Tiếp sức cho Đoàn
Thực hiện hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý thanh niên chính là góp phần xây dựng lớp thanh niên Đồng Nai giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật, có tri thức, kỹ năng lao động, có sức khỏe, thể chất và tinh thần lành mạnh, trở thành công dân tốt…
Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Nguyễn Thanh Hiền tặng quà cho thanh niên công nhân tại lễ tiễn thanh niên công nhân về quê đón Tết năm 2021. Ảnh: Nga Sơn
Vì vậy, sau 6 năm triển khai thực hiện Kết luận 55 về việc thực hiện đề án công tác lãnh đạo và quản lý thanh niên trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là đề án Thanh niên), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận 249-KL/TU về tiếp tục thực hiện đề án Thanh niên đến năm 2025 (gọi tắt là Kết luận 249) với những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn công tác Đoàn và phong trào Thanh niên.
* Điều chỉnh phù hợp với thực tiễn
Chị Nguyễn Thanh Hiền, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh cho rằng, Kết luận 249 ra đời vừa kế thừa các nội dung của Kết luận 55, vừa có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Trong đó, Kết luận 249 đã đề ra 2 nhiệm vụ trọng tâm đột phá đó là: tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên; công tác đoàn kết tập hợp thanh niên công nhân và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực nhà trọ. Trong khi đó, Kết luận 55 đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm đột phá liên quan đến công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên; công tác đoàn kết tập hợp thanh niên và công tác đào tạo nghề cho thanh niên.
Video đang HOT
Cũng theo Kết luận 249, để thực hiện nhiệm vụ đoàn kết tập hợp thanh niên công nhân và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực nhà trọ, từ nay đến năm 2025 sẽ tập trung phấn đấu thành lập tổ chức chi đoàn, chi hội, CLB, tổ, đội, nhóm theo ngành nghề, sở thích trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực nhà trọ. Điều này thuận lợi và phù hợp hơn so với chỉ tiêu thành lập chi đoàn, chi hội trong doanh nghiệp và khu vực nhà trọ ở giai đoạn trước.
Đặc biệt, Kết luận 249 còn giao trách nhiệm cho các cấp ủy Đảng, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các ban Đảng, Tỉnh đoàn và các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh chủ động xây dựng các giải pháp, biện pháp trọng tâm; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Kết luận 249 đã xác định, trong đó quan tâm chỉ đạo thực hiện 2 nội dung trọng tâm, đột phá. Điều này góp phần khắc phục tình trạng giao khoán trách nhiệm thực hiện đề án Thanh niên cho tổ chức Đoàn.
Chị Nguyễn Thanh Hiền cũng thông tin thêm, liên quan đến nhân sự thực hiện đề án, theo Kết luận 55, thẩm quyền phê duyệt nhân sự do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn quyết định nên phải trải qua rất nhiều tầng nấc, mất nhiều thời gian, khiến cho một số nhân sự đăng ký đi tìm công việc khác, khó khăn cho việc tuyển dụng nhân sự đề án. Còn theo tinh thần của Kết luận 249 thì chỉ cần các huyện, thành đoàn hiệp y với Ban tổ chức huyện, thành ủy cùng cấp có thể hợp đồng nhân sự cấp huyện, cấp xã giúp rút ngắn thời gian tuyển dụng.
* Quyết tâm thực hiện hiệu quả đề án
Theo Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hiền, với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngay từ khi Tỉnh ủy ban hành báo cáo tổng kết việc thực hiện đề án Thanh niên giai đoạn 2014-2020, Tỉnh đoàn thường xuyên đề xuất Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện đề án. Trong quá trình Ban Dân vận xây dựng dự thảo Kết luận 249 để tham mưu cho Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn thường xuyên làm việc, trao đổi để thống nhất các chỉ tiêu, giải pháp sao cho sát với thực tiễn công tác Đoàn và phong trào Thanh niên hiện nay.
Khi Kết luận 249 được ban hành, Tỉnh đoàn chủ động xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện, tổ chức lấy ý kiến góp ý của cán bộ Đoàn chủ chốt các cấp và cán bộ, cộng tác viên đề án trước khi ban hành nhằm triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Kết luận 249 đã đề ra.
Tại hội nghị trực tuyến lấy ý kiến góp ý dự thảo kế hoạch thực hiện Kết luận 249, Bí thư Tỉnh đoàn Hồ Hồng Nguyên đề nghị các huyện, thành đoàn và đoàn trực thuộc căn cứ nội dung kế hoạch của Tỉnh đoàn sau khi ban hành để xây dựng kế hoạch phù hợp địa phương, đơn vị; chủ động tìm kiếm giải pháp, xác lập nội dung, phát huy trách nhiệm trong công tác tham mưu, phối hợp.
Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn cần phải nghiên cứu kỹ nội dung, kế hoạch thực hiện Kết luận 249 của Tỉnh đoàn để có tư duy làm đề án. Đồng thời, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên về tầm quan trọng của đề án nhằm tạo sự đồng thuận và đảm bảo 100% các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở có kế hoạch triển khai và thực hiện có hiệu quả đề án. Riêng với 2 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá ngoài kế hoạch thực hiện theo giai đoạn, các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở cần xây dựng kế hoạch, giải pháp chỉ đạo thực hiện theo từng năm để tập trung thực hiện hiệu quả.
Công bố kết quả đo lường hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của công an
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030, diễn ra ngày 29/10, Bộ Công an đã công bố kết quả xác định kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ lực lượng công an nhân dân các địa phương năm 2021 trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.
Theo Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, công tác cải cách hành chính có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đặc biệt, công tác cải cách hành chính đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 thể hiện những nỗ lực của lực lượng công an trong công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; chỉ số cải cách hành chính trung bình của công an các đơn vị, địa phương ở mức cao (84,24%). Mức đánh giá chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức mang tính toàn diện trên cả 4 cấp, từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã đối với các nhóm thủ tục hành chính có số lượng và tần suất giải quyết lớn, với sự tham gia điều tra xã hội học sâu rộng.
Hội nghị trực tuyến Công bố kết quả đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của công an nhân dân.
Năm 2021 là năm thứ ba Bộ Công an đo lường sự hài lòng của người dân với quy mô toàn lực lượng, với tổng số phiếu điều tra phát ra tới người dân là 29.350 phiếu, thu về là 28.849 phiếu (đạt 98,3%).
Theo Thiếu tướng Vũ Ngọc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (VO3 - Bộ Công an), kết quả khảo sát đo lường năm 2021 giúp Bộ Công an có thêm thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hiệu quả cải cách hành chính nói chung và việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công nói riêng; đồng thời, giúp Công an các địa phương nắm bắt được thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ công, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức và là hình thức để người dân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ giám sát, phản ánh tiếng nói của mình đối với cơ quan hành chính Nhà nước.
Qua khảo sát, có 97,96% người dân được hỏi cảm thấy hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong Công an nhân dân, tăng 1,51% so với năm 2020, tăng 11,27% so với năm 2019. Như vậy, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của ngành Công an đã đáp ứng được mục tiêu đề ra của Chính phủ, thể hiện nỗ lực lớn trong công tác cải cách hành chính của lực lượng Công an nhân dân.
Năm 2021 có 3 nội dung mà người dân, tổ chức mong muốn lực lượng công an nhân dân tăng chất lượng phục vụ, gồm: Mở rộng các hình thức thông tin để người dân, tổ chức dễ dàng tiếp cận dịch vụ hành chính công; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính; cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan, đơn vị công an giải quyết thủ tục hành chính.
Vì vậy, người dân, tổ chức các địa phương đề nghị lực lượng công an tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp, linh hoạt để đáp ứng sự mong đợi của người dân, tổ chức.
Về vấn đề này, đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp cho biết, mặc dù kết quả đo lường sự hài lòng của người dân theo báo cáo của công an các địa phương đạt tỷ lệ cao, nhưng có thể chưa phù hợp với thực tế đang diễn ra. Công an các địa phương cần khách quan hơn trong công tác tự điều tra xã hội học, thể hiện năng lực của địa phương, uy tín hinh ảnh của người chiến sĩ Công an nhân dân trong mắt người dân, tổ chức.
Vì vậy, từ năm 2022, Cục Pháp chế cải cải cách hành chính, tư pháp đề nghị công an các địa phương duy trì thường xuyên việc rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phương pháp và cách thức khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức, để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế được chỉ ra qua kết quả đo lường, nhằm cải thiện chất lượng phục vụ hành chính công của cơ quan, đơn vị công an nhân dân, không ngừng nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.
Ngoài ra, công an các đơn vị, địa phương cần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện khảo sát sự hài lòng của người dân; xây dựng văn hóa công vụ trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân theo hướng lấy người dân, tổ chức làm trung tâm phục vụ, mang lại sự hài lòng, niềm tin của nhân dân đối với lực lượng công an.
Chủ tịch nước: Nhiều vấn đề đặt ra cho TPHCM khi trở về bình thường mới Chủ tịch nước nhận định, những vấn đề về xã hội, lao động, chăm sóc cho người dân... đặt ra những yêu cầu lớn cho Đảng bộ, chính quyền TPHCM khi trở về trạng thái bình thường mới. Sáng 9/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị trực tuyến tiếp xúc các cử tri đại diện ngành y tế TPHCM về...