Tiếp diễn nạn in vé giả thu tiền ‘chặt chém’ du khách tại đền Bảo Lộc ở Nam Định
Mới đây, tại đền Bảo Lộc ở Nam Định lại bị khách đến tham quan tố tái diễn nạn in vé giả, thu tiền ‘chặt chém’ du khách.
Tái diễn nạn chặt chém tại đền Bảo Lộc. Ảnh: Thanh Niên
Ngày 28/7, trao đổi trên báo Thanh Niên, anh H.M.H. (ngụ tại Hà Nội) cho biết, sáng cùng ngày, anh H. đưa người nhà đi đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) bằng xe ô tô 5 chỗ.
Tuy nhiên, sau đó anh H. không định vào đền nên đưa người nhà đến cổng rồi quay ra. Bất ngờ một thanh niên xăm trổ tiến đến để thu tiền bến bãi.
Lúc này anh H. thắc mắc vì anh chở người nhà tới rồi đi chứ không vào đền Bảo Lộc thì thanh niên này tuyên bố muốn trả khách không mất tiền thì đỗ ô tô cách 5km.
Theo anh Huy, hắn ta sau đó còn thu tiền tài xế khác đậu ô tô gần đền Bảo Lộc với phí bến bãi là 50.000 đồng, có vé kèm theo. Bức xúc nên anh Hoàng Minh Huy đăng tải câu chuyện này trên nhóm nhiều thành viên.
Liên quan đến sự việc này, ông Đặng Văn Mịch, Chủ tịch UBND xã Mỹ Phúc, khẳng định việc thu tiền bến bãi với giá 50.000 đồng là trái phép. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng nên chúng tôi không kiểm soát được hết vì khi lực lượng của xã ra thì các hộ kinh doanh rất chấp hành, làm đúng quy định.
Ông Đặng Văn Mịch cho biết thêm, trong tháng 8 tới, đền Bảo Lộc sẽ có lễ hội và chính quyền địa phương đang xây dựng phương án tổ chức chặt chẽ để ngăn chặn triệt để các hành vi sai phạm, chặt chém du khách.
Video đang HOT
Trước đó, hồi tháng 2/2019, anh Đức Kh. (ngụ Hà Nội) cũng bức xúc phản ánh vì lái ô tô 5 chỗ đến đền Bảo Lộc và bị thu vé 50.000 ngàn đồng thay vì 30.000 đồng như giá niêm yết. Không những thế, những người trông xe tại đền Bảo Lộc tự ý in vé khác với vé do UBND xã Mỹ Phúc để “chặt chém” du khách.
Được biết, UBND tỉnh Nam Định quy định giá vé trông xe tại đền Bảo Lộc là 2.000 đồng/lượt với xe đạp và xe đạp điện, 4.000 đồng/lượt với xe máy, 30.000 đồng/lượt với xe ô tô dưới 15 chỗ ngồi, 40.000 đồng/lượt với xe trên 15 chỗ đến 30 chỗ, và xe trên 30 chỗ là 50.000 đồng/lượt.
Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Vùng an toàn dịch bệnh "kiệt sức" vì dịch tả lợn châu Phi
Dù đã đầu tư chăn nuôi lợn quy mô lớn và được quy hoạch theo vùng an toàn dịch bệnh nhưng nhiều trang trại ở Thái Bình, Nam Định vẫn bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tấn công, khiến cho người dân thiệt hại nặng nề.
Trại lớn, thiệt hại càng lớn
Là một trong những hộ tham gia vào đề án thí điểm "Vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh" của tỉnh Nam Định từ năm 2017, gia đình ông Nguyễn Văn Thục (ở xóm 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh), luôn duy trì đàn lợn trên dưới 500 con.
Điểm khác biệt tại trang trại của ông Thục là thức ăn cho đàn lợn được sản xuất tại chỗ với các loại thảo dược nhằm tăng sức đề kháng và giúp sản phẩm thịt lợn có chất lượng vượt trội hơn. Bên cạnh đó, ông Thục còn đưa thêm men vi sinh chủng EM (mua tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam) trộn vào thức ăn để tăng cường hấp thụ chất. Ngoài ra, ông còn dùng men vi sinh chủng EM đã nhân thành thứ cấp để xử lý chuồng trại, khử mùi hôi.
Ông Nguyễn Văn Thục ở xóm 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, (Nam Định) cố gắng bảo vệ, chăm sóc số lợn còn lại để mong gỡ gạc chút vốn đã đầu tư. Ảnh: Hải Đăng
Dù đầu tư tốn kém nhiều tiền của và có sự giúp sức của chính quyền địa phương, song đầu tháng 5/2019 vừa qua, trang trại của ông Thục vẫn bị DTLCP tấn công, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.
"Hôm đàn lợn bị ốm chết, đến khi báo cán bộ thú y về lấy mẫu và có kết quả dương tính với DTLCP, chúng tôi thực sự choáng váng" - ông Thục nói. Khi đó, lãnh đạo địa phương cũng đã tức tốc xuống trang trại của ông Thục để xác minh nguyên nhân nhưng vẫn không tìm được lý do lây truyền bệnh dịch.
"Trang trại của tôi theo mô hình chăn nuôi khép kín. Từ khâu thức ăn, con giống, nguồn nước đến con người đều được vệ sinh, xử lý triệt để nhưng vẫn bị dịch. Chúng tôi rất khó lý giải điều này"- ông Thục băn khoăn.
Khi bị dịch, trang trại của ông Thục đang có khoảng 500 con lợn. Để hạn chế thiệt hại, địa phương đã hỗ trợ cho chủ trang trại tiêu hủy đàn lợn gần 300 con tại ô chuồng có vật nuôi bị nhiễm dịch, lợn ở các ô chuồng còn lại vẫn được giữ lại để tiếp tục theo dõi.
Ông Thục cho biết, hiện tại số lợn giữ lại vẫn an toàn nhưng các đơn hàng cung cấp thịt lợn hữu cơ của ông tại gần 10 cửa hàng ở trong và ngoài tỉnh đã mất hết và phải xây dựng lại từ đầu. "Tính ra chúng tôi bị thiệt hại trên dưới 1 tỷ đồng, trong đó có cả vốn vay ngoài, chưa biết khi nào mới trả được" - ông Thục ngậm ngùi.
Cũng theo ông Thục, ngoài trang trại của ông bị bệnh dịch "đánh gục", nhiều trang trại chăn nuôi trong vùng an toàn dịch bệnh ở xã Hải Giang, huyện Hải Hậu cũng bị DTLCP tấn công và thiệt hại rất nặng nề. Theo lý giải của các chủ trang trại, nguyên nhân bị dịch bệnh là do quy hoạch chăn nuôi, quy chuẩn vùng an toàn dịch bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Điều đáng nói là các trang trại này nằm trong hoặc gần khu dân cư nên rất dễ bị dính dịch.
Ông Phạm Văn Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Giang đánh giá: "Việc quây khu, quây vùng và quy hoạch chăn nuôi giúp bà con chăn nuôi an toàn dịch bệnh của địa phương vẫn là bài toàn khó.Vì thế nên khi bị dịch tấn công, người chăn nuôi khó tránh khỏi thiệt hại".
Hiện gia đình ông Thục đang nỗ lực chăm sóc và gây dựng lại đàn lợn sau "bão" dịch tả lợn châu Phi
Đẩy mạnh chăn nuôi an toàn
Theo ghi nhận của phóng viên, một số trang trại đầu tư quy mô lớn để phục vụ đề án xây dựng thí điểm "Vùng an toàn dịch bệnh" của tỉnh Thái Bình cũng không thoát khỏi "án tử" DTLCP.
Ông Phạm Thành Nhương - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Thái Bình cho rằng, hiện nay DTLCP chưa có vaccine phòng bệnh nên không chỉ trang trại nằm trong vùng an toàn dịch bệnh ở Thái Bình, Nam Định mà tại nhiều địa phương khác trong cả nước cũng gặp khó khăn trong việc đẩy lùi loại bệnh dịch này.
Về vấn đề này, bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định khẳng định, Nam Định là 1 trong 2 tỉnh thực hiện đề án xây dựng thí điểm "Vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh". Đến thời điểm xảy ra DTLCP, Nam Định đã xây dựng được 33 trang trại. Tuy nhiên, đến nay đã có 15/33 trang trại bị DTLCP tấn công.
Theo bà Nga, khi triển khai thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, các chủ trang trại trong tỉnh rất phấn khởi và chấp hành đầy đủ các quy định nên không bị dịch lở mồm long móng hay tai xanh, nhưng riêng DTLCP thì không kháng cự được.
Bà Nga cho biết thêm, trong số các trang trại bị DTLCP xâm nhập, có trại đầu tư chăn nuôi rất bài bản như trại của ông Thục ở Trực Thái nhưng vẫn bị dịch như thường, đây là điều rất khó hiểu.
"Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức thêm các hội thảo để lấy ý kiến và tìm ra nguyên nhân, bài học nhằm giúp bà con chăn nuôi an toàn hơn" - bà Nga cho biết.
Ông Nguyễn Phùng Hoan - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho hay: Chăn nuôi an toàn sinh học đang là yêu cầu tiên quyết nhằm khống chế DTLCP. Vì vậy, ngành chăn nuôi tới đây cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn nữa về các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, nhất là theo hướng hữu cơ.
"Trung ương cần nghiên cứu để điều chỉnh các chính sách cụ thể, thậm chí nếu cần thiết thì ngay cuối năm 2019, phải kiên quyết không thực hiện hỗ trợ tiêu hủy đối với các hộ, cơ sở chăn nuôi không áp dụng các điều kiện về chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh" - ông Hoan kiến nghị.
Theo Danviet
BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Giá cao hơn quy định? Mặc dù lần thu phí trở lại này, chủ đầu tư Tasco đã giảm từ 25 - 50% so với mức giá trước đây nhưng nhiều lái xe vẫn không đồng tình. Ngày 5/3/2019, Công ty Cô phân Tasco - chủ đầu tư BOT Mỹ Lộc (Nam Định) phát đi thông báo về việc sẽ thu phí trở lại tại trạm BOT Mỹ...