Tiếng khóc xé lòng của con trai khi thấy bố mẹ xách túi ra cửa: ‘Con sẽ ăn ít lại, không uống sữa nữa, bố mẹ ở nhà với con đi!’
Bố mẹ lên thành phố lo cơm áo gạo tiền, chỉ để lại cậu con trai nhỏ ở nhà với bà khiến ai nấy chứng kiến cũng phải rơi nước mắt xót xa!
“Vì cuộc sống mưu sinh mà bố mẹ phải xa con, đi làm kiếm đồng tiền để cuộc sống đủ no hơn. Nhưng mỗi lần về rồi lại đi là bấy nhiêu lần đau thắt ruột gan.
Có lần con bảo là: “Bố mẹ ở nhà đi, con không cần ăn nhiều nữa, con không cần uống sữa nữa đâu!”. Nghe mà nước mắt tuôn rơi…
Thôi thì vì cuộc sống, các con cùng bố mẹ cố gắng nhé!”
Biết bố mẹ sắp đi làm xa, cậu bé gào khóc gọi bố ơi đừng đi nữa!
Đó là những dòng chia sẻ chân thật ngắn ngủi nhưng đầy hiện thực tàn khốc của một tài khoản mạng xã hội có tên T.V. Đoạn clip được đính kèm ghi lại cảnh cặp vợ chồng đang húi húi chuẩn bị đồ đạc chất lên xe máy rời nhà đi từ lúc 3 rưỡi sáng. Người mẹ già ra cửa tiễn đưa kèm theo tiếng gào ” Bố ơi!” của đứa con nhỏ từ trong nhà vọng ra.
Đáng lẽ giờ này con còn chưa thức giấc, nhưng có lẽ cũng biết được bố mẹ lại lần nữa âm thầm lên thành phố, con chẳng còn cách nào khác ngoài khóc lóc, xin xỏ bố mẹ đừng đi nữa.
Tới khi con kịp chạy từ trong nhà ra thì bóng bố mẹ đã ra khỏi nhà mất rồi, chỉ còn cậu nhóc nhỏ gầy đứng cùng bà dưới mái hiên ngóng nhìn theo.
Xót xa thật đấy nhưng có lẽ đây không phải trường hợp đầu tiên và càng không phải duy nhất. Chỉ còn biết cầu mong cho bố mẹ con đi làm ở phương xa bình an, sớm kiếm đủ tiền để có cơ hội đoàn tụ cùng con.
Dưới bài đăng của T.V, cư dân mạng cũng để lại rất nhiều bình luận đồng cảm:
- Thương em nhưng cũng hiểu cho bố mẹ! Con vừa cai sữa mình đã phải đi xuất khẩu lao động 5 năm trời liền. Về tới nhà con quên mất mặt mẹ, chạnh lòng đau xót lắm! Nhưng mình không hối hận! Ít ra sự chia xa ngắn ngủi đó giờ đã giúp con có một cuộc sống đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa chứ không phải bữa đói, bữa no.
- Nhiều người nói vì cơm gạo mà đánh mất tuổi thơ của con thì có đáng không? Nhưng nói thật ở trong hoàn cảnh ấy thì mới biết, nếu không đánh đổi thì chẳng những con không có tuổi thơ mà còn mất cả tương lai luôn!
- Nghe mà muốn xé ruột xé gan, thương con quá!
Chị em song sinh phụ mẹ may đồ thuê nuôi ước mơ vào đại học
Nhà thuộc diện cận nghèo, hai chị em song sinh Võ Thị Phi Phụng và Võ Thị Tiểu Phụng (lớp 12A2 Trường THPT Thới Long, Cần Thơ) phụ mẹ may đồ thuê để nuôi ước mơ trở thành sinh viên ĐH.
Nỗi lo không tiền đóng học phí
Nơi ở của hai chị em song sinh Phi Phụng và Tiểu Phụng (P.Thới Long, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) là căn nhà nền đất, mái lợp tôn chắp vá đã xuống cấp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang cận kề, cả hai vừa ôn bài, vừa tranh thủ phụ mẹ để kịp giao đồ cho khách.
Chị em song sinh phụ mẹ may đồ thuê để kiếm thêm tiền ăn học Thanh Duy
Suốt 3 năm THPT, Phi Phụng và Tiểu Phụng đều đạt thành tích học sinh giỏi. Tuy nhiên, khi cánh cổng ĐH sắp mở ra thì cả hai lại băn khoăn, vừa muốn thực hiện ước mơ trở thành sinh viên để sau này có công việc ổn định, vừa trăn trở đến việc dừng lại để đi làm công nhân có tiền phụ cha mẹ. Không phải chị em Phụng không khát khao vào ĐH mà vì hoàn cảnh gia đình thiếu thốn trăm bề.
Nhà thuộc diện cận nghèo, không có đất sản xuất, thu nhập chính của gia đình Phụng là tiền công làm phụ hồ của cha, mỗi ngày 270.000 đồng. Hôm PV Thanh Niên đến nhà, cha Phụng đang thất nghiệp tạm thời do chưa tìm được công trình xây dựng tuyển thợ.
Theo Phi Phụng, cha mẹ nghèo nhưng quyết tâm để con vào ĐH. Ngày nào nghỉ làm, cha sốt ruột đứng ngồi không yên, ai mướn gì cũng nhận làm. "Có những ngày cha bị cảm, sốt nhẹ mà vẫn ráng đi làm. Cha sợ chúng em vào được ĐH lại không có tiền đóng học phí rồi nhà trường không nhận. Một đời cha gian nan lam lũ vì không biết chữ nghĩa nên ông rất sợ ước mơ của chúng em dở dang", Phi Phụng xúc động nói.
Phi Phụng (trái) và Tiểu Phụng có thành tích học tập giỏi suốt 3 năm THPT
Khi cha mất việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền đổ dồn lên vai mẹ của chị em Phụng là bà Lương Thị Kiều Oanh (43 tuổi). Dàn máy may của bà có lúc phải tăng ca đến khuya để nuôi 5 nhân khẩu trong gia đình. Chị em Phụng nhiều lần rơm rớm nước mắt khi thấy mẹ cặm cụi nhiều giờ bên máy may, kiệt sức chỉ tựa vào gối cho đỡ mỏi rồi lại tiếp tục làm. Thương mẹ, hai chị em học vắt sổ, kết khuy, ủi quần áo giao cho khách.
Mọi sự đóng góp, ủng hộ giúp chị em song sinh Võ Thị Phi Phụng và Võ Thị Tiểu Phụng (lớp 12A2 Trường THPT Thới Long, Cần Thơ), quý độc giả vui lòng gửi về chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 10006868 - Ngân hàng Eximbank - chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: giúp đỡ chị em song sinh Võ Thị Phi Phụng và Võ Thị Tiểu Phụng; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển số tiền của bạn đọc đóng góp đến chị em Phi Phụng và Tiểu Phụng trong thời gian sớm nhất.
"Những lúc cha mẹ vất vả, em chỉ muốn bỏ học đi làm công nhân. Nhưng rồi em tự hỏi liệu sau này mình có thể tìm được công việc ổn định không khi chẳng có bằng cấp. Điều đó càng thôi thúc em phải học tốt, bản thân có công việc tốt chừng nào thì cha mẹ sẽ càng bớt vất vả, hạnh phúc chừng ấy", Tiểu Phụng tâm sự.
Rất cần cộng đồng chung tay giúp đỡ
Trong gia đình, Phi Phụng và Tiểu Phụng còn có một người chị gái đang là sinh viên Trường ĐH Cần Thơ. Hiểu gia cảnh nên hai chị em chịu khó, tiết kiệm trong học tập. Từ nhà đến trường mất khoảng 20 phút đạp xe nhưng những ngày học 2 buổi thì hai chị em đều tranh thủ đạp xe về nhà ăn cơm cho đỡ tốn kém. Buổi sáng, hai chị em thường dậy sớm nấu cơm ăn để tiết kiệm cho cha mẹ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Phi Phụng dự định thi khối C, còn Tiểu Phụng hướng đến những ngành nghề thuộc khối A. Cả hai đều muốn trở thành sinh viên Trường ĐH Cần Thơ.
Nghe hai con nói về ước mơ, nhưng nghĩ tới điều kiện để hai con vào ĐH, đôi mắt bà Oanh đượm buồn. "Đầu năm học, vợ chồng tôi thường chạy vạy mượn tiền họ hàng để lo cho các con tới trường rồi làm lụng trả nợ dần. Mới đây, tiền ôn thi của hai con là 3 triệu đồng, gia đình mới trả góp được 2 triệu đồng. Thầy cô ở đây biết hoàn cảnh của các con nên thông cảm, giúp đỡ. Tôi chưa biết xoay xở thế nào nếu hai con vào ĐH cùng một lúc", bà Oanh nói.
Thầy Nguyễn Phan Minh Đăng, Hiệu trưởng Trường THPT Thới Long (Q.Ô Môn), cho biết Phi Phụng và Tiểu Phụng có thành thích học tập rất nổi bật trong lớp. Cánh cổng ĐH đang rộng mở với hai em, song cánh cổng ấy cũng có nguy cơ khép lại vì gia đình hai em quá nghèo. Nhà trường cũng gặp khó khăn trong vận động học bổng, thỉnh thoảng mới có chương trình trao tặng và thường giá trị cũng không cao. Chị em Phụng giàu tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên, nhưng để có thể trở thành sinh viên, các em rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
"Chàng trai chăn bò đếm số" Sô Y Tiết chào đón con trai đầu lòng ra đời Sô Y Tiết không giấu được niềm hạnh phúc và sự vui sướng khi chính thức lên chức cha. Chia sẻ trên trang cá nhân, hình ảnh Sô Y Tiết ôm con vào lòng khiến ai cũng xúc động. Mới đây, anh chàng chăn bò nổi tiếng với bài ca đếm số ở Bình Định - Sô Y Tiết đã chính thức chào...