Tiếp khách tiền tỷ và lối tiêu xài ’sang chảnh’
Chi phí tiếp khách của một nhân viên hành chính đã đến gần tỷ đồng, thì lên cao hơn con số còn đến mức nào?
Không phải vô cớ mà một gia đình có thể bỏ ra hàng nhiều trăm triệu đồng chỉ để “chạy” cho con em mình một “chân” nhà nước mặc cho lương thấp, không đủ bù chi phí sinh hoạt trong thời bão giá này.
Bởi vào nhà nước gần như là một kim bài miễn sa thải. Ở đó, luôn cung cấp một chỗ ngồi ổn định và an nhàn. Và nếu có cơ may, tùy theo vị trí sẽ được “đền đáp” bằng nhiều thứ, kể cả việc dùng “của chùa”.
Muôn kiểu “xài chùa”
Đã có thời, cứ sếp mới lên là chuyện thay xe cho sếp sẽ được thực hiện, dù cơ quan cũng đang có xe tốt hoặc chưa hết thời gian khấu hao theo quy định. Chúng ta biết rằng, việc quyết định dừng mua sắm xe công vụ trong năm 2014 đã giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng, cho thấy một lượng ngân sách không nhỏ đã bị phung phí chỉ vào phương tiện di chuyển.
Và bất chấp lệnh cấm, “xe chùa” vẫn tràn lan tại các đền chùa, lễ hội, đám cưới…, thậm chí cả trong giờ hành chính như thách thức pháp luật và công luận. Nhiều xe còn dùng biển xanh như một quyền ưu tiên trong xếp hàng, đậu đỗ hoặc miễn phí mua vé. Xe công làm việc tư như vậy, nhưng truyền thông đăng tải đôi khi chỉ “rón rén” nói của tỉnh, thành phố XYZ, nhiều báo đưa hình còn làm mờ phần biển số.
Cái sự đi nước ngoài có lẽ là ngốn nhiều “tiền chùa” nhất. Theo ước tính, mỗi ngày có hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, có vấn đề đoàn VN này vừa hỏi, thời gian ngắn sau đoàn khác sang vẫn hỏi câu tương tự. Con số khủng khiếp kia cho thấy thực tế đi nước ngoài như đi chợ của các cán bộ, nhưng kinh nghiệm chúng ta học hỏi, thu thập được là gì, sao ít thấy triển khai, phổ biến và nhân rộng, hay chỉ tranh thủ đi du lịch và săn hàng giảm giá?
Khôi hài hơn, một tỉnh ủy viên, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh, là bị can liên quan đến một vụ án “siêu lừa” vẫn ung dung đi du lịch nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, do quyết định của Viện KSNDTC được phê chuẩn sau quyết định tham quan do Tỉnh ủy tổ chức!
Du học theo các đề án phát triển nguồn nhân lực cũng là một cách dùng tiền chùa “sang chảnh” và là mục tiêu của nhiều người săn học bổng từ… ngân sách nhà nước. Nó có sức hấp dẫn đặc biệt và ma mị đến mức một cựu Bộ trưởng đã về hưu cũng “bon chen” xin đi nâng cao trình độ tại Anh.
Ảnh minh họa
Nhiều cơ quan nhà nước và đơn vị chủ quản đã thể hiện sự bất lực trong quản lý nguồn tài nguyên này, khi phần lớn người đi học đều có tâm lý tìm kiếm cơ hội định cư hoặc làm việc ở môi trường với các chế độ đãi ngộ cao hơn sau khi tốt nghiệp. Không những đang bị chảy máu chất xám, mà một nguồn kinh phí không nhỏ đã duyệt chi cho những đề án này cũng khó có khả năng thu hồi. UBND thành phố nọ từng “dọa” khởi kiện vài du học sinh, nhưng rồi sự việc cũng đang chìm vào im lặng.
“Có một sự xài tiền chùa không hề nhẹ” nữa cũng đang diễn ra rất thường xuyên và phổ biến trong cơ quan nhà nước đó là thời gian. Nếu trong các doanh nghiệp, thời gian thực sự là tiền bạc, đôi khi người lao động phải chạy đua với thời gian, thì ở đây, thời gian có lẽ chẳng mang ý nghĩa gì.
Những “tỷ phú thời gian” này gần như ngày nào cũng phải đi muộn, về sớm, đó còn chưa kể ăn sáng, café, trà đá chém gió, shopping, làm đẹp, chơi thể thao, đưa đón con… mới tiêu tốn hết tám tiếng công sở. Và tất cả các công việc cá nhân đó đều được tính là thời giờ làm việc, và hưởng lương từ ngân sách nhà nước!
“Của chùa, không xài thì thiệt!”
Video đang HOT
Mới đây, thông tin từ báo chí cho hay, chi phí tiếp khách (3 lần) của một nhân viên hành chính công ty Xổ số kiến thiết Hậu Giang đã lên đến gần 1 tỷ đồng. Công luận hẳn phải đặt câu hỏi: Vậy cao hơn thì con số sẽ là bao nhiêu? Vài tờ hóa đơn bị phát hiện và công khai chỉ là những trường hợp nhỏ lẻ, nhưng cũng đủ báo động về mức độ chi tiêu vô tội vạ đang diễn ra trong cơ quan nhà nước.
Tâm lý “của công là của chùa” đã ăn sâu bám rễ vào trong suy nghĩ của phần lớn công chức. Mà đã là của chùa, “không xài thì thiệt!”.
Công chức luôn kêu ca lương thấp, không đủ tái sản xuất sức lao động. Nhưng công bằng mà tính, nếu xét trên thời gian làm việc thực tế thì có khi thu nhập của công chức lại thuộc diện cao của xã hội. Đó là chưa kể các “giá trị gia tăng” khác mà cái ghế này mang lại cho nhiều người, như bổng lộc, cơ hội, kể cả việc xài “của chùa”.
Lâu nay, ngân sách nhà nước thường được ví như mâm xôi để giữa làng, ai đi qua cũng có thể véo một miếng. Chúng ta đang tinh giảm biên chế và tăng nguồn thu ngân sách, chứng tỏ chúng ta đang thừa công chức và thiếu tiền. Nhưng công chức của chúng ta vẫn tiêu tiền như thể ngân sách là một nồi cơm Thạch Sanh vậy.
Một bộ máy hành chính vận hành hiệu quả phải tích hợp nhiều yếu tố, trong đó quan điểm “xài chùa” cần phải được hạn chế và loại bỏ dần bằng các chế tài mạnh mẽ hơn. Nhưng hơn hết, chẳng ai có thể kiểm tra, giám sát nhất cử nhất động của công chức nếu như họ, những người công chức có tự trọng, không tự giám sát hành động của chính mình.
Theo VNN
3 "chướng ngại vật" khi triệt bằng rởm
Theo GS Hoàng Tụy, để "chặn" đường đi của những tấm bằng thật chất lượng giả thì phải vượt qua được 3 "chướng ngại vật": hậu duệ, quan hệ, tiền tệ.
"Lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm, có vị trí dám nói thẳng ra một sự thật đã tồn tại sờ sờ ra đó từ nhiều năm qua. Đó cũng là điều đáng trân trọng" - GS Hoàng Tuỵ nhận xét về phát ngôn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực.
Tạm gọi bằng thật chất lượng giả là "bằng rởm", GS Hoàng Tuỵ cho rằng nạn bằng giả, bằng rởm "Là một trong những biểu hiện của tính gian dối từ mấy chục năm qua đã trở thành "đặc tính" của người Việt Nam".
GS Hoàng Tụy.
Ông cho biết: Có chuyện là một người ngoại quốc khi được hỏi không thích điều gì nhất ở Việt Nam đã trả lời là "tính gian dối".
Đó không còn là tính xấu bình thường, mà là tính xấu phổ cập đến mức nhiều người gian dối nhưng lương tâm không chút day dứt, coi đó là bình thường.
Nguy hiểm đến mức nó tồn tại không phải ở tầng lớp người dân không học thức, ít văn hoá mà ở cả tầng lớp trí thức, và phần nào tầng lớp trí thức cao cấp, hơn nữa ở cả cấp cao trong hệ thống chính trị.
Trong một xã hội như vậy, chống bằng giả, bằng rởm cực kỳ khó khăn. Khi đã để bệnh gian dối trầm trọng đến mức này thì gần như việc chữa bệnh bằng giả, bằng rởm là vô phương.
Bằng rởm có xuất xứ từ chính ngành giáo dục. Vậy có vô lý không khi Bộ trưởng ngành giáo dục "nhờ" ngành nội vụ "chữa bệnh", giống như bên bán nhờ bên mua đừng mua hàng giả do mình sản xuất?
- Người ta hay nêu danh ngành giáo dục, đổ hết cho giáo dục, nhưng tôi thấy có phần oan. Giáo dục đã đành có trách nhiệm lớn, nhưng tôi nghĩ bất cứ ai đứng đầu ngành giáo dục cũng không thể ngăn chặn được căn bệnh này.
Tình hình nguy hiểm đến mức ai cũng biết vậy nhưng vẫn nhắm mắt làm ngơ. Những vị có trách nhiệm trong xã hội thường không muốn nhìn thẳng vào sự thật đó, một phần do bản thân mình cũng vướng vào đó, một phần không nhận thức rõ sự nguy hiểm của tình hình.
Trong ngành nào thì nạn bằng giả, bằng rởm cũng vậy, những ví dụ cụ thể đầy ra đó. Ngành giáo dục không phải ngành nặng nề nhất về gian dối. Có nhiều ngành còn dối trá gấp bội, nhưng vẫn yên thân, chẳng qua vì khó động tới họ.
Ai làm bằng rởm, ai dùng bằng rởm? Tôi không dám chắc quan chức tham gia làm bằng rởm, nhưng dùng bằng rởm là khá phổ biến. Cán bộ có bằng giả, bằng rởm leo lên những vị trí cao hơn thì càng có khả năng dễ chấp nhận những người có bằng rởm khác đang ngấp nghé muốn chui vào bộ máy.
Trong một cuộc họp về giáo dục cách đây hơn 10 năm do Thủ tướng Chính phủ khi đó là ông Phan Văn Khải chủ trì, tôi có nói phải nhận rắng Nhà nước ta chưa bao giờ thật sự nghiêm đối với những vụ vi phạm kiểu này. Dẫn chứng là có một ngành quan trọng còn ra hẳn thông tư cho các cán bộ trong ngành có bằng giả cần làm thủ tục để "hợp thức hóa" ! (thông tư này hồi đó đã đăng công khai trên báo).
Và ông đã nói là vô phương cứu chữa cho căn bệnh này?
- Nói như vậy không phải là bó tay. Không làm gì thì sẽ càng trầm trọng hơn.
Muốn ngăn bằng giả, bằng rởm chui vào cơ quan Nhà nước đương nhiên trước hết phải làm từ Bộ Nội vụ, các cơ quan phụ trách tổ chức cán bộ ở trung ương, các bộ, ngành, cho tới các địa phương... Ngăn chặn bằng luật lệ, bằng các qui định về chính sách cán bộ, về tuyển người vào biên chế, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Nếu chúng ta có quy định chặt chẽ về mấy vấn đề đó và thực hiện nghiêm chỉnh thì bằng giả, bằng rởm khó lòng chui vào được.
Nhưng ở đây, trên thực tế chúng ta đã thu nhận người vào cơ quan Nhà nước theo kiểu mà dân gian nói: Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, và thứ tư mới là trí tuệ.
Chính vì vậy mà sửa chữa cực kỳ khó khăn. Vô phương là ở chỗ đó.
Thôi thì, cứ giả sử, nếu bắt tay ngay vào chống bằng giả, bằng rởm, theo ông có cách nào và cần bao lâu để làm sạch được bộ máy?
- Bình thường ra có trăm nghìn cách chống bằng giả, bằng rởm. Nhưng có nhiều cách trong những xã hội khác có tác dụng, thì ở Việt Nam rất khó làm hoặc tác dụng rất hạn chế.
Về lý thuyết bằng giả rất dễ phát hiện, chỉ cần tìm đến những hồ sơ lưu trữ tại bộ hoặc các trường. Nhưng ở nước ta việc đó lại không hẳn đã dễ. Vì nếu người đi kiểm tra không vô tư hoặc móc ngoặc với người bị kiểm tra thì còn lâu mới làm được.
Phát hiện bằng dỏm cũng không khó, nhưng phải có hiểu biết, thông tin về các đại học dỏm ở các nước. Muốn xác minh về các cơ sở đào tạo ở nước ngoài, chỉ cần đến đại sứ quán các nước xin danh sách các trường trong hệ thống giáo dục của họ là có hết. Cơ quan tuyển dụng phải đủ trình độ và công tâm phân biệt cái gì dỏm, cái gì không.
Ở các nước phất triển, bằng dỏm không xài được. Còn ở ta, các quan chức, công chức mang bằng dỏm về cơ quan rất dễ lòe vì chẳng ai biết thực chất. Mà biết rồi thì có khi giải quyết cũng khó, bởi phải vượt qua 3 "chướng ngại vật" như đã nói - hậu duệ, quan hệ, tiền tệ.
Nói chung, chống được nạn này hay không tuỳ thuộc vào nhận thức và quyết tâm của cấp lãnh đạo cao nhất.
Cải cách việc tuyển dụng bằng năng lực thực tế liệu có phải là cú hích cho sự nghiệp đổi mới giáo dục không, thưa ông, khi mà Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nêu điều này ra tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực?
- Tất nhiên đây là việc rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Đổi mới giáo dục là phải tiến tới một nền giáo dục trung thực, lành mạnh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thế kỷ 21. Trong khi đó, từ hàng chục năm nay giáo dục của chúng ta không vượt qua được vòng kim cô ý thức hệ, toàn nói giáo lý viển vông cao xa ở đâu đâu, nhưng thực hiện trong xã hội thì hoàn toàn ngược lại. Bệnh gian dối, bệnh thành tích, v.v. trở thành thứ bệnh thâm căn cố đế là vì thế.
Xét cho cùng chừng nào cái lỗi hệ thống của thể chế chưa khắc phục được thì giáo dục sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Khi gian dối đã trở thành đặc tính, thì việc dạy sự trung thực cho thế hệ trẻ sẽ phải bắt đầu lại như thế nào, thưa ông?
- Tôi đã nêu lên vấn đề này từ rất lâu rồi, qua mấy đời bộ trưởng giáo dục. Trong nhiều đức tính cần rèn luyện cho lớp trẻ, thời nay có hai thứ cấp bách nhất là trung thực và sáng tạo.
Trung thực là không gian dối, trung thực với người khác, trung thực với chính mình. Trước sự thật mà cố tình nhắm mắt không thừa nhận cũng là gian dối. Thiếu trung thực với mình thì không tiến bộ được, thiếu trung thực với người khác thì mất lòng tin, không thể hợp tác dài lâu với ai cả. Trong quan hệ cá nhân như vậy, mà trong quan hệ quốc tế thì càng như vậy.
Còn thiếu sáng tạo, chỉ ưa lối mòn, chỉ bám vào những tập quán, giáo điều cũ rích, thì trong thế giới văn minh tri thức ngày nay sẽ mãi mãi lẹt đẹt theo sau thiên hạ, không cạnh tranh nổi thì bị bỏ rơi, bị đào thải là chắc chắn.
Ngoài ra, để khăc phục bệnh gian dối, bệnh thành tich, ngành giáo dục cần xem xét lại việc thi đua, khen thưởng. Thi đua chính là một trong những cơ chế khuyến khich, thúc đẩy gian dối, rất không hợp với giáo dục, cần mạnh dạn bãi bỏ.
Xin trân trọng cảm ơn giáo sư.
Theo Chi Mai
VietNamnet
Bất thường Thông tư vô hiệu hóa Luật - Về nguyên tắc, khi ban hành Thông tư hướng dẫn phải tuân thủ tuyệt đối theo Luật đã ban hành trước đó, nếu thay đổi chỉ được thay đổi về hình thức chứ không được thay đổi về bản chất. Nhưng, Thông tư 16/2010/TT-BXD ban hành đã vô hiệu hóa Luật Nhà ở khi nội dung của Thông tư hướng dẫn trái...