Tiếp dân là phải giải quyết đến cùng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Tiếp công dân là có trách nhiệm đến cùng chứ không phải tiếp công dân là… tiếp công dân.”
Thẩm tra dự án Luật tiếp công dân tại phiên 16 ỦY ban TVQH sáng 19/3, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến cho rằng mặc dù tiếp công dân là khâu đầu tiên của quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), kiến nghị, phản ánh nhưng việc phân loại vụ việc chỉ có thể tiến hành sau khi tiếp nhận và xử lý bước đầu nội dung trình bày của người dân.
Do vậy, ông Phan Trung Lý nhấn mạnh, dự thảo Luật này chỉ nên tập trung quy định về trình tự, thủ tục tiếp công dân từ tiếp đón, hướng dẫn người dân khi đến cơ quan, tổ chức quyền, nghĩa vụ của các bên thủ tục tiếp nhận nội dung trình bày trực tiếp của người dân thủ tục trả lời sau khi có kết quả giải quyết.
Còn việc phân loại, xử lý và giải quyết KNTC hay kiến nghị, phản ánh sẽ thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước phân tích, theo dự luật thì tiếp dân có “3 cái”: tiếp dân để giải quyết công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của mình (cơ quan nào cũng phải làm trong chức năng nhiệm vụ của mình), thứ 2 là nghe phản ánh kiến nghị tâm tư nguyện vọng của dân, đóng góp của dân và thứ 3 là tiếp công dân để nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân đối với tình hình đất nước (thường là HĐND các cấp).
Ông Ksor Phước cho rằng quy định như vậy là quá rộng, nên chọn một trong ba, không nên đưa quy định tiếp dân để giải quyết nguyện vọng bởi lâu nay “căng thẳng nhất ở đây vẫn là KNTC”.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng bày tỏ băn khoăn về thực tế tiếp công dân của hiện nay. “Mục đích tiếp công dân là gì: để lắng nghe tiếp nhận phản ánh của dân – nhưng không phải vậy, nếu chỉ lắng nghe và tiếp nhận thì dân người ta chả cần, nghe chừng cũng không đúng với quy định của pháp luật hiện nay”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị dự án Luật Tiếp công dân giải quyết KNTC của công dân có chuyển biến cao hơn (Ảnh: Dân trí)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn cho biết, ông còn băn khoăn với những quy định liên quan đến nội dung này trong dự luật, vì qua các báo cáo thấy việc giải quyết các kiến nghị, KNTC có hợp lòng dân hay không còn “chưa đạt yêu cầu”.
Theo Chủ tịch Quốc hội, dự luật cần làm rõ thêm việc tiếp công dân để giải quyết – tiếp công dân để giám sát – tiếp công dân để nghe để thấu hiểu nguyện vọng nhân dân chứ không thể “nhào một cục”. Theo đó, tiếp công dân để giải quyết là có trách nhiệm đến cùng chứ không phải tiếp công dân chỉ là… tiếp công dân.
“Cần có đánh giá Luật này xem có tốt hơn không, tôi không thấy nói đến sau khi có Luật này việc giải quyết kiến nghị, KNTC của công dân sẽ tạo ra bước chuyển biến cao hơn – đã làm Luật phải đạt mục tiêu như thế!” – Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Một nội dung khác cũng được các thành viên Ủy ban TVQH quan tâm thảo luận là về trụ sở tiếp dân. Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng băn khoăn: “Tôi thấy thế giới họ không tiếp dân theo kiểu của mình thế này, người dân có quyền KNTC nhưng người dân cũng đồng thời có nghĩa vụ đến đúng nơi KNTC, không đến đúng bị trả lại. Còn ở nước ta cứ KNTC không được là gửi tiếp tới Tổng Bí thư, Thủ tướng…in thành nhiều tập dày cộp vừa tốn thời gian, giấy mực và gây tình trạng rất lộn xộn. Tôi thấy cần nghiên cứu thêm nội dung này”.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cũng góp ý thêm về việc các KNTC đã được kết luận, phản ánh kết luận ở mức cao nhất nhưng người dân vẫn tiếp tục gây phiền hà khiến cơ quan trung ương đến địa phương rất khổ sở về chuyện này. “Cần đưa vào Luật để công bố toàn dân biết, không để xảy ra tình trạng này” – ông Ksor Phước góp ý.
Video đang HOT
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh lý giải ngay, theo đó, thế giới có khoảng 87 nước có thiết chế các cơ quan trung gian hòa giải, giống Tổng Thanh tra của Pháp 1 năm tiếp 1,2 triệu người, nghe KNTC và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền.
“Tiếp dân là phổ biến trên thế giới, các chính thể đều gần gũi với người dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân” – ông Thanh khẳng định.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, sẽ làm rõ thêm và bổ sung thêm nhiều ý kiến góp ý. “Về hệ thống, phạm vi điều chỉnh là cả hệ thống chính trị thực hiện Luật tiếp công dân. Về nội dung chỉ dừng lại tiếp hoặc chuyển còn về trách nhiệm, thẩm quyền thời hạn thì các Luật khác điều chỉnh” – ông Tranh khẳng định.
Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2008 đến năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 1.571.505 lượt người đến KNTC và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Số lượng công dân KNTC ngày càng tăng cả về số đoàn đông người, số vụ việc (từ 187.037 vụ việc năm 2008 tăng lên 236.466 vụ việc năm 2011 từ 2.466 lượt đoàn năm 2008 tăng lên 4.056 lượt đoàn năm 2011). Khu vực phía Bắc số đoàn đông người tăng cao nhất (99%) tiếp đó là khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và khu vực phía Nam.
Tình hình KNTC diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên trung ương gia tăng tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến, nhất là trong các dịp có sự kiện chính trị (họp Trung ương, họp Quốc hội, Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại hội Đảng…).
Theo vietbao
"Quốc hội nên có thông điệp cam kết không tham nhũng"
"Ngay trong kỳ họp này, Quốc hội nên gửi 1 thông điệp là 498 đại biểu cùng tuyên bố trước quốc dân đồng bào về quyết tâm cao để đẩy lùi tệ tham nhũng, cam kết không phạm vào tham nhũng" - đại biểu Võ Thị Dung phát biểu trước Quốc hội.
Phiên thảo luận về tình hình tội phạm, công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 sang đến buổi làm việc thứ 2 (chiều 1/11) vẫn không giảm sức nóng với nhiều ý kiến sắc sảo của đại biểu.
Cuộc vận động tiết chế lòng tham
Đại biểu Võ Thị Dung: "Đại biểu nào lỡ tham nhũng hãy tự nhận, xin được tha lỗi".
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) phản ánh cử tri đang rất bức xúc, bất bình với tệ tham nhũng, vì sao ta càng kêu gọi chống tham nhũng thì nó lại càng nhiều, trầm trọng hơn. Tham nhũng nhiều nhưng phát hiện ít, phát hiện nhiều nhưng xử ít, xử nhẹ, tài sản thất thoát nhiều nhưng thu hồi ít.
Ông Đương đề nghị, trong năm 2013 nên mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham. "Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước" - đại biểu bày tỏ tâm huyết.
Đại biểu cũng đề xuất mở cuộc vận động từ chức, trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng.
Ông Đương phân tích: "Phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn và dám từ bỏ chức vụ thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước".
Nếu không làm được thế thì tới đây cũng nên đưa một số bộ trưởng mà dân đang bức xúc về một số lĩnh vực như ngân hàng, xăng dầu, thủy điện ra bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm.
Đại biểu TP.HCM cũng đề nghị Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công an tập trung, phối hợp chặt chẽ đột phá vào một số lĩnh vực cử tri bức xúc như ngân hàng, đất đai, khai khoáng, các dự án sử dụng vốn và tài sản công, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có dấu hiệu thua lỗ, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng... để kịp thời ngăn ngừa, xác định nguyên nhân, xử lý trách nhiệm hình sự, thu hồi tài sản cho nhà nước.
Một đại biểu khác của TPHCM - bà Võ Thị Dung cũng làm xôn xao hội trường với đề xuất, ngay trong kỳ họp này, Quốc hội nên gửi 1 thông điệp đến cử tri và nhân dân cả nước. Cụ thể là 498 đại biểu cùng tuyên bố trước quốc dân đồng bào về quyết tâm cao để đẩy lùi tệ tham nhũng, cam kết không phạm vào tham nhũng.
"Còn những ai đã lỡ tham nhũng thì hãy tự nhận, xin được tha lỗi, sẽ được áp dụng cơ chế không hồi tố nhưng vẫn phải xử lý tài sản bất minh đã có được" - bà Dung kêu gọi.
Kỷ luật thẩm phán tiêu cực trong việc xử án tham nhũng
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) "phê" việc giải quyết án kinh tế, chức vụ, tham nhũng thường kéo dài bất thường. Dù xác nhận việc điều tra án tham nhũng không đơn giản nhưng ông Hiến vẫn bức xúc khi đề cập chuyện, có những vụ án, riêng việc họp liên ngành để thống nhất hướng xử lý cũng mất cả năm mới trả được hồ sơ.
Mặt khác, khi đưa ra xét xử thì tội trạng lại thường nhẹ hơn mức truy tố, án treo tùy tiện.
Ông Hiến nêu dẫn chứng, có vụ án, VKS truy tố về tội tham ô tài sản, lúc xử bị cáo lại được chuyển sang tội cố ý làm trái và 11 bị cáo, trong đó có 7 là quan chức khi đó đều được tòa cho hưởng án treo.
Ngoài ra cũng không loại trừ trường hợp, tòa án thấy VKS truy tố sai mà vẫn xét xử, tòa xử sai VKS cũng không kháng nghị theo thẩm quyền, nghĩa vụ. Thêm cả tình trạng áp dụng pháp luật khác nhau, cùng một hành vi phạm tội trong hai vụ án kinh tế tương đồng, tòa trong Nam xử tội tham ô, ngoài Bắc xử tội cố ý làm trái...
Đại biểu Lê Thị Nga: "Tội phạm tham nhũng rất dễ được hưởng án treo".
Tán thành những nhận định này, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) - Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội phân tích, án treo là quy định rất nhân đạo trong BLHS nhưng phải xử đúng.
Bà Nga chỉ ra sơ hở trong quy định hiện nay là chưa lường hết những điểm đặc thù của tội phạm tham nhũng. Chủ thể tham nhũng rất đặc biệt, phải là người có chức vụ quyền hạn mới tham nhũng được. Trong khi điều kiện để áp dụng án treo là: bị phạt tù không quá 3 năm, có những tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt. Rõ ràng người có chức vụ quyền hạn là nhân thân tốt. Ngoài ra tại chiếu theo quy định giảm nhẹ với người "có thành tích, phạm tội lần đầu, đã được thưởng huân huy chương"... thì các vị quan chức đều đáp ứng cả, chức càng cao càng nhiều tình tiết giảm nhẹ.
"Mâu thuẫn là ở chỗ, chúng ta vừa muốn trừng trị chủ thể đặc biệt ấy, đồng thời lại vừa lấy những đặc điểm của họ ra để cho giảm tội, hưởng án treo" - bà Nga cho rằng, vì thế, không thể "vặn" tòa là xử nhiều án treo được vì nếu cả 100 bị cáo tham nhũng có đủ điều kiện thì tòa cũng cho hưởng án treo đủ cả 100 .
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp kiến nghị xem xét lại quy định về điều kiện để được hưởng án treo đối với tội phạm tham nhũng. Không thể coi những người phạm tội tham nhũng ngang với những người phạm tội về trật tự trị an khác.
Lý giải vấn đề này, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình khẳng định, tỷ lệ án tham nhũng được "xử treo" đã giảm nhiều những năm qua. Năm 2010, có 36% người phạm tội tham nhũng được cho hưởng án treo, năm 2012, tỷ lệ này chỉ còn 30,2%.
Ông Bình xác nhận những thông tin như phân tích của bà Nga về việc áp dụng án treo cho người có nhân thân tốt, án dưới 3 năm, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Vấn đề, theo Chánh án Bình là việc áp dụng quy định đúng hay không.
Án treo nhiều mà đúng vẫn tốt, án treo thấp nhưng sai vẫn không tốt. Không thể nói, với tội phạm tham nhũng, không cho hưởng án treo mà chỉ có thể sửa luật để áp dụng điều kiện nghiêm khắc hơn với người phạm tội tham nhũng" - ông Bình phân trần.
Chánh án TAND tối cao cũng thông tin thêm, năm 2010, ngành đã xử lý, không tái bổ nhiệm 6 thẩm phán cho bị cáo hưởng án treo sai quy định, năm 2011 và 2012 đều có 9 thẩm phán "dính" kỷ luật như vậy. Ngoài ra, nếu phát hiện dấu hiệu tiêu cực trong việc quyết định cho đương sự hưởng án treo, thẩm phán sẽ bị đình chỉ việc xét xử.
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình: "Xử tử hình bằng thuốc độc, vướng không chỉ vì thiếu thuốc"
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình (giữa) cùng Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh (phải) trong giờ nghỉ giải lao.
"Chúng tôi đề nghị UB Thường vụ Quốc hội bố trí một cuộc họp để nghe các cơ quan (TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế) báo cáo về những khó khăn của việc thi hành quy định xử tử hình bằng tiêm thuốc độc. Vấn đề vướng không chỉ vì thiếu thuốc độc.", Viện trưởng VKSNDTC Trương Hòa Bình nói.
Theo ông Bình, hiện cả nước đã xây dựng được 5 đơn vị để tổ chức thi hành án nhưng việc vận chuyển "tử tù" từ các nơi khác (nhất là khu vực vùng sâu vùng xa) đến để thụ án rất phức tạp. Hầu hết các trường hợp phạm tội bị tuyên phạt tử hình đều là tội phạm có tổ chức, dễ xảy ra việc "đánh tháo" tù nhân trên đường di chuyển.
Ngoài ra, mỗi cuộc xử tử phải kéo theo rất nhiều thành phần đi theo tử tội này đến nơi thi hành để chứng kiến, ký xác nhận theo quy định (đại diện VKS, Tòa án, trại giam...) cũng là điều kiện khó đáp ứng.
Còn về nguồn thuốc độc, theo dự kiến, nguyên liệu sẽ được nhập từ nước ngoài nhưng khi nước bạn biết mục đích Việt Nam nhập thuốc về để xử tử hình thì cũng không thuận lợi.
Đến thời điểm này, Bộ Công an vẫn khẳng định có thể thực hiện được hình thức xử tử hình này nhưng tôi nghĩ sẽ rất khó khăn.
Theo Dantri
'Tham nhũng nghiêm trọng, gây bất bình trong xã hội' Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng, tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, gây bức xúc, bất bình trong xã hội tiếp tục là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Sáng 22/10, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng,...