Tiếp sức người về quê trên đỉnh đèo Hải Vân
“15h có đoàn 200 người”, sau tin nhắn của Trương Vĩnh Phúc, cả nhóm bật dậy hối hả chuẩn bị suất ăn và xăng xe, lên đèo Hải Vân lần thứ hai, ngày 3/10.
Những tin nhắn điều động bất ngờ kiểu này đã quen thuộc với nhóm của anh Phúc khoảng một tuần nay khi những đoàn người về quê bằng xe máy lại xuất hiện. “Những người bây giờ mới trở về đều có dáng vẻ khắc khổ, tiều tụy”, ông chủ 48 tuổi của doanh nghiệp xã hội Phúc Vạn Phúc nói.
Người về quê đang dừng chân và được nhóm anh Phúc hỗ trợ trên đỉnh đèo Hải Vân ngày 28/9. Ảnh: Phúc Vạn Phúc.
Hôm 26/9, biết có đoàn người đang trên đường ra Bắc, dừng chân trên đỉnh đèo Hải Vân, anh Phúc quyết định mang chút thức ăn lên tiếp sức cho họ.
Từ trung tâm Đà Nẵng lên đỉnh đèo mất gần 30 phút. Sợ đoàn người rời đi trước, anh gọi cho một thành viên trong nhóm thiện nguyện của mình sống ở chân đèo mang nước, sữa và xăng lên trước để giữ chân họ.
Trên khoảng đất trống của đỉnh đèo, những chiếc bánh mỳ kẹp thịt được bày ra trên bàn để mọi người đến lấy, trong khi nhóm của anh Phúc chia nhau rót xăng từ những can lớn vào đầy bình xe máy hay chai, can mà họ mang theo.
Đoàn đầu tiên có 50 người dân tộc thiểu số, chỉ một người thạo tiếng Kinh. Họ đi làm thuê ở Bình Phước, đã cố trụ lại sau mấy tháng thất nghiệp, giờ không thể tiếp tục nên tìm đường về quê Nghệ An.
“Thương nhất là những bé con nít cũng theo ba mẹ trên những chiếc xe không thể nào cũ hơn, bất chấp nguy hiểm để hồi hương”, anh Phúc nói.
Video đang HOT
Người dân chiết xăng trong những can lớn do nhóm anh Phúc hỗ trợ ra những chiếc chai nhựa mang theo, đêm 2/10. Ảnh: Phúc Vạn Phúc.
Từ hôm đó, nhóm của anh Phúc bắt đầu kết nối với các chốt kiểm soát dịch ở Đà Nẵng để chuẩn bị đồ tiếp tế. Tuy vậy, thời gian từ khi được báo tin, chuẩn bị, di chuyển lên đến đỉnh đèo mất ít nhất 45 phút nên không ít lần khi nhóm lên tới nơi, đoàn người đã đi mất.
Bình thường, nhóm chỉ tiếp sức người về quê trên đỉnh đèo khoảng 30 phút rồi rời đi. Nhưng có những đoàn đi vào ban đêm, thấy có nhiều em bé và phụ nữ mang thai nên nhóm chủ động dẫn đường họ vượt đèo an toàn, đến địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế mới quay lại.
Mấy hôm nay, anh Đoàn Nhật Tiến, 41 tuổi, một thành viên của nhóm đã kết nối với cán bộ trực các chốt ở Quảng Nam để nắm thông tin sớm hơn, có thêm thời gian chuẩn bị thức ăn, mang lên đèo chờ sẵn.
Ông Nguyễn Văn Hùng, trưởng chốt kiểm soát dịch huyện Núi Thành, Quảng Nam, cho biết mấy tháng trước các tỉnh phía Nam thực hiện chỉ thị 16, tình trạng người dân rời địa phương không nhiều. Tuy nhiên, đến giữa tháng 9, một số tỉnh như Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu… nới lỏng giãn cách, dòng người hồi hương từ miền Nam ra bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.
Chiều 2/10, anh Phúc nhận được tin nhắn từ chốt Quảng Nam báo tin có một đoàn 280 người đang dừng ở địa phận tỉnh này để khai báo y tế. Dự kiến, 3h sáng, đoàn sẽ có mặt ở đỉnh đèo Hải Vân. Anh Phúc lập tức nhờ một bếp ăn thiện nguyện nấu súp nóng để tặng đoàn lót dạ. Trước đó, sữa cho trẻ em và nước suối luôn được nhóm mua, sẵn sàng tiếp tế bất cứ lúc nào.
Đêm đó lên đỉnh đèo cả nhóm mới phát hiện ở đó không có ánh sáng, khoảng đất trống cũng không đủ chỗ cho 280 người, trong khi vẫn còn nhiều xe container di chuyển qua đèo, rất nguy hiểm. Anh Phúc quyết định chuyển sang đón họ ở bên kia đèo, thuộc khu vực trạm kiểm soát dịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đoàn người mắc mưa trên đường đi nên đã đuối sức, gần sáng mới tới nơi. Hơn một nửa bị tụt lại phía sau.
Những em nhỏ được tiếp sức bằng sữa tươi, chiều 3/10. Ảnh: Phúc Vạn Phúc.
Dù biết là “ngớ ngẩn”, nhưng anh Phúc thường hỏi thăm những người về quê “Tại sao anh, chị lại quyết định về vào lúc này?”. Hầu hết những câu trả lời anh nhận lại đều giống nhau “Chúng tôi không còn tiền, không thể ở lại được nữa”.
Anh Phúc không nhớ những ngày qua đã hỗ trợ được bao nhiêu đoàn. Có những ngày họ phải lên đèo ba lần.Nhưng anh vẫn thấy sự hỗ trợ của nhóm với bà con “không thấm vào đâu” vì chặng đường phía trước còn quá dài, nhiều người phải về tận Lũng Cú, Hà Giang.
“Đường còn dài, tôi mong hành trình của họ sẽ có thêm nhiều tấm lòng khác tiếp sức”, anh Phúc chia sẻ.
Sở Công thương TP.HCM đề xuất các quận, huyện hỗ trợ triển khai 'đi chợ hộ' qua app
Nhằm kịp thời bổ sung nguồn hàng, thực phẩm thiết yếu kịp đến tay người dân, Sở Công thương TP.HCM đề nghị UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức hỗ trợ triển khai mô hình "đi chợ hộ" của Shopee, Tiki, Be, Sendo, Grab.
Sở Công thương TP.HCM đề xuất các quận, huyện hỗ trợ triển khai đi chợ hộ qua app - Ảnh: Q.ĐỊNH
Ngày 31-8, Sở Công thương TP.HCM đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức về việc hỗ trợ triển khai mô hình "đi chợ hộ" thông qua nền tảng ứng dụng trực tuyến.
Cơ quan này cho biết vừa qua nhận được đề xuất hỗ trợ miễn phí sử dụng nền tảng công nghệ sẵn có và bổ sung lực lượng giao hàng từ các doanh nghiệp giao hàng công nghệ và sàn thương mại điện tử.
Do đó, nhằm kịp thời bổ sung nguồn hàng, thực phẩm thiết yếu kịp đến tay người dân, Sở Công thương TP đề nghị UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức nghiên cứu, xem xét mô hình phù hợp để lựa chọn kênh bổ trợ bán hàng và các kênh mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử lớn, doanh nghiệp giao hàng công nghệ như Shopee, Tiki, Be, Sendo, Grab.
Sở đề nghị phổ biến các mô hình "đi chợ hộ" thông qua nền tảng ứng dụng trực tuyến đến các phường, xã, thị trấn, các hệ thống phân phối trên địa bàn để triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ kênh cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân địa phương, để gia tăng các điểm bán cung ứng hàng hóa cho người dân.
Trước đó, Be Group, Grab cũng đã đề xuất Sở Công thương TP.HCM việc cùng hỗ trợ tham gia chương trình "đi chợ hộ" bằng cách cung cấp miễn phí hạ tầng ứng dụng cho TP Thủ Đức, miễn phí sử dụng ứng dụng cho đối tác cửa hàng GrabMart, miễn phí giao hàng cho người dân.
TP Thủ Đức sẽ hỗ trợ nơi ở (nếu cần), chi phí ăn uống, xăng xe, liên lạc điện thoại cho đội ngũ đối tác tài xế tình nguyện của Grab, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19.
Be cũng đề xuất tham gia "đi chợ hộ" trong nội quận khi tận dụng khoảng 3.000 tài xế sẵn có và chuyên nghiệp để triển khai liền mạch, tránh các rủi ro về nhân lực.
Phía đơn vị cung ứng hàng hóa sẽ tạo lập một gian hàng trực tuyến trên ứng dụng với trường hợp chưa đăng ký. Gian hàng sẽ hiển thị đầy đủ các mặt hàng có sẵn theo combo với mức giá niêm yết bình ổn, có thể cập nhật theo từng thời điểm nhưng cần thông báo đến cho khách hàng trước tối thiểu 24 giờ.
Theo đó, người dùng sẽ chỉ đặt hàng được tại các đơn vị cung ứng theo danh sách mà UBND quy định trước và đã có ký kết hợp đồng với Be để đảm bảo bình ổn giá cho người dân. Đồng thời mỗi tài khoản của người dùng chỉ được đặt hàng một lần mỗi ngày trong khung giờ từ 6h - 17h.
64 người Hà Nội, 34 Đà Nẵng, 2 Huế dương tính nCoV trong một ngày Tối 26/7, Sở Y tế Hà Nội cho biết ghi nhận thêm 19 ca dương tính, nâng tổng số mắc trong ngày lên 64. Trong đó, Bệnh viện Phổi Hà Nội ghi nhận 26 ca. Đà Nẵng hôm nay cũng ghi nhận 34 ca, Huế 2 ca. Các ca này phần lớn đã được Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân. Tại...