Tiếp cận sát với thực tế chiến đấu, luyện tác chiến hiệp đồng quân binh chủng
Năm 2014, là năm thứ hai toàn quân triển khai thực hiện Nghị quyết 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng những chuyển biến được tạo ra đã chứng tỏ sự cần thiết, tính đúng đắn và kịp thời của nghị quyết. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đòi hỏi toàn quân phải tiếp tục nỗ lực giải quyết.
Nhiều tín hiệu đáng mừng
Nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết 765 thời gian qua, Trung tướng Nguyễn Đức Thận – Cục trưởng Cục Quân huấn (Bộ Tổng tham mưu) cho rằng: “Với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, các đơn vị trong toàn quân đã nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện theo đúng Chỉ lệnh công tác quân sự, quốc phòng của Tổng Tham mưu trưởng, nhiều nội dung đạt được kết quả tương đối toàn diện…”.
Để làm rõ hơn, chúng tôi đã khảo sát tại nhiều đơn vị thuộc Quân khu 1; Quân khu 2; Quân khu 3; Quân đoàn 1; Binh chủng Công binh; Binh chủng Pháo binh… và nhận thấy, công tác huấn luyện được cấp ủy, người chỉ huy các cấp triển khai toàn diện, đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm. Theo Trung tướng Nguyễn Ngọc Liên, Chính ủy Quân khu 2, cấp ủy các cấp ở Quân khu 2 đều ra nghị quyết lãnh đạo chuyên đề nhiệm vụ huấn luyện, bám sát Nghị quyết 765 và vận dụng sáng tạo vào tình hình nhiệm vụ của đơn vị. Trong đó, các đơn vị đều xác định tập trung tạo bước đột phá về đổi mới nâng cao chất lượng tổ chức và phương pháp huấn luyện…
Theo Chỉ lệnh của Tổng Tham mưu trưởng, năm 2013 và 2014, nhiều nội dung mới, khó được bổ sung vào chương trình huấn luyện cho các đối tượng bảo đảm phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị và yêu cầu xây dựng quân đội. Đặc biệt năm 2013, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức nhiều cuộc diễn tập nhất từ trước đến nay. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, toàn quân đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, các cuộc diễn tập đều hoàn thành tốt nhiệm vụ… Kết quả đó cho thấy bước chuyển trước hết trong thực hiện Nghị quyết 765 thể hiện ở ý chí, quyết tâm, tinh thần vượt khó thi đua huấn luyện của bộ đội.
Lực lượng hải quân đánh bộ Lữ đoàn 101 luyện tập tác chiến hiệp đồng quân binh chủng
Công tác bảo đảm cho huấn luyện cũng tạo được bước chuyển quan trọng. Tình trạng mô hình, đồ dùng huấn luyện thiếu về số lượng, chất lượng sơ sài, chưa sát thực tiễn, đã được khắc phục. Thượng tá Tô Quang Hanh, Phó tham mưu trưởng Sư đoàn 316 (Quân khu 2) cho biết: “Đối với đơn vị, mô hình, đồ dùng huấn luyện, thao trường, bãi tập đã đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới huấn luyện theo hướng trực quan, tăng thực hành, đưa bộ đội gần sát với thực tế chiến đấu…”.
Trình độ huấn luyện của cán bộ cũng có chuyển biến rõ nét. Đến các đơn vị chúng tôi nhận thấy, hầu hết cán bộ huấn luyện theo phân cấp. Đặc biệt, nếu như trước đây cán bộ tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng chỉ tổ chức luyện tập và sửa tập cho chiến sĩ thì nay nhiều đồng chí đã có khả năng huấn luyện được một số nội dung như: Điều lệnh, kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người… và một số nội dung kỹ thuật chuyên ngành.
Toàn quân đã tích cực nghiên cứu, đổi mới công tác huấn luyện bộ đội, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của khoa học quân sự. Đại tá Hà Quang Vinh, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 cho biết: Đơn vị đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân khu 1 về đổi mới nội dung, chương trình huấn luyện cho các đối tượng phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị và yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. Sư đoàn tiếp tục thực hiện phương châm huấn luyện: “cơ bản, thiết thực, vững chắc”; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát với phương án chiến đấu, đối tượng tác chiến, phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị và chức năng, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động…
Video đang HOT
Trên cơ sở kết quả thực nghiệm một số loại vũ khí hỏa lực bộ binh và một số loại VKTB mới, toàn quân đã tích cực nghiên cứu, đổi mới tổ chức và phương pháp huấn luyện để nhanh chóng làm chủ, khai thác hiệu quả. Các đơn vị đã tăng cường các hình thức diễn tập chiến thuật bắn đạn thật ở các cấp, tham gia diễn tập chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng gắn với tác chiến khu vực phòng thủ, diễn tập tác chiến bảo vệ biển, đảo…
Một số vấn đề đặt ra
Chúng tôi nhận thấy, ở một số đơn vị trình độ cán bộ không đồng đều. Số cán bộ qua chiến đấu ngày càng ít, thậm chí nhiều đơn vị không còn. Số cán bộ trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm, khả năng tổ chức quản lý, điều hành huấn luyện hạn chế, nhưng do chưa được quan tâm kèm cặp, giúp đỡ thường xuyên, nên một số chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới huấn luyện. Yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, tập huấn cán bộ là phải xuất phát từ thực tiễn xem từng đối tượng cán bộ đang thiếu cái gì, yếu ở đâu, cần bồi dưỡng nội dung gì… để xác định nội dung, chương trình, hình thức tổ chức cho phù hợp. Nhưng trên thực tế, ở cơ sở vẫn tồn tại tập huấn cán bộ theo ý chủ quan của lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị, tập huấn cho xong chương trình…
Tuy có nhiều chuyển biến nhưng theo đánh giá của Bộ Tổng tham mưu, chất lượng huấn luyện có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhất là việc tổ chức rèn luyện đội ngũ cán bộ chỉ huy, cơ quan và phân đội trong hợp luyện và diễn tập chiến thuật. Trình độ chỉ huy, tham mưu tác chiến của đội ngũ cán bộ chỉ huy và cơ quan còn hạn chế, chưa sát với thực tế. Ở một số đơn vị, việc kết hợp giữa huấn luyện kỹ thuật với chiến thuật và rèn luyện bản lĩnh, ý chí, tinh thần, tâm lý, sức khỏe cho bộ đội tiến hành chưa toàn diện. Công tác huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, chưa gắn chặt với công tác quản lý tư tưởng, duy trì kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước, do đó tình hình vi phạm kỷ luật, pháp luật tuy có tiến bộ nhưng chưa vững chắc.
Huấn luyện võ thuật ở Đoàn Đặc công 113 (Binh chủng Đặc công)
Bộ Quốc phòng đã thông qua “Quy hoạch trường bắn, thao trường huấn luyện toàn quân đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Quy hoạch của Bộ Quốc phòng được các đơn vị trong toàn quân nhất trí cao, thế nhưng tiến độ triển khai thực hiện nhiều nội dung công việc ở một số cơ sở còn chậm, nhất là việc phối hợp với địa phương làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất đúng quy định, ổn định tình hình đất đai, thao trường, trường bắn. Một số khu vực có tranh chấp, lấn chiếm chưa được giải quyết triệt để. Công tác bảo đảm trường bắn đáp ứng yêu cầu những bài bắn theo giáo trình mới của Bộ Tổng tham mưu ở một số nơi cũng có những khó khăn. Ở cấp cơ sở, nhất là cơ quan quân sự các huyện, thị xã, thành phố do điều kiện địa hình, diện tích doanh trại hẹp, nên việc bảo đảm thao trường khó khăn, nhiều nơi vẫn phải lợi dụng địa hình tại chỗ và một số khu vực trên địa bàn để huấn luyện.
Chủ động tiến hành các biện pháp khắc phục
Đối với mỗi đơn vị, xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, có bản lĩnh và nhiệt tình, trách nhiệm là việc rất hệ trọng. Theo chúng tôi, để có được đội ngũ cán bộ như vậy trước hết cấp ủy, người chỉ huy các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng-đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng… Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ đồng đều, vững chắc, cấp ủy, chỉ huy đơn vị phải có chủ trương, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vừa mang tính chiến lược cho từng nhiệm kỳ, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng năm, từng giai đoạn huấn luyện. Việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng phải xuất phát từ thực tiễn để xác định nội dung, chương trình, hình thức tổ chức thì mới đem lại hiệu quả. Đối với số cán bộ trẻ, cùng với tạo điều kiện để anh em phấn đấu vươn lên, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần phân công những cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ.
Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ, các học viện, nhà trường cần tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, bảo đảm phù hợp mặt bằng chung của hệ thống giáo dục quốc dân, đặc thù của hoạt động quân sự, chú trọng tính liên thông, kế thừa giữa các cấp học, bậc học, môn học, tránh dàn trải, trùng lắp, nặng về lý thuyết. Trong đó, coi trọng việc bổ sung, cập nhật kiến thức mới và sự phát triển của thực tiễn, bảo đảm phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, theo phương châm: “lý luận nhà trường gắn liền với thực tiễn đơn vị”.
Toàn quân đang triển khai nhiều cuộc vận động, chương trình hành động. Theo chúng tôi, trong thực hiện nội dung, chỉ tiêu, yêu cầu của các cuộc vận động, chương trình, các đơn vị cần chú trọng gắn với thực hiện những chỉ tiêu công tác huấn luyện nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 765. Các đơn vị bám sát chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu, quá trình huấn luyện cần kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện cán bộ chỉ huy, cơ quan và đơn vị; kết hợp giữa huấn luyện với rèn luyện; tăng cường huấn luyện dã ngoại, huấn luyện đêm, đưa bộ đội tiếp cận sát với thực tế chiến đấu và thông qua các hoạt động, nhất là hành quân xa, mang vác nặng, diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp,… để rèn luyện cho bộ đội có thể lực bền bỉ, dẻo dai, đủ khả năng chiến đấu dài ngày, trong những điều kiện khó khăn, phức tạp.
Căn cứ vào “Quy hoạch trường bắn, thao trường huấn luyện toàn quân đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện, bảo đảm đúng định hướng chỉ đạo của trên, phù hợp với tình hình thực tế nhu cầu sử dụng của đơn vị.
Theo ANTD
Thay CMND bằng Thẻ căn cước, người dân được lợi gì?
Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XIII, Chính Phủ đã trình QH cho ý kiến về Luật Căn cước công dân. Theo đó, thay bằng CMT hiện tại, công dân Việt Nam sẽ được cấp thẻ căn cước, số định danh cá nhân.
Bỏ dần quản lý dân cư bằng hộ khẩu
Thẻ căn cước - đòi hỏi của thực tiễn
Theo Ban soạn thảo Đề án, trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa giấy tờ về căn cước công dân theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới.
Trong khi đó, kỹ thuật, công nghệ cấp, quản lý Chứng minh nhân dân còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của Nhân dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế; hình thức, nội dung của giấy tờ về căn cước công dân chưa phù hợp với quy định của nhiều nước trên thế giới.
Vì vậy, cần quy định việc sử dụng thẻ Căn cước công dân theo công nghệ tiên tiến vừa bảo đảm bền, đẹp, chống làm giả, vừa có khả năng tích hợp nhiều thông tin cần thiết để góp phần đơn giản hóa giấy tờ cho công dân, từng bước thực hiện Chính phủ điện tử.
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hiện nay chủ yếu được lưu trữ thủ công; việc cấp, quản lý, sử dụng giấy tờ về căn cước công dân tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân.
Luật căn cước công dân nếu được ban hành cùng với việc cấp thẻ căn cước công dẫn sẽ giải quyết được những bất cập này. Thẻ căn cước cũng sẽ bảo đảm sự đồng bộ với pháp luật về hộ tịch, cư trú, dữ liệu quốc gia về dân cư với trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy tờ về căn cước công dân đơn giản, thuận tiện, không phiền hà.
Con số định danh và sự tiện lợi của công dân thời điện tử
Thẻ Căn cước công dân (thay thế cho tên gọi hiện nay là Chứng minh nhân dân) là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Trên thẻ Căn cước công dân có thông tin về nơi thường trú của công dân và do đó, sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Trên thẻ Căn cước công dân cũng có thông tin về họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc. Các thông tin này được tích hợp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên công dân có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân để chứng minh các thông tin này trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác của công dân.
Mặt khác, trên thẻ Căn cước công dân có số định danh cá nhân của mỗi người, giúp cho công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch dân sự, giúp cơ quan, tổ chức kiểm tra, khai thác các thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu như trước đây, số Chứng minh nhân dân sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý và có thể lặp lại ở người khác, thì nay dự thảo Luật quy định theo hướng số định danh cá nhân được sử dụng làm số thẻ Căn cước công dân; trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì số thẻ Căn cước công dân vẫn giữ đúng theo số định danh cá nhân đã cấp.
Số định danh cá nhân là mã số công dân gồm 12 số tự nhiên, được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc, được cấp cho mỗi công dân Việt Nam và không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu cụ thể của một người trong cơ sở dữ liệu.
Một bước tiến quan trọng so với quy định của pháp luật hiện hành là dự thảo Luật quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 15 tuổi, ngay từ khi làm thủ tục khai sinh để bảo đảm quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.
Việc cấp thẻ cũng không hạn chế đối tượng, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình.
Để bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của công dân và phù hợp với pháp luật hiện hành về phí và lệ phí, dự thảo Luật quy định theo hướng công dân được miễn, giảm lệ phí đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Chính phủ và Nhà nước bảo đảm kinh phí cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu.
Theo Báo PL
Nga "trung lập" trong xung đột Trung-Việt ở Biển Đông Matxcơva rât lo lăng về xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam - hai đối tác chiến lược của Nga ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Nga và Trung Quốc không lam ban với nhau để chống lại bất kỳ ai". "Nga và Trung Quốc không lam ban với nhau để chống...