Tiếng lành đồn xa: Việt Nam hiện đại hóa tên lửa S-125 cho Cuba?
Đoàn chuyên gia quân sự Cuba vừa có chuyến thăm và làm việc với Quân chủng PK-KQ. Hai bên đã nhất trí những chương trình hợp tác quan trọng, có thể bao gồm cả hiện đại hóa tên lửa.
Tiếng lành đồn xa: Việt Nam hiện đại hóa tên lửa S-125 cho Cuba?
Sáng 21-7, Đoàn Chuyên gia Cuba do Đại tá Sergio Marcos Herrera Perez – Trưởng Phòng Không quân, Quân chủng PK-KQ Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm Quân chủng PK-KQ. Tiếp Đoàn có Thiếu tướng Bùi Anh Chung – Phó Tư lệnh Quân chủng cùng đại diện cơ quan chức năng của Quân chủng.
Thiếu tướng Bùi Anh Chung – Phó Tư lệnh Quân chủng cùng đại diện một số cơ quan Quân chủng chụp ảnh lưu niệm với Đoàn Chuyên gia Cuba. Ảnh: Báo PK-KQ.
Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!
Thật tự hào khi được biết hai vĩ nhân của dân tộc Jose Marti và Hồ Chí Minh đã gieo mầm cho tình hữu nghị bền chặt, vô tư trong sáng giữa Việt Nam – Cuba.
Với tinh thần “Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ảng, Nhà nước, nhân dân Cuba và Chủ tịch Fidel Castro đã dành cho nhân dân ta sự ủng hộ và giúp đỡ vô cùng quý báu, có hiệu quả cả tinh thần lẫn vật chất.
Qua chia sẻ của nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đỗ Văn Tài (1932-2010), ta được biết thêm những thông tin hết sức thú vị và xúc động.
Đó là ài phát thanh La Ha-ba-na đã dành riêng một kênh phát bằng tiếng Anh sang Mỹ để giới thiệu với nhân dân Mỹ về tình hình Việt Nam, góp phần tranh thủ dư luận tiến bộ Mỹ, ủng hộ Việt Nam, đòi chấm dứt chiến tranh.
Bên cạnh đó, bất chấp chiến tranh nguy hiểm, nhiều chuyên gia, kỹ sư, các tàu Cuba vẫn dũng cảm vượt qua sự phong tỏa bằng thủy lôi, bom mìn của Mỹ để tới Việt Nam, trực tiếp giúp đỡ nhân dân ta.
Đặc biệt hơn, trong lúc chiến tranh diễn ra ác liệt, Chủ tịch Fidel là nguyên thủ quốc gia đầu tiên và duy nhất đến thăm một vùng giải phóng của miền Nam, thể hiện tình cảm đặc biệt của ông và nhân dân Cuba đối với sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Thiếu tướng Bùi Anh Chung – Phó Tư lệnh Quân chủng và Trưởng Đoàn Chuyên gia Cuba – Đại tá Sergio Marcos Herrera Perez. Ảnh: Báo PK-KQ.
Video đang HOT
“Trọn nghĩa, vẹn tình” – Việt Nam nâng cấp tên lửa cho Cuba!
Đoàn Chuyên gia Cuba đã có cuộc làm việc với Cục Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ. thăm quan một số nhà máy như A-31, A-45 để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về một số quy trình vận hành và cải tiến các loại khí tài mà hai bên đã thống nhất.
Theo trang globalsecurity.org, hiện nay trong biên chế Quân chủng PK-KQ Cuba có khoảng 300 tổ hợp tên lửa phòng không từ tầm gần tới tầm trung, trong đó có khá nhiều tên lửa S-75 và khoảng 60 tổ hợp S-125 cùng loại với Việt Nam đang sử dụng.
Đáng chú ý, Cuba đã có những cải tiến nhất định, biến một số tổ hợp tên lửa S-75 và S-125 thành phiên bản cơ động đặt trên khung gầm xe bánh xích. Tuy nhiên, xét về mực độ hiện đại và tự động, các tổ hợp tên lửa sau cải tiến của Cuba vẫn còn nhiều hạn chế.
Do đã đưa vào sử dụng từ khá lâu nên hầu hết các tổ hợp tên lửa của bạn đã xuống cấp, khó đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại, cần phải sớm được nâng cấp để duy trì và tăng cường hiệu quả chiến đấu.
Cuba đã có những đổi mới quan trọng mang tính bước ngoặt, kinh tế dần đạt được những kết quả khả quan, nhưng với tiềm lực có hạn, nước bạn chưa thể mua sắm những loại tên lửa phòng không thế hệ mới nên việc nâng cấp tên lửa S-125 đang có trong biên chế là lựa chọn thông minh và phù hợp nhất trong thời điểm này.
Như vậy, mặc dù không nêu cụ thể các chương trình hợp tác giữa Quân chủng PK-KQ hai nước, nhưng sẽ là một tin cực vui nếu phía bạn đề nghị Việt Nam chuyển giao công nghệ nâng cấp tên lửa phòng không S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM mà chúng ta đã triển khai thành công.
Với trí thông minh, sự sáng tạo, các cán bộ, kỹ sư và công nhân Nhà máy A-31 đã làm chủ công nghệ nâng cấp tên lửa S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM nên việc hiện đại hóa tên lửa cho Cuba hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Tất nhiên, để mọi việc diễn ra suôn sẻ cần có sự đồng ý và “chung tay” của bên thứ 3, đó chính là Công ty Tetraedr (Belarus) – nhà cung cấp công nghệ và thiết bị nâng cấp cho Việt Nam. Bởi lẽ, họ chẳng có lý do gì để từ chối!
Với Tetraedr, giành được hợp đồng nâng cấp hàng chục tổ hợp tên lửa phòng không S-125 của Cuba sẽ là một thành công vang dội, xét cả về hiệu quả kinh tế lẫn thương hiệu. Nhưng trên hết, Việt Nam mới là tác nhân chính để hiện thực hóa tiến trình này.
Tất nhiên, với sự giúp đỡ chí tình của bạn trong Kháng chiến chống Mỹ và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta cần chia sẻ cùng Cuba những khó khăn trong khả năng có thể, như vậy mới là “trọn nghĩa, vẹn tình”!
Thêm một lần nữa chúng ta có quyền tự hào với những khối óc thông minh, những bàn tay vàng của Nhà máy A-31 Quân chủng PK-KQ Việt Nam đã cải lão hoàn đồng, biến các tổ hợp tên lửa cũ kỹ thành loại vũ khí tương đối hiện đại, có thể tiếp tục bảo vệ vững chắc bầu trời thêm vài chục năm nữa.
Tiếng lành đã đồn xa, vui sướng nào bằng! Tự hào quá Việt Nam ơi!
Tính năng kỹ chiến thuật của Tổ hợp S-125-2TM “Pechora-2TM”
Cự ly nghiêng tối đa trong vùng diệt mục tiêu: 35,4 km
Độ cao vùng diệt mục tiêu: từ 20 m tới 25 km
Cự ly diệt tối đa đối với mục tiêu có tham số đường bay vòng phía ngoài trận địa: 25 km
Tốc độ bay tối đa của mục tiêu có thể diệt: 900 m/giây
Số lượng mục tiêu có thể diệt đồng thời: 02 mục tiêu
Xác suất diệt mục tiêu bằng 01 đạn: 0,92
Khả năng kháng nhiễu chặn tích cực: 2.700 W/MHz
Thời gian tổ hợp bắt mục tiêu theo phần tử chỉ định: 3 giây
Diện tích phản xạ điện từ nhỏ nhất của mục tiêu có thể bị phát hiện: 0,02 m2
Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa: 100 km
Thời gian thu hồi / triển khai tổ hợp: 25 phút / 30 phút
Thời gian khai thác sử dụng đạn: 15 năm
Theo Soha News
Kết quả Việt Nam diễn tập chiến đấu với tên lửa S-125-2TM
Quân chủng PK-KQ vừa tổ chức thành công Diễn tập chiến thuật phân đội hỏa lực Tên lửa phòng không S-125-2TM sau nâng cấp (kéo dài từ ngày 5-8/7).
Kết quả Diễn tập
Một trong những nội dung được quan tâm nhất trong Diễn tập là phần báo cáo kế hoạch chiến đấu của Tiểu đoàn trưởng. Thiếu tá Vương Hữu Hải - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 123, Trung đoàn 284 (Sư đoàn 365) chia sẻ:
"Phần báo cáo kế hoạch và chỉ huy hiệp đồng là nội dung khó nhất của Diễn tập, nó đòi hỏi người chỉ huy phải có tư duy nhạy bén, linh hoạt, nghiên cứu kỹ tình hình để tìm ra cách đánh phù hợp, phát huy được tính năng của khí tài...".
Trong khin đó, Thiếu tướng Lê Văn Ngọc - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng, Trưởng Ban Tổ chức Diễn tập cho biết: "Diễn tập lần này sát với thực tế chiến đấu, chủ yếu là xử trí các tình huống vào ban đêm, sử dụng ít ánh sáng; khí tài thường xuyên cơ động ở trận địa mới... nhằm nâng cao tư duy cho Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên về xây dựng trận địa, kế hoạch chiến đấu, trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn, xác định đối tượng tác chiến, hướng tiến công của địch...".
Triển khai chiến đấu với tên lửa S-125-2TM ban đêm.
Để Diễn tập sát với thực tế chiến đấu, Ban Tổ chức yêu cầu phần thực hành thu hồi, triển khai bệ phóng, làm công tác chuẩn bị chiến đấu, tháo nạp đạn vào bao đêm. Đây là một trong những nội dung khó đòi hỏi có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, hiệp đồng chặt chẽ, thận trọng, tỉ mỉ...
"Hội thi lần này đã đánh giá thực chất kết quả huấn luyện khí tài cải tiến S-125-2TM của các phân đội hỏa lực. Nhìn chung, các tiểu đoàn trưởng đã nắm chắc phần lý thuyết, thực hành các nội dung đạt mục đích, yêu cầu đề ra, đảm bảo an toàn", Thiếu tướng Nguyễn Quang Tuyến - Phó Tư lệnh Quân chủng, Trưởng Ban Chỉ đạo Diễn tập nhận xét.
Khác biệt sau nâng cấp
Được biết, phiên bản S-125-2TM nâng cấp thuộc Dự án P - Nâng cấp tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3 Goa) theo chuyển giao công nghệ của Công ty Tetraedr (Cộng hòa Belarus) do Nhà máy A-31 thực hiện.
Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Tên lửa của S-125-2TM có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với vận tốc 900 m/s ở cự ly 35 km (trước khi nâng cấp chỉ tiêu diệt được mục tiêu bay với vận tốc 700 m/s, cự ly 25 km). Khả năng kháng nhiễu của hệ thống đạt 2.700 W/MHz (vượt trội rất lớn so với trước khi nâng cấp là 24 W/MHz), thời gian triển khai chiến đấu chỉ mất 20 phút.
Tỷ lệ tiêu diệt các mục tiêu bay của hệ thống S-125-2TM như sau: Với máy bay chiến đấu: từ 85 - 96 % (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 45 - 87%)- Với trực thăng: từ 40 - 80% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 17 - 67%). Với tên lửa hành trình: từ 30 - 85% (trước khi nâng cấp tỷ lệ này là 4 - 48%).
Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.
Theo Đất Việt
Việt Nam diễn tập chiến đấu với tên lửa S-125-2TM Hôm 5/7, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức Lễ khai mạc Diễn tập chiến thuật tên lửa phòng không S-125-2TM sau nâng cấp. Khác biệt sau nâng cấp Được biết, phiên bản S-125-2TM nâng cấp thuộc Dự án P - Nâng cấp tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3 Goa) theo chuyển giao công nghệ của Công ty Tetraedr (Cộng hòa Belarus) do...