Tiếp công dân đừng thể hiện quan cách
Theo các đại biểu Quốc hội, nhiều vụ việc “rất nóng” nhưng nếu người tiếp dân có thái độ thực sự cầu thị, lắng nghe thì chắc chắn không khí sẽ dịu lại và người dân sẵn sàng chia sẻ.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng ( Bến Tre) phản ánh có chủ tịch tiếp dân 9 phút rồi đi nhậu ẢNH: GIA HÂN
Ngày 14.11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018. Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Ban Dân nguyện đánh giá việc tiếp công dân định kỳ của chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã ở hầu hết các địa phương đều chưa đủ số kỳ tối thiểu theo quy định; chưa gắn với thẩm quyền giải quyết nên chất lượng chưa cao, khiếu nại vượt cấp chưa giảm.
Đối với chủ tịch UBND cấp tỉnh, số buổi tiếp công dân định kỳ chỉ đạt tỷ lệ bình quân 48,3% so với quy định, còn 36 tỉnh chưa đạt mức quy định, 24 tỉnh không báo cáo số liệu. Đối với chủ tịch UBND cấp huyện, tiếp công dân định kỳ đạt tỷ lệ bình quân 71,8% so với quy định, còn 35 tỉnh chưa đạt mức quy định, 21 tỉnh không báo cáo số liệu. Đặc biệt, tỷ lệ tiếp công dân định kỳ trung bình của chủ tịch UBND cấp xã rất thấp, so với quy định chỉ đạt 24%, có tỉnh tỷ lệ này chỉ đạt dưới 5%; có 25 tỉnh không báo cáo số liệu.
Tôi nhận được lá đơn của cử tri phản ánh, có đồng chí chủ tịch tỉnh tiếp họ đúng 9 phút. Họ mô tả cụ thể nói câu gì, làm động tác gì, cuối cùng họ kết luận là đồng chí đó đi nhậu với một nhóm khác. Người ta đến tận chỗ nhậu đó nhưng họ không chụp ảnh, nếu chụp ảnh đó về đưa lên T.Ư thì chúng ta rất khó chấp nhận
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre)
Báo cáo của Ban Dân nguyện cho rằng, việc bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân thường xuyên, xử lý đơn thư tại một số địa phương còn bất cập; việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ thuộc lĩnh vực này còn hạn chế. Cán bộ làm công tác tiếp công dân, tham mưu về giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều nơi còn hạn chế về nghiệp vụ, năng lực chuyên môn; tỷ lệ cán bộ có bằng chuyên ngành luật còn thấp, như ở Thái Nguyên chiếm tỷ lệ 14,2%, Hà Giang chiếm tỷ lệ 19%…
Có chủ tịch tỉnh tiếp dân 9 phút rồi… đi nhậu
Video đang HOT
Thảo luận tại hội trường, ĐB Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng hiện quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được ban hành tương đối đầy đủ và chặt chẽ, nhưng quy định trình tự, thủ tục về tiếp thu, giải quyết kiến nghị, phản ánh của người dân thì chưa được ban hành.
“Do đó, khi công dân thực hiện kiến nghị, phản ánh đã xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan với nhau hoặc giải quyết không tới nơi, tới chốn hoặc hướng dẫn sai địa chỉ. Dưới chỉ lên trên, trên chỉ xuống dưới, mất thời gian, lòng vòng, làm bức xúc của người dân thêm gia tăng”, ĐB Phương nhận định và đề nghị Chính phủ chỉ đạo ban hành các quy định của pháp luật để kịp thời khắc phục lỗ hổng của vấn đề này.
Băn khoăn về chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng vấn đề gốc rễ nằm ở khâu tiếp công dân. Ông Nhưỡng phản ánh thực tiễn khi đi một số nơi tiếp xúc với các vụ việc, tiếp xúc với các nhóm cử tri thì người dân không bằng lòng về cách tiếp dân, cách xử lý của cán bộ, có những trường hợp đuổi người dân. “Tôi nhận được lá đơn của cử tri phản ánh, có đồng chí chủ tịch tỉnh tiếp họ đúng 9 phút. Họ mô tả cụ thể nói câu gì, làm động tác gì, cuối cùng họ kết luận là đồng chí đó đi nhậu với một nhóm khác. Người ta đến tận chỗ nhậu đó nhưng họ không chụp ảnh, nếu chụp ảnh đó về đưa lên T.Ư thì chúng ta rất khó chấp nhận. 9 phút với một việc mà mấy năm trời người ta theo đuổi”, ĐB đoàn Bến Tre nhấn mạnh.
ĐB Nguyễn Văn Pha (Nam Định) cho rằng những tồn tại, hạn chế của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua nguyên nhân không chỉ thuộc về trách nhiệm của các cơ quan T.Ư mà có trách nhiệm rất lớn của chính quyền một số địa phương.
Ông Pha lấy ví dụ, một vụ án có hiệu lực 14 năm, tòa án đã xử đến 4 lần và hồ sơ đầy đủ văn bản của TAND tối cao, Viện KSND tối cao khẳng định vụ án đã xét xử đúng pháp luật, không có căn cứ để có thể xem xét kháng nghị về mặt giải quyết. Song, quá trình làm việc, vị ĐB này cho biết lý do duy nhất địa phương nêu ra, vì người phải thi hành án đó là một ông cụ năm đó 80 tuổi, lúc nào cũng tự thủ mấy can xăng ở trong nhà và nói nếu cưỡng chế sẽ đốt. Cho đến nay, vụ việc này vẫn chưa được xử lý dứt điểm. “Tôi nhớ đến cuối năm 2016, khi tôi chuyển công tác khác vẫn như vậy thôi…
Thực sự nếu chúng ta có ý thức phục vụ nhân dân, bớt vô cảm đi, hãy coi những khó khăn của người dân như khó khăn của người nhà nhà mình thì chắc vụ việc không thể tồn tại lâu như thế. Vì thế, tôi đề nghị trong văn bản của Thanh tra Chính phủ, Ban Dân nguyện cần có kiến nghị đậm nét về trách nhiệm của chính quyền địa phương”, ĐB Pha đề nghị.
Đối thoại đừng chiếu lệ, cho xong chuyện
Ban Dân nguyện thẳng thắn nhìn nhận việc đối thoại của người có thẩm quyền tại một số nơi còn hình thức, chưa được coi trọng đúng mức; việc ủy quyền đối thoại trong một số trường hợp gây bức xúc cho người khiếu nại nên khó tạo được sự đồng thuận,..
ĐB Nguyễn Bắc Việt ( Ninh Thuận) khẳng định đối thoại là biện pháp chủ chốt để làm tốt công tác dân vận, song trên thực tế, cán bộ vẫn né tránh. “Đã có nhiều trường hợp chỉ có người đứng đầu trực tiếp giải quyết thì không còn đơn thư khiếu nại lần thứ hai. Chỉ có người đứng đầu giải quyết là xong luôn, đơn thư không còn gửi lên nữa. Điều này sẽ khắc phục tình hình đơn thư kéo dài”, ông Việt khẳng định. Từ đó, ĐB đoàn Ninh Thuận lưu ý rằng, vị trí, cách thức tiếp công dân sẽ quyết định thành công. “Vị trí tiếp công dân để làm sao người dân xem như nhà của mình. Cách thức và vị trí ngồi của người tiếp công dân cũng nên xử lý sao cho thể hiện được gần dân, đừng thể hiện quan cách với dân. Câu chuyện này nếu làm tốt sẽ xử lý được nhiều việc người dân đang rất nóng nhưng đến với tinh thần, thái độ, vị trí, cách tiếp dân sẽ làm dịu người dân”, ĐB Việt góp ý.
ĐB Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho rằng: “Từ thực tiễn các địa phương, có những vụ việc người dân bức xúc không phải vì không hiểu, không thông với kết quả giải quyết mà bức xúc từ thái độ, phương pháp giải quyết của đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Còn ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong việc đối thoại nhằm giải quyết các vụ khiếu kiện, tố cáo chính là người đứng đầu ít đối thoại với người dân.
“Tâm lý của người đi khiếu nại, sau khiếu nại xong, trước khi ra quyết định giải quyết thì họ rất mong muốn được gặp chủ tịch huyện hoặc cao hơn là gặp chủ tịch tỉnh để đối thoại. Gặp một lần dù thua cũng được. Nhưng rất tiếc nhiều địa phương hầu như lần đối thoại để ra quyết định là ủy quyền cho cấp phó, thậm chí ủy quyền cho thanh tra là người giải quyết, nên người dân đôi lúc không hài lòng về quyết định của mình khi bị bác đơn”.
Trong khi đó, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng người dân thường thiếu thông tin hay cập nhật thông tin không kịp thời và trong điều kiện phức tạp của mạng xã hội hiện nay thông tin có lúc có nhiều sai lệch hoặc chưa nhận thức đầy đủ các quy định pháp luật. Cho nên, qua đối thoại sẽ mang lại cho họ thông tin đầy đủ và chính xác hơn. Đồng thời cũng hiểu rõ hơn thái độ thiện chí của các bên, góp phần quan trọng trong việc tìm ra giải pháp có tính đồng thuận cao để giải quyết một cách thuyết phục và khả thi nhất”, ông Tám bày tỏ. ĐB này nhấn mạnh: “Đối thoại phải được coi như một nguyên tắc trong quá trình giải quyết, chứ không chỉ là giai đoạn đầu và phải được tôn trọng, thực hiện một cách nghiêm túc và cầu thị, chứ không phải làm theo kiểu chiếu lệ, cho xong chuyện”.
Đầu phiên làm việc buổi chiều 14.11, với đa số phiếu tán thành, QH đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách năm 2019. Theo đó, QH quyết định tổng số thu ngân sách T.Ư là 810.099 tỉ đồng; tổng số thu ngân sách địa phương là 601.201 tỉ đồng. Tổng số chi ngân sách T.Ư là 1.019.599 tỉ đồng, trong đó dự toán 321.354 tỉ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. QH giao Chính phủ phân bổ vốn cho các chương trình, dự án có hiệu quả, có kế hoạch cắt giảm vốn đối với dự án triển khai chậm, bổ sung vốn cho dự án có khối lượng hoàn thành cao, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, bảo đảm không dư thừa nguồn vốn; đồng thời kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; tuân thủ nghiêm danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Theo nld.com.vn
"Không thể phủ nhận những cống hiến to lớn của cơ quan điều tra công an"
"Không ai có thể phủ nhận cơ quan điều tra nói chung, trong đó có cơ quan điều tra CAND nói riêng, đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho hoạt động tố tụng, đã khám phá hàng triệu vụ án lớn nhỏ, đem lại sự bình yên cho xã hội", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
Phát biểu về các báo cáo hoạt động của các cơ quan tư pháp, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) tán thành thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp vì khẳng định khá đầy đủ bức tranh về hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có hoạt động của cơ quan điều tra.
Theo ông Nhưỡng, không ai có thể phủ nhận cơ quan điều tra nói chung, trong đó có cơ quan điều tra CAND nói riêng đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho hoạt động tố tụng, đã khám phá hàng triệu vụ án lớn nhỏ, đem lại sự bình yên cho xã hội.
Khẳng định công tác điều tra là rất quan trọng, công lao của cán bộ sĩ quan chiến sĩ trong lực lượng điều tra là vô cùng to lớn, song ông Nhưỡng cũng nêu điều đáng tiếc là trong quá trình điều tra vẫn còn có những con người không xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đoàn Bến Tre phát biểu tại hội trường
Đề cập đến hoạt động điều tra, đại biểu Nhưỡng nhắc lại vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Chấn là một tử tù đã thụ án hàng chục năm trời trong lao lý tuyệt vọng mà nếu không có sự sáng suốt của các cơ quan pháp luật thì có lẽ đã bị tiêm thuốc độc để thi hành án tử và gia đình dòng họ mãi mãi mang tiếng ác là nhà có tội phạm giết người.
Đại biểu Nhưỡng cũng nói về một số vụ án oan khác như vụ ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, và nhiều vụ đang trong diện xem xét vì người dân đang kêu oan.
"Những vụ án oan đó đều khởi nguồn từ hoạt động điều tra có sai sót, vi phạm rất nghiêm trọng pháp luật tố tụng", ông Nhưỡng nhận định.
Nhắc đến cả vụ việc người dân Thủ Thiêm mất hàng thập kỷ kêu oan, ông Nhưỡng cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có cơ quan điều tra chưa quan tâm quyết liệt cho trong việc xử lý các tin báo tố giác, tố cáo của công dân, dẫn đến đại án đã bị che mờ, chưa được ngăn chặn kịp thời, đến khi đưa được vào luồng xử lý thì nó đã tàn phá thể chế kinh tế xã hội, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nếu đem so sánh các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan điều tra với nhau thì vi phạm của ngành công an chiếm tỷ lệ nhiều nhất, có những sai phạm "chiếm tuyệt đối".
"Thời gian qua trên cương vị người đại biểu nhân dân tôi đã tiếp cận nhiều vụ việc trong đó có dấu hiệu tội phạm và đã chuyển đến đồng chí Bộ trưởng, một số đồng chí Thứ trưởng được giao xem xét theo thẩm quyền", ông Nhưỡng nói.
Theo ông Nhưỡng bên cạnh những chiến công của lực lượng điều tra công an với sự khâm phục thì vẫn còn những bất an của cử tri. Bởi vậy, đại biểu mong muốn sẽ có một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực này, để lực lượng điều tra - những người giữ cửa đầu vào của công tác tố tụng nước nhà - ngày càng trong sạch, vững mạnh, lấy lại lòng tin của Đảng, cử tri và nhân dân.
Quang Phong
Theo Dantri
Bộ trưởng Công an: 'Giải quyết tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 87%' Thượng tướng Tô Lâm cho hay trong năm 2018, tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án đạt trên 81%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Quốc hội dành trọn ngày làm việc hôm nay 13/11 để nghe và thảo luận về các báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao;...