Tiếp nhận 40 tấn hàng của các nước ASEAN
Chiếc máy bay mang theo hàng cứu trợ của các nước ASEAN vừa hạ xuống sân bay Cam Ranh ( Khánh Hòa).
Ngày 16.11, Tổng Cục thủy lợi phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức tiếp nhận hàng hỗ trợ khẩn cấp do Hiệp hội các quốc gia thành viên ASEAN hỗ trợ cho các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ số 12 gây ra ở nước ta.
Chiếc máy bay mang theo hàng cứu trợ vừa hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa)
Theo đó, số hàng này được vận chuyển từ Malaysia về sân bay Cam Ranh và hạ cánh lúc 11 giờ ngày 16.11. Các mặt hàng được hỗ trợ gồm: 600 bộ dụng cụ gia đình, 3.000 bộ vệ sinh cá nhân, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nhà cửa, 1 tàu Aluminium, 1 động cơ Yamaha 40HP với tổng trọng lượng khoảng 40 tấn, tổng trị giá 174.289 USD. Số hàng trên sẽ được phân phối cho các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi và Bình Định.
Video đang HOT
Số hàng trên sẽ được phân bổ cho các tỉnh bị thiệt hại do mưa bão số 12 gây ra
Ông Trần Quang Hoài – Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai chia sẻ, đây là lần thứ 2 trong năm nay Hiệp hội các quốc gia thành viên ASEAN hỗ trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Việt Nam, sau đợt hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía bắc diễn ra vào đầu tháng 8.2017. Theo ông Hoài, sự giúp đỡ hết sức kịp thời của cộng đồng ASEAN sẽ góp phần giúp cho Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 12. Chính điều này đã thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Quang cảnh tại lễ tiếp nhận hàng hỗ trợ khẩn cấp của ASEAN
Theo thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến ngày 14.11, bão số 12 và mưa lũ đã làm cho 123 người chết và mất tích, 3.485 căn nhà bị đổ, 8.554 ha diện tích lúa bị ngập, 21.116 ha hoa màu cùng 25.511 lồng bè thủy sản và 1.348 tàu cá bị chìm và hư hỏng.
Theo Danviet
Đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam rất cần thiết
Việc Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chủ trương này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng có không ít sự phản biện, đặc biệt trong bối cảnh toàn bộ tuyến Quốc lộ 1 vừa được nâng cấp mở rộng.
Vai trò quan trọng với phát triển kinh tế
Trao đổi với phóng viên Báo NTNT, về đề xuất xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: Chính phủ đã giao Bộ GTVT nghiên cứu từ 2015- 2020 nghiên cứu, làm thủ tục, trình dự án và hoàn thành thủ tục đầu tư dự án cao tốc đường sắt sau năm 2020. Tuy nhiên nếu làm đường sắt cao tốc cần đầu tư tới 55 tỷ USD, còn nếu làm đường sắt tốc độ cao (160km/giờ) cũng cần 35 - 40 tỷ USD. Do vậy, nếu chọn đường sắt để đầu tư trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn về nguồn vốn.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, một đoạn thuộc quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh: K.B
Theo Tờ trình của Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020 đầu tư khoảng 654km, chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh, thành: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Bên cạnh đó, nếu xây dựng đường sắt cao tốc, tất cả thiết bị đều phải nhập 100%, kể cả kỹ thuật, điều hành sau này.
Vì vậy, để đáp ứng được vận tải Bắc - Nam, phát triển các khu kinh tế trọng điểm ven biển và kết nối các loại hình vận tải, quan điểm của Bộ GTVT là tập trung đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, trong đó tập trung trước vào tuyến phía Đông, gồm hơn 1.300km. "Trên tuyến này, chúng ta đã đầu tư đoạn Hà Nội - Ninh Bình, La Sơn - Tuý Loan, Quảng Nam - Quảng Ngãi với khoảng 470km, còn lại toàn tuyến là hơn 1.300km. Vì vậy Bộ đề xuất xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông để bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn giao thông" - ông Nhật nói.
Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Theo đó, giai đoạn từ năm 2017-2020, Chính phủ kiến nghị đầu tư và đưa vào khai thác các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) và cầu Mỹ Thuận 2, với tổng chiều dài 654km, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra tờ trình của Chính phủ) cho rằng, đường cao tốc Bắc - Nam có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước, kết nối trung tâm chính trị Hà Nội và trung tâm kinh tế TP.HCM, đi qua 32 tỉnh, thành phố và các vùng kinh tế - xã hội của cả nước. Đặc biệt, dự án này cũng kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp ứng nhu cầu đến năm 2040
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Nghĩa -Uỷ viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam rất cần thiết vì Quốc lộ 1 vừa là đường dân sinh vừa là quốc lộ, khiến nhiều người lo ngại về mất an toàn, tốc độ lưu thông còn thấp... Không những vậy, nhu cầu liên kết với ASEAN, Trung Quốc...khiến việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam là con đường duy nhất kết nối với toàn khu vực.
Ông Phạm Hữu Sơn - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho biết: "Việc triển khai đầu tư dự án đường cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông dựa trên kết quả dự báo khoa học, khách quan về nhu cầu vận tải để lựa chọn các đoạn ưu tiên đầu tư và lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp. Theo tính toán, quy mô phân kỳ đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu vận tải đến khoảng năm 2040".
Theo Danviet
Phi cơ Nga chở 5 triệu USD hàng cứu trợ đến sân bay Cam Ranh Rạng sáng 9/11, máy bay vận tải của Nga chở 40 tấn hàng hóa cứu trợ các tỉnh bị bão Damrey ở Việt Nam đáp xuống sân bay Cam Ranh. . Hơn 0h, thời tiết tại Khánh Hòa khá tốt. Máy bay vận tải II-76 của Nga vận chuyển 40 tấn hàng cứu trợ với tổng trị giá khoảng 5 triệu USD đến...