Tiếng loa thời sinh viên
Được ông anh ở quê ủy quyền đưa cô cháu đi nhập học Đại học, cứ tưởng mất đứt một buổi sáng cho trách nhiệm, không ngờ lại trỗi dậy những cảm xúc mà cuộc sống bận rộn đã cuốn trôi.
Mới đầu là sự bực mình vì sự nhốn nháo của các cô cậu tân sinh viên. Hơn mười năm trước, mình cũng đi nhập học, đâu có thấy ồn ào thế (thế hệ trước bao giờ cũng nhìn thế hệ sau bằng ánh mắt khắt khe hơn), mình bắt đầu “soi”. Có vẻ nguyên nhân bắt nguồn từ cái điện thoại. Cô nào, cậu nào cũng điện thoại. Người thì được hỏi thăm (có khi mấy phút lại hỏi một lần xem tiến độ làm thủ tục đến đâu rồi), người thì quên giấy nọ tờ kia gọi người thân hỗ trợ, người thì chia sẻ cảm xúc, mô tả quang cảnh (chắc có bạn đang nhập học ở trường khác)… cộng với sự hối thúc, cáu gắt của cô giáo vụ, cứ loạn cả lên.
Đúng là thời thế đã khác rồi
Mười mấy năm trước, bọn mình làm gì có điện thoại.
Hồi ấy, ai ở Ký túc xá thì thật nhớ tiếng loa gọi sinh viên đi nghe điện thoại. “Xin mời sinh viên X, quê ở Bắc Ninh, phòng 305, nhà B xuống nghe điện thoại chờ…”. Buổi tối, ngày nghỉ loa hoạt động hết công suất vì là thời điểm sinh viên mới hay có ở phòng. Tiếng loa vang vang, thông báo cho cả trăm sinh viên biết có người được đi nghe điện thoại. Không hiếm lần, cô quản lý ký túc quên chưa kịp tắt micro, cả ký túc lại được nghe khối chuyện…
Hồi ấy, sinh viên nữ nào được gọi nhiều nhất thì biết ngay là có fan hâm mộ nhất hay đó là một sinh viên tiểu thư con nhà giàu nên hay được bố mẹ hỏi thăm. Mỗi khi có tiếng loa, thể nào cũng có ai đó có khi hào hứng móc ra một số tiền , có khi tần ngần vay tiền khắp lượt, rồi tiếng chân thình thịch chạy xuống ban quản lý ký túc để được cầm chiếc ống nghe. Nhiều khi, lắm người xếp hàng chờ nghe hay gọi điện thoại, “tổng đài” hẹn người gọi 5 phút sau gọi lại, nhưng rồi chả thấy đâu vì có khi đầu dây bên kia chả còn đủ tiền gọi lại, hoặc cũng có khi gọi mãi vẫn thấy máy bận thì thành ra nản không gọi nữa. Những lúc như thế, buồn khôn tả, băn khoăn mãi xem ai gọi mình: gia đình ở quê có vấn đề gì? Ai đó hẹn hò chăng? Ban cán sự lớp thông báo về tài liệu ôn thi? …v…v… và …v…v…
Ngày ấy, mỗi lần nghe điện thoại là mất 2.000đ, sau đó mới giảm giá xuống 1.000đ. Số tiền ấy mua được hai cái bánh mì hoặc một gói mì tôm. Nghe được cuộc điện thoại có khi mất đứt bữa sáng. Còn muốn gọi, thì ngoài cước phí tính theo bưu điện, ban quản lý còn cộng thêm chi phí nữa, nên cần lắm mới dám gọi một cuộc điện thoại thì đi tong một bữa trưa giản dị (khoảng 2.500đ- 3.000đ) gồm mấy miếng thịt kho dừa, rau muống luộc và bát canh “toàn quốc”. Nhưng nhiều khi chỉ cần một cuộc điện thoại là thấy lâng lâng, chả cần ăn uống gì. Đi nghe điện thoại về cũng có nhiều tâm trạng, có đứa vui mừng hớn hở, mắt long lanh, có đứa khóc rưng rức, có đứa nằm vật ra giường chả nói năng câu gì…
Cũng có ối kẻ chả bao giờ có cuộc điện thoại nào, không ít lần dọa ném vỡ cái loa vì nó cứ ông ổng vào đúng lúc vừa chợp mắt ngủ trưa hay lúc vừa nhập tâm học bài, rồi lẩm bẩm chửi những “đứa thừa tiền suốt ngày điện thoại”.
Video đang HOT
Mình nhớ có lần, cần hỏi thông tin một đứa bạn ở quê, mình đã định liều gọi một cuộc điện thoại cho đứa bạn học Đại học Ngoại ngữ (bây giờ là Đại học Hà Nội), thế rồi tiếc tiền phải đạp xe 7 cây số từ Từ Liêm sang Thanh Xuân, tức là từ đầu nọ đến đầu kia Hà Nội để nói đúng 3 câu.
Thời sinh viên, biết bao điều để nhớ, cái tiếng loa gọi nghe điện thoại có lẽ theo mình mãi mỗi khi nhắc về tuổi xuân đã qua. Cái thời, cả mấy trăm con người nghe chung một cái điện thoại… Đứa cháu nghe mình ôn nghèo kể khổ “thời cổ đại mươi năm trước”cứ há mồm lắc đầu không hiểu. Bây giờ ký túc xá sinh viên chỉ còn cảnh mỗi cô cậu một máy buôn chuyện cuối ngày.
Ngày xưa, hồi sinh viên ao ước, bao giờ mình đi làm, kiếm được việc tốt, lắp hẳn một cái điện thoại để mà có việc thì được gọi mà không có ai xếp hàng dòm ngó vào chuyện của mình.
Bây giờ, nhiều lúc hai tai phải nghe hai cái điện thoại. Một cái vừa truyền chỉ đạo của ông anh rằng sau khi nhận phòng thì đưa cháu nó ra cửa hàng Viettel đăng ký DCOM 3G để “khép kín nhu cầu kết nối” trong khôn viên ký túc xa, khỏi phải ra hàng net phức tạp.
Nào thì đi. Sân ký túc đang ồn ã trăm thứ âm thanh vì đám sinh viên mới. Nhưng không có tiếng loa nào thì phải…
Theo PLXH
'Đồ thuốc độc' nơi đại ngàn âm u và những uy lực rợn người
Tuy chỉ là "truyền miệng", nhưng "đồ thuốc độc" đã trở thành thứ "thống lĩnh" vô hình đầy uy lực. Người có "đồ thuốc độc" thường có uy quyền, nên dân trong làng phải nghe theo, nếu trái lời sẽ chết.
Đại ngàn âm u, huyền bí thế cũng không đáng sợ bằng vấn nạn nghi ngờ có "đồ thuốc độc" hiện hữu bao đời nay ở các buôn làng miền núi Quảng Ngãi. Tuy nhiên nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, oan nghiệt đang dần được xóa bỏ.
Sự mơ hồ đáng sợ
Nạn "đồ thuốc độc" đè nặng trong tâm trí người dân các buôn làng ở Quảng Ngãi.
Theo quan niệm và lý giải của một số già làng và đồng bào thiểu số thì "đồ độc" là một loại bùa chú dùng để hại người và có thể "điều chế" bằng nhiều cách khác nhau.
"Đồ" có thể được lấy lông mép của con cọp, rồi cắm vào măng tre và để lâu ngày trở thành sâu. Sau đó con sâu được nuôi dưỡng bằng rau tăm. Khi sâu lớn thải ra phân và phân chính là "đồ".
Ngoài ra, "đồ" còn được làm bằng cách lấy lúa mới trộn với lúa cũ, muối mới trộn với muối cũ, rồi dùng rễ cây đa, nước mã tiền, đọt cây đại tướng quân... trộn với nhau. Sau đó cho vào hũ, rồi cắt tiết gà trống trắng đổ vào sẽ thành..."đồ".
"Đồ" còn được chia thành 2 loại, gồm: "Đồ khô" là của những người giàu có; "đồ ướt" là của người nghèo. Còn "độc" thì được điều chế từ các loại lá, rễ, nhựa cây độc, như: Lá ngón; mủ của con cóc...
Khi "độc" được "pha" vào bùa chú cũng sẽ trở thành "đồ". Người có "đồ" phải cúng thần linh bằng huyết gà trống trắng thì mới phát huy linh nghiệm. Muốn hại người khác thì người có "đồ" chỉ cần vỗ vai, xoa đầu, nguyền rủa, cho ăn, uống...
Gắn bó gần trọn cuộc đời với những ngọn núi, cánh rừng; cái chân đã đi đến hầu hết các buôn, làng trong huyện và vùng lân cận, thế nhưng khi nghe hỏi đã thấy cụ thể về hình dáng của "đồ thuốc độc" và nó ra đời từ bao giờ, già Phạm Văn Lân (82 tuổi), ở thôn Nước Lang, xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ, lắc đầu:
"Không biết, chỉ nhớ là khi tao mới cao bằng cái rựa thì đã nghe cha mẹ kể lại. Và cho đến giờ cũng chưa một lần nhìn thấy, mà chỉ nghe người dân trong làng rỉ tai, kể cho nhau về nó thôi".
Tuy chỉ là "truyền miệng", thế nhưng "đồ thuốc độc" đã trở thành thứ "thống lĩnh" vô hình đầy uy lực tồn tại suốt hàng trăm năm qua trong tâm trí của đồng bào thiểu số. Theo đó, người có "đồ thuốc độc" thường có uy quyền, nên dân trong làng phải nghe theo những điều người có "đồ độc" nói, nếu trái lời sẽ bị hại chết.
Những người có "đồ thuốc độc", họ là ai?
Là người trực tiếp tham gia giải quyết hàng chục vụ nghi ngờ "cầm đồ độc", Thiếu tá Phạm Văn Ghin, Công an huyện Ba Tơ, lắc đầu:
"Không như nhiều người tưởng, đại đa số người bị dân làng nghi ngờ có "đồ thuốc độc" là những đối tượng lười lao động, rượu chè bê tha, ít hòa đồng và hay gây mâu thuẫn với mọi người. Đặc biệt, khi rượu vào thì ba hoa khoác lác là "không sợ ai"; hoặc "úp mở" rằng mình có "đồ thuốc độc".
Thiếu tá Ghin kể: Là người hay rượu chè và mỗi khi có hơi men thì ông Phạm Văn Nhúi, ở thôn Đồng Răm 1, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ thường khoe là có "đồ thuốc độc" để doạ dân làng. Vì thế mà không chỉ bản thân ông Nhúi mà cả vợ là bà Phạm Thị Tỏ, cũng bị lọt vào "tầm ngắm" của dân làng.
Vào giữa tháng 7/2009, khi con gái là Phạm Thị Nư đau chết, ông Phạm Văn Nhớ chợt nhớ lại, năm 2007, có lần ông chặt cây vú sữa ở vườn nhà thằng Nhúi, có thể vì thế mà nó ghét, nó bỏ "đồ thuốc độc" cho con mình chết.
Và cũng vào thời điểm đó Phạm Thị Hay, Phạm Văn Ép, ở cùng thôn bị đau đi bệnh viện huyện, thế nhưng khi đang điều trị bỏ trốn về nên bệnh không giảm... cũng nhớ lại đã từng cãi vã, xích mích với ông Nhúi nên cũng nghi là do ông Nhúi bỏ "đồ thuốc độc" mới đau.
Vậy là một số người dân trong làng âm thầm chuẩn bị hung khí để xử ông Nhúi. Nắm được thông tin, công an huyện phối hợp với UBND xã Ba Khâm, khẩn trương thành lập đoàn công tác để giải quyết vụ việc. Thế nhưng khi đoàn đang làm việc ở nhà ông Nhúi thì một nhóm thanh niên khoảng 20 người, tay cầm gậy gộc kéo đến.
Dù đoàn cán bộ giải thích, nhưng nhóm thanh niên này bỏ ngoài tai, cúp cầu dao điện, xông vào đánh bị thương bà Phạm Thị Tỏ và con gái là Phạm Thị Yên, cùng một số cán bộ xã. Sau khi được mời lên, ông Nhúi mới thú nhận rằng mình chỉ nói đùa để doạ, không ngờ sự việc xảy ra như vậy.
Dù đã tồn tại từ hàng trăm năm qua, là nguyên do dẫn đến hàng loạt cái chết oan uổng và thương tâm, thế nhưng không một ai ở các buôn làng tận mắt nhìn thấy thứ gọi là "đồ thuốc độc" đó hình dáng cụ thể thế nào...
Theo Dân Việt
Lấy tên nhân tình đặt cho con Chẳng nhẽ anh ấy muốn đứa con tôi dứt ruột đẻ ra lại mang tên của nhân tình anh sao? (Ảnh minh họa) Khi chưa siêu âm, chồng còn nói nếu là con gái thì đặt tên bé là Ngọc Như, vì đó là tên nhân tình của anh. Tôi và chồng học cùng đại học, yêu nhau ngay từ những năm đầu...