“Tiếp sức” lúa vụ mùa: Biết cải tạo đất, hiệu quả sẽ cao
Nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng, vì vừa giảm công chăm bón, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, vừa tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Biết cải tạo đất, hiệu quả sẽ cao
Địa hình các tỉnh miền núi phía Bắc ( Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn…) phần nhiều là núi đất, hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra thường xuyên, nhất là về mùa mưa. Xen kẽ núi cao, sườn đồi là những ruộng bậc thang và vùng thấp trũng, lầy thụt. Quá trình rửa trôi và lắng đọng một phần nên đồng ruộng nơi đây có sự phân lớp trong tầng đất canh tác không rõ rệt, độ chua phèn lớn do sự tích tụ của các Ion Fe , Al nhiều; tuy giàu dinh dưỡng song không cân đối và đặc biệt thiếu trầm trọng dinh dưỡng lân và các dinh dưỡng thuộc kim loại kiềm như Mg , Ca , Si …
Nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng. Ảnh: I.T
Khi sử dụng phân bón ĐYT NPK chuyên bón lót và chuyên bón thúc cho lúa thì không cần bón thêm các loại phân hóa học khác.
Bà con các dân tộc thiểu số ở đây quen sử dụng phân bón có gốc chua và tan nhanh nên bị rửa trôi nhiều, mặt khác hay sử dụng phân tổng hợp NPK thông thường có 3 thành phần dinh dưỡng đạm, lân, kali, thiếu hẳn các chất dinh dưỡng trung vi lượng rất cần thiết cho cây lúa.
Video đang HOT
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có thành phần phân nung chảy, vừa mang tính kiềm và không tan trong nước nên có khả năng cải tạo đất và hạn chế hiện tượng rửa trôi; có chứa đầy đủ và cân đối 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK và nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan… mà các loại phân bón khác không có.
Phân chuyên bón lót có các sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, chứa lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa là 58-66%, bón lót từ 20-25kg/sào Bắc Bộ. Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, bón khoảng 10-12kg/sào; sản phẩm ĐYT NPK 12:5:10 bón lượng 12-15kg/sào là cây lúa thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong suốt quá trình từ đẻ nhánh đến trổ bông phơi màu.
Bà con cần lưu ý: Tăng lượng phân lót, giảm phân thúc cho chân ruộng thấp trũng, chua phèn nhiều; giảm phân lót, tăng lượng và lần bón thúc cho chân ruộng vàn cao, pha cát…
Kỹ thuật bón phân
Phân bón lót cần được vùi sâu vào đất, vừa hạn chế hiện tượng rửa trôi, vừa để dành phục vụ giai đoạn làm đòng đến nuôi bông, nuôi hạt. Cùng với các loại phân hữu cơ ủ mục, các sản phẩm ĐYT NPK chuyên bón lót công thức 6:11:2 hoặc 5:10:3 được bón trước bừa cấy hoặc khi đang bừa cấy; nếu ruộng không chủ động tưới tiêu thì sau khi bừa xong, chờ đứng nước là bón phân lót ngay; không được để nước trong, bùn lắng rồi mới bón phân lót. Ruộng cao, đất cát thì bừa xong cấy ngay. Những ruộng đất thịt thì sau khi bùn lắng, gạn bớt nước trong rồi cấy nông.
Phân thúc bón sớm giúp cây lúa đẻ sớm, đẻ tập trung. Chân ruộng vàn, vàn cao, đất cát pha, thịt nhẹ; sau cấy 4-5 ngày bón 1/3 lượng phân ĐYT NPK chuyên bón thúc công thức 12:5:10 hoặc 16:5:17, sau đó 7-10 ngày bón hết lượng còn lại. Chân ruộng vàn thấp bớt khoảng 1/3 lượng phân thúc và tập trung bón hết sau cấy 5-7 ngày. (Bón phân thúc khi ruộng cạn nước để hạn chế sự rửa trôi và bay hơi phân bón, đồng thời kích thích cây lúa đẻ nhánh sớm).
Thực tế nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng, vừa giảm công chăm bón, vừa hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Danviet
Bón phân đúng lúc, cây cao su lớn nhanh như thổi
Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh, cây khỏe, cho lượng mủ cao, chất lượng mủ tốt do cây được thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng mà các loại phân bón thông thường khác không có.
Nhu cầu dinh dưỡng cao vào mùa mưa
Ở nước ta, cây cao su được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trên các vùng đất đỏ bazan, đất xám, đất phiến thạch có tầng dày dễ thoát nước, có lượng mưa hàng năm từ 1.500-2.000mm. Ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10, mùa mưa cũng là thời kỳ cây cao su sinh trưởng phát triển mạnh nhất trong năm.
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Ảnh: I.T
Theo kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cao su cần tỷ lệ N: P:K là 2.1.1 như vậy lượng đạm thường gấp đôi lân và kali. Ở giai đoạn kinh doanh thường nhu cầu tỷ lệ NPK thích hợp là 2: 1,2: 2 đồng thời cây cũng hấp thụ lượng canxi, magie và các chất vi lượng nhiều hơn để tạo mủ. Thực tế đất đai ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ rất chua PH
Về mùa mưa, nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su tăng cao gấp rất nhiều lần. Các công trình nghiên cứu khoa học đều cho thấy năng suất chất lượng mủ của cây hầu hết được thu hoạch vào mùa mưa.
Để cây cao su cho kết quả vượt trội
Nhiều nơi bà con nông dân trồng cao su đã tiếp cận sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cao su đạt kết quả vượt trội. Khác với các loại phân bón thông thường NPK Văn Điển bên cạnh thành phần dinh dưỡng chính N, P, K còn có tỷ lệ dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh chiếm từ 22-29% và các chất vi lượng tùy theo dòng sản phẩm và được ghi cụ thể trên bao bì.
Đối với cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản sử dụng phân bón ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng N= 12%; P205 = 5%; K20 = 10%; 5% CaO 2% MgO 11% S 4 Si02 vi lượng tổng dinh dưỡng đạt 49%. Bón thúc hàng năm từ 0,3-0,8 kg/cây đối với cao su dưới 3 năm tuổi và 1,5-2 kg/ cây với cao su 4-6 năm tuổi. Lượng phân trên được chia bón đầu và cuối mùa mưa.
Đối với cao su thời kỳ kinh doanh khuyến cáo sử dụng phân ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng N= 12%; P205 = 8%; K20 = 12%; 8% CaO 6% MgO 3% S 9 Si02 vi lượng tổng dinh dưỡng đạt 61%. Lượng bón đối với đất hạng I từ 600-700 kg/ha. Đất hạng II bón 700-800kg/ha; đất hạng III bón từ 800-1.000kg/ha.
Từ năm cạo mủ thứ 11 trở đi mức bón chung cho các loại hạng đất từ 900-1.000kg/ha, thời vụ bón vào đầu mùa mưa 2/3 tổng lượng phân, cuối mùa mưa bón hết 1/3 lượng phân còn lại. Cách bón dải phân vào băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su theo vầng tán lá sau đó phủ đất, nên bón vào đầu những trận mưa để phân tan nhanh cây dễ hấp thụ.
Theo danviet
Kiên Giang: Công an điều tra hàng tấn cá lóc chết bất thường Gần đến ngày xuất bán, đàn cá lóc hàng ngàn con của một hộ dân ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang "bỗng dưng" chết bất thường. Tại khu vực cá chết, người dân phát hiện có lọ thuốc bảo vệ thực vật có hại cho các loài thủy sản. Thiệt hại hàng tấn cá lóc Ngày (14.5), UBND xã Thạnh Đông A...