phép khai thác, DN lại không đầu tư xây dựng nhà máy chế biến theo cam kết, không bán khoáng sản thô đã khai thác cho các nhà máy chế biến sâu trong tỉnh mà bán cho các DN khác (thực chất là chủ đầu nậu) để xuất lậu sang Trung Quốc.
Toàn quốc hiện có hàng trăm giấy phép khai thác khoáng sản titan được cấp cho các DN nhưng chỉ có 3 nhà máy chế biến sâu tại Hà Tĩnh, Bình Định và Bình Thuận. Tuy nhiên đây cũng là địa phương trọng điểm diễn ra hoạt động buôn lâu khoáng sản titan sang Trung Quốc.
“Tình trạng này diễn ra rất phổ biến, công khai trong một thời gian dài nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương không giải quyết triệt để nên tình hình buôn lậu khoáng sản thô diễn ra ngày càng phức tạp” đại tá Trực nói.
Ông Nguyễn Hồng Long, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành IV cũng nhận định: công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản còn nhiều bất cập, đặc biệt về việc kiểm soát sản lượng khai thác thực tế của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp.
Sai phạm còn thể hiện ngay trong hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản tại các doanh. Theo ông Long, tại nhiều doanh nghiệp, khai thác tài nguyên, khoáng sản luôn trong xu thế “miếng nạc” được quan tâm khai thác trước, những phần “xương” để lại hoặc không khai thác tận thu.
Có những đơn vị dùng hết phần tài nguyên thuận lợi quay sang “mót” lại chính những phần trước kia do chính mình bỏ lại. “Tình trạng chế biến, kinh doanh xuất khẩu tài nguyên thô vẫn diễn ra phổ biến tại các dơn vị, như vậy doanh nghiệp vừa không tạo thêm được giá trị gia tăng mà còn mất lợi thế trong tương lai do tự làm cạn kiệt nguồn lực” ông Long cho biết.
Thống kê chỉ từ tháng 3 tới tháng 5/2011, Cục Cảnh sát kinh tế phát hiện, bắt giữ 3 tàu vận chuyển quặng titan tại cảng Cát Lở (Bà Rịa Vũng Tàu) tịch thu hơn 6.000 tấn quặng titan không rõ nguồn gốc trị giá khoảng 50 tỷ đồng. Trước đó, cơ quan này cũng đã phá chuyên án điều tra vụ buôn lậu 70.000 tấn quặng titan tại cảng Quy Nhơn do Lê Văn Chiên (nguyên cán bộ Cục Hải Quan Bình Định cầm đầu)… Từ năm 2009 đến nay, Công an Quảng Ninh đã phát hiện, điều tra gần 1.400 vụ buôn bán vận chuyển than trái phép, thu giữ hơn 233.400 tấn than các loại trị giá 92 tỷ đồng.
Theo 24h
Xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc
Hôm qua 15.11, các đại biểu tham dự hội thảo "Tổ chức kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản" đã nêu lên một loạt các bất cập, sai phạm trong lĩnh vực khai khoáng ở nước ta.
Cơ quan chức năng đang san lấp các hầm khai thác thiếc trái phép ở Lạc Dương, Lâm Đồng - Ảnh: Gia Bình
Hội thảo do Kiểm toán Nhà nước và Hội Kế toán công chứng Australia tổ chức.
Đại tá, PGS-TS Hoàng Văn Trực, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), cho biết tình trạng xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc (TQ) đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Sau khi mua được khoáng sản, các đầu nậu dùng bộ hồ sơ mua bán với doanh nghiệp (DN) các tỉnh phía bắc, chủ yếu là Quảng Ninh, Hải Phòng để khai báo với cơ quan chức năng địa phương nhưng thực chất họ không vận chuyển khoáng sản ra Quảng Ninh, Hải Phòng mà xuất lậu thẳng sang TQ. Tình trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi.
Theo ông Trực, thời gian qua nổi lên 3 dạng DN liên quan đến hoạt động khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản. Dạng thứ nhất là những DN được Bộ TN-MT và UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhưng không đầu tư nhà máy chế biến khoáng sản mà tìm cách bán quặng thô để thu lợi nhuận. Dạng thứ hai là các DN mua khoáng sản từ các DN được cấp giấy phép khai thác để xuất lậu sang TQ. Đây là các DN có quan hệ trực tiếp với các "ông chủ" người TQ. Hầu hết nguồn tiền của các DN dạng này là của các chủ hàng người TQ. Dạng thứ ba là DN vận tải, trực tiếp thực hiện hành vi xuất lậu khoáng sản sang TQ.
Hoạt động buôn lậu khoáng sản trên tuyến đường bộ nổi lên là xuất lậu quặng thô như sắt, mangan, chì, thiếc, kẽm... qua TQ thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Nguồn quặng từ các tỉnh phía bắc và bắc Trung bộ được các chủ đầu nậu dùng bộ hồ sơ vận chuyển, mua bán nội địa để vận chuyển bằng ô tô và tàu hỏa tập kết tại khu vực gần đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới, sau đó tìm cách thẩm lậu sang TQ. Tại các cảng đường thủy nội địa và trên tuyến đường biển nổi lên hoạt động buôn lậu các loại quặng titan, sắt, crom...; buôn lậu titan diễn ra tại các cảng biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhiều nơi cấp phép sai
Theo ông Lê Thế Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Thanh tra Chính phủ), tại nhiều nơi vẫn đang diễn ra tình trạng cấp phép khai thác tận thu khoáng sản sai quy hoạch, không đảm bảo trình tự thủ tục, không đúng với vị trí được giao tận thu; cấp phép khoáng sản không có sự thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định năng lực đầu tư theo quy định; cấp phép trong vùng khoanh định, khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; cấp phép tại các khu vực chưa có quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản khi chưa được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ này có địa phương chiếm khá lớn từ 1/4 đến 1/2 số lượng giấy phép khai thác được cấp. Một số địa phương cho phép đầu tư nhiều dự án chế biến hoặc chế biến sâu khoáng sản chưa có trong quy hoạch mà không có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cũng như của các bộ có liên quan...
Ông Chiến nhấn mạnh, vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, biên giới mỏ là dạng sai phạm chiếm tỷ lệ tương đối cao, có địa phương trên 60% số mỏ được cấp phép chưa hoàn thành thủ tục thuê đất, nhưng vẫn khai thác khoáng sản. Một số tỉnh có hiện tượng chiếm dụng đất rừng cho hoạt động khai thác khoáng sản (mỏ than Đồng Rì chiếm dụng 1.343 ha, mỏ vàng Bồng Miêu, mỏ vàng Phước Sơn chiếm dụng tổng cộng 302,3 ha...) trong khi một số khu vực khai thác khoáng sản của các DN tại một số địa phương nằm trong diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất nhưng chưa kịp thời làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo quy định.
Theo TNO
Côn đồ hăm dọa khi dân đòi bồi thường Một số nhà dân tại xã Nghĩa Phương (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) bị nứt do Cty CP khoáng sản Quảng Ngãi nổ mìn phá đá. Dân yêu cầu bồi thường thì bị giang hồ dùng mã tấu hăm dọa đòi chém. Anh Phạm Mác, người dân thôn Năng Tây 3 (Nghĩa Phương) cho biết: Mấy ngày trước, dân trong thôn bức xúc...