Tiếp nhận nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần cảnh giác 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh của con diễn biến nặng
Trẻ quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng.
Một tuần ghi nhận 40 trẻ bị bệnh tay chân miệng
Trong một tuần vừa qua, tại Khoa Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận hơn 40 trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Bác sĩ Hồ Thị Lan, Khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết :”Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn . Đa phần trẻ bị bệnh nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 gây ra”.
Theo bác sĩ Hồ Thị Lan, triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virut từ 3 – 6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh tay chân miệng là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày, sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện của các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ nằm trên nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo. xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở chân, bàn tay hoặc có thể ở mông, gối.
Ba dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp.
- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon.
- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Đó là 3 triệu chứng rất sớm, cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
Video đang HOT
Bác sĩ Hồ Thị Lan khám cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng
Cần làm gì khi trẻ bị tay chân miệng
Theobác sĩ Hồ Thị Lan, bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ bị bệnh tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu.
Các biện pháp khắc phục:
- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…
- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
- Để phòng tránh bệnh này cầnrửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu bị bệnh.
Có nên dùng thuốc chống nôn trớ cho trẻ?
Nôn trớ bệnh lý nếu dùng thuốc sẽ vô tình làm mất triệu chứng của bệnh, và càng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nôn trớ có phải bệnh?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều lý do gây nôn, trớ. Nhưng với trẻ em, nôn trớ đa phần xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, có nghĩa là không phải bệnh.
Về sinh lý, đôi khi trẻ ăn hay ngửi phải mùi thức ăn lạ, hệ tiêu hóa sẽ kích thích cảm giác nôn trớ. Hoặc khi trẻ ăn quá no, mà cha mẹ vẫn cố "nhồi nhét" cũng khiến trẻ gặp tình trạng này.
"Trẻ tuổi càng nhỏ thì càng dễ bị nôn trớ. Do dạ dày của các bé lúc này ở tư thế ngang, van dạ dày lại hoạt động chưa đồng bộ nên thức ăn vào dạ dày dễ bị kích thích đẩy ngược sữa, thức ăn ra ngoài", BS Dũng nói.
Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ do bệnh lý sẽ được chia làm 2 nhóm. Đó là trẻ mắc bệnh về tiêu hóa như có dị dạng, dị tật, các bệnh về đường tiêu hóa (tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa...). Thứ 2 là trẻ mắc các nhóm bệnh ngoài đường tiêu hóa, thuộc nhóm các bệnh như viêm não, viêm màng não, u não, nhiễm khuẩn, ho...
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
Nếu do sinh lý, thì sau khi nôn trớ, trẻ sẽ có cảm giác bình thường, không có mệt mỏi hay triệu chứng kèm theo như sốt, ho, mệt mỏi, khó chịu... Phụ huynh không cần phải lo lắng quá nhiều.
Nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ mà xuất hiện thêm những biểu hiện khác như: sốt cao, đau bụng, khó chịu... cha mẹ cần đưa con đến bệnh việm thăm khám sớm. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng như: suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày hay biếng ăn...
Ngoài ra, nếu trẻ nôn trớ do bệnh lý mà không được phát hiện, can thiệp kịp thời sẽ khiến bệnh càng thêm nặng. "Nguy hiểm nhất là trẻ bị nôn trớ nhiều do viêm màng não mà cha mẹ không biết. Lúc này, ngoài nôn trớ trẻ sẽ mắc kèm các triệu chứng như đau đầu, đau cổ, sốt cao... Không chữa trị sớm, trẻ có thể ảnh hưởng tới tính mạng", BS Dũng cảnh báo.
Có nên dùng thuốc chống nôn trớ?
Theo BS Dũng, điểm đặc biệt nhất khi điều trị nôn trớ cho trẻ khiến nhiều phụ huynh hay gặp phải đó là cứ thấy con nôn trớ là dùng thuốc. Việc làm rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ nhỏ.
"Quyết định trẻ có dùng thuốc điều trị nôn trớ hay không là do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám cẩn thận. Nhiều người nghĩ nôn trớ bệnh lý là phải dùng thuốc, còn nôn trớ sinh lý thì không, nhưng thực tế thì ngược lại.
Nôn trớ bệnh lý nếu dùng thuốc sẽ vô tình làm mất triệu chứng của bệnh. Khi bác sĩ thăm khám sẽ rất khó để tìm ra bệnh. Điều này vô tình khiến tình trạng nôn trớ của trẻ ngày càng trầm trọng hơn mà không rõ nguyên nhân, rất nguy hiểm", BS Dũng cảnh báo.
Khi trẻ bị nôn trớ sinh lý với tần suất quá nhiều sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng an toàn. Bởi tùy thuộc vào tình trạng của mỗi trẻ mà sẽ có một loại thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Ngoại trừ biện pháp giảm nôn trớ do bệnh lý phải được thăm khám và điều trị cụ thể mới tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, thì khi trẻ bị nôn trớ do sinh lý quá nhiều, cha mẹ nên tìm hiểu các biện pháp tự nhiên, không gây hại để áp dụng cho con.
Cách tốt nhất là chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ, sau đó chú ý cho trẻ bú đúng cách. Nghĩa là khi cho trẻ bú (cả bình và sữa mẹ) chỉ nên cho trẻ bú từ từ, không nên ăn quá no. Nếu trẻ bú bình, cha mẹ nên giữ cho bình nghiêng khoảng 45 độ sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh việc trẻ hít phải khí nhiều vào dạ dày rồi kích thích nôn trớ.
Ngoài các biện pháp trên, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến không gian sinh sống, ngủ nghỉ của trẻ. Sao cho trẻ tránh xa khói thuốc, khói bụi, cũng như mùi thức ăn lạ, nồng. Khi trẻ ngủ, phụ huynh cũng nên chú ý đặt bé theo tư thế nâng đầu cao lên khoảng 30 độ. Tư thế này sẽ giúp thực phẩm "yên ổn" trong dạ dày, không trào ngược lên khi ngủ.
Nếu đã thực hiện tất cả các biện pháp trên nhưng tình trạng nôn trớ nhiều của trẻ vẫn không được cải thiện nhiều, cha mẹ nên đứa các bé đi khám để được các bác sĩ kiểm tra, làm rõ nguyên nhân. Tuyệt đối không nên dùng thuốc bừa bãi hay chữa mẹo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nôn trớ là hiện tượng sữa, thức ăn trong dạ dày trẻ bị dồn ngược lên thực quản, miệng ra ngoài. Nôn khác trớ. Nôn là khi thức ăn trào ngược lên thực quản, cần phải có thêm hiện tượng co mạnh cơ ở bụng để đẩy thức ăn ra ngoài. Còn trớ ở trẻ con không có cơn co nhưng thức ăn vẫn có thể trào ngược lên do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Gia tăng bệnh nhân mắc viêm não do nắng nóng Thời gian gần đây, Hà Nội nói riêng và cả nước bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, có nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C. Với điều kiện thời tiết như hiện nay, rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gia tăng, đặc biệt là các bệnh viêm não ở trẻ nhỏ dễ gây biến chứng...