Tiếng khóc xé lòng của bé trai bị hẹp đường ruột bẩm sinh
Đứa bé èo uột khóc ngằn ngặt trong tay mẹ vì khát sữa và vết mổ đau đớn. Người mẹ không đủ sữa cho con vì thiếu ăn, lại mất ngủ nhiều đêm vì lo lắng về viện phí dài ngày và các ca mổ đang chờ đợi đứa con bé bỏng.
Hạnh phúc lớn nhất của những người làm cha mẹ không phải là thứ gì xa vời lắm. Sinh linh bé bỏng tượng hình 9 tháng 10 ngày, cha mẹ luôn hi vọng con mình sinh ra được mạnh khỏe, lành lặn. Bấy nhiêu thôi cũng là niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng vợ chồng anh Minh Tâm và chị Hà Bắc (ở Đồng Nai) không có được niềm hạnh phúc giản đơn ấy. Bé trai mới chào đời của họ bị “hẹp đường ruột bẩm sinh”.
Ngày 17/1/2013, chị Bắc sinh hạ bé Lê Minh Tuấn tại bệnh viện Định Quán. Bác sĩ phát hiện bé bị hẹp đường ruột đoạn từ đại tràng đến hậu môn nên việc đại tiện hết sức khó khăn. Mỗi lần như vậy, bác sĩ phải thông ống khiến bé đau vật vã. Sau đó chuyển lên BV Nhi đồng Đồng Nai điều trị gần 1 tháng rưỡi. Tổng chi phí mà anh chị vay mượn đợt này khoảng 15 triệu đồng. Trước kia anh chị dành dụm mãi được 5 triệu đồng mua chiếc xe máy làm phương tiện kiếm sống, nay cũng phải bán đi.
Thế nhưng bé Tuấn vẫn chưa có dấu hiệu khá hơn. Ngày 16/3, bé phải chuyển cấp cứu lên BV Nhi Đồng 2 (TPHCM) trong tình trạng tắc ruột, không đi cầu được, ói nhiều… Tại đây, bé được phẫu thuật đưa ống ruột bị hẹp ra bên ngoài để điều trị phần ruột bình thường bên trong cho hết bị viêm nhiễm do bị tắc nghẽn. Sau đó chờ cho phần ruột bên trong lành lặn thì sẽ cắt bỏ đoạn bị hẹp, đồng thời nối ruột với hậu môn.
Bé Minh Tuấn còn phải tiếp tục phẫu thuật thì mới hi vọng khỏe mạnh bình thường
Điều dưỡng Kim Anh ở khoa Ngoại tổng hợp cho biết, lẽ ra ngày 3/4 có thể tạm xuất viện nhưng bé Tuấn bỗng bị tiêu chảy nhiều, phải vào phòng cấp cứu bù nước và theo dõi tiếp. Từ lúc nhập viện đến nay cha mẹ mới đóng tạm ứng viện phí được 1 triệu đồng. Hiện tại chưa biết sẽ phải đóng thêm bao nhiêu vì xuất viện mới biết chi phí.
Viện phí chưa thanh toán hết nhưng các chi phí sinh hoạt cho bé và hai vợ chồng anh Tâm là gần 9 triệu đồng cho nhiều khoản: chi phí mổ, chữa trị, sữa tã, ăn uống… Đó là họ đã hết sức dè sẻn, hàng ngày ăn cơm từ thiện, chỉ dám mua ít thức ăn để chị Bắc có sữa cho con bú. Sắp tới đây sẽ còn 1 – 2 đợt điều trị như vậy nữa, anh chị vẫn chưa biết tính sao.
Cả hai vợ chồng đều không biết chữ. Công việc trước đây của chị Bắc là giúp việc nhà cho người khác. Còn anh Tâm làm thợ đụng, ai kêu làm gì thì làm đó. Mỗi ngày anh kiếm được khoảng 100 ngàn, cũng có ngày không ai thuê. Thu nhập bấp bênh nên con gái đầu 6 tuổi của họ còi cọc, giờ lại thêm bé Tuấn do “vỡ kế hoạch”.
Khuôn mặt chị Bắc hốc hác vì lo lắng, khiến đôi mắt dường như lồi ra thêm: “Mấy bữa nay em mất ngủ vì suy nghĩ nhiều. Lại thêm ăn uống kham khổ nên em không đủ sữa cho cháu bú. Em biết phải ăn vì con nhưng nếu ăn nhiều lại sợ mắc nợ”.
Hai lần sinh mổ khiến chị Bắc yếu đi. Đã 2 tháng rồi nhưng thỉnh thoảng chị vẫn có những cơn đau quặn bụng mà chỉ âm thầm chịu đựng. Chị mong mỏi: “Chỉ cần con em khỏe hơn, được xuất viện về nhà thì một mình em sẽ chăm con để anh ấy đi làm. Nhưng cháu cứ nằm viện dài ngày thế này thì chúng em bí bách quá!”.
Dù cha mẹ giàu hay nghèo, khi con cái mình bị bệnh thì ai cũng cố gắng chạy đôn chạy đáo lo cho con. Nhưng với khả năng của anh Tâm và chị Bắc thì họ gần như kiệt sức rồi, kiệt sức vì phải chăm con bệnh tật, kiệt sức vì phải chạy vạy mượn tiền. Từ khi bé chào đời, anh chị không có thời gian nào để làm việc. Anh Tâm buồn bã: “Đi vay mượn mà cũng không biết mượn ở đâu, bây giờ hai vợ chồng ôm một cục nợ không biết khi nào mới trả hết, tôi chẳng biết làm sao để lo cho đợt mổ sắp tới của con”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 959: Anh Lê Minh Tâm: Số nhà 163, đường Tà Lài, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Bé Lê Minh Tuấn đang điều trị ở BV Nhi Đồng 2 (TPHCM), khoa Ngoại tổng hợp. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của các bệnh nhi, bạn đọc đến bệnh viện giúp đỡ bé Tuấn vui lòng liên hệ Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo. ĐT: (08) 222 84692.
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Video đang HOT
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Người thầy dạy giỏi ngã quỵ vì căn bệnh suy thận
Là giáo viên dạy giỏi, đầy tâm huyết với sự nghiệp trồng người, nhưng giờ đây phải nằm liệt giường bởi bệnh suy thận giai đoạn cuối đã đẩy tình cảnh của thầy giáo Dương Đức Thái (SN 1982) rơi vào "vực thẳm" của cuộc đời.
Người thầy tâm huyết...
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo Hương Bình (Hương Khê - Hà Tĩnh), Dương Đức Thái ấp ủ một ước mơ giản dị là lớn lên được làm thầy giáo dạy chữ cho các em thơ. Bác Thuyên, bố của thầy giáo Thái cho biết: "Hồi nhỏ, nó thích làm thầy giáo lắm, cứ thích tụ tập một đám em nhỏ lại tập giảng bài và hướng dẫn các em học những bài văn, toán vỡ lòng bổ ích. Bởi vậy, trẻ con trong làng ai cũng yêu mến nó".
Bố mẹ làm nghề nông ở mảnh đất cằn miền Trung, cái nghèo quanh năm cứ bám riết lấy cuộc sống gia đình thôi thúc Thái nỗ lực nhiều hơn học tập để mong thoát khỏi cái cảnh "con trâu đi trước, cái cày theo sau". Năm 2000, Thái thi đậu vào khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm Huế. Mỗi tháng gia đình vất vả lắm mới gửi cho Thái được 200.000 đồng để ăn học. Không chịu lùi bước trước khó khăn, Thái tiết kiệm chi tiêu, tìm mọi cách làm thêm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ khiến cho thân hình lúc nào cũng hao gầy, ốm yếu.
Là sinh viên nghèo, nhưng những năm tháng trên giảng đường Thái vẫn tích cực tham gia các hoạt động bề nổi của trường - (Ảnh: Gia đình cung cấp)
Bước vào học năm 3 Đại học, mẹ ốm nặng và qua đời, chỉ còn người bố ở tuổi thập tuần ngày thêm một yếu hèn lo toan cho việc học hành của Thái. Không để cho bố phải bươn chải sớm hôm, Thái nổ lực nhiều hơn làm thêm, tự túc tài chính, chăm chỉ đèn sách. Năm 2004, tốt nghiệp Đại học loại khá, Thái được Sở GD-ĐT Hà Tĩnh tuyển dụng về giảng dạy tại trường THPT Phúc Trạch. Có việc làm, từ đây Thái có thể yên tâm công tác, phụng dưỡng bố ở tuổi xế chiều.
Ngôi trường mang tên hương bưởi ở miền sơn cước Hương Khê đón thêm một người thầy mới với vóc dáng dong dỏng, đôi mắt sáng tinh tường, mang tri thức và lòng nhiệt huyết về gieo chữ cho những học trò nghèo. "Thầy giáo Thái hiền lành, đức độ, say sưa tận tụy với nghề, nên khi lên lớp giảng bài được các em học sinh rất yêu quý và chăm chú học bài", một đồng nghiệp của thầy Thái nhận xét.
Thầy Dương Ngọc Cường, giáo viên dạy Địa lý của trường cho biết: "Nhà thầy Thái ở cách trường khoảng hơn 20 km, mấy năm đầu chưa có điều kiện mua xe máy, bố lại đau yếu thường xuyên cần người chăm sóc và lo việc đồng áng nên thầy không ở trọ lại mà đi xe đạp mỗi ngày để đến trường. Ấy vậy mà không lúc nào thầy có biểu hiện chậm tiết, chậm giờ say mê nghiên cứu khoa học, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm dạy học bổ ích có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi đại học và luôn đạt danh hiệu lao động giỏi".
Những thành tích đáng nể của thầy giáo Thái - (Ảnh: Bá Hải)
Với những nỗ lực không mệt mỏi, năm học 2011-2012, thầy giáo Dương Đức Thái đã đạt giải Ba Hội thi giáo viên giỏi tỉnh và được công nhận là Chiến sỹ thi đua cơ sở.
...và nghiệt ngã cuộc đời
Năm 2010, thầy giáo Thái xây dựng gia đình với cô giáo cùng trường Lê Thị Điệp (SN 1985). Cuộc sống của gia đình thầy tràn ngập tiếng cười khi hai người sinh cho nhau một cháu gái kháu khỉnh đặt tên là Dương Anh Hà, đến nay đã hơn 15 tháng tuổi. Được đi dạy, lấy vợ, sinh con và có điều kiện để phụng dưỡng bố già là niềm hạnh phúc lớn nhất của thầy giáo Thái.
Một ngày cuối năm Nhâm Thìn (2012), thầy Thái đi đánh bóng chuyền về, cảm giác trong người rất mệt mỏi, nhờ y tá của trường chuyền nước hoa quả thì toàn thân sưng phù lên bất thường. Vợ đưa thầy đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sỹ kết luận thầy đã bị suy thận độ 3.
Từ ngày chồng nhập viện chạy thận, cô giáo Điệp luôn ở trong trạng thái mất ăn, mất ngủ và hầu như thức trắng thâu đêm nghĩ cách cứu chồng. Vóc dáng vốn mảnh mai của cô nay thêm một hao gầy, xanh xao. Tết vừa rồi, trong khi mọi nhà đang sum vầy vui xuân, cô phải thui thủi một mình bế con thơ lặn lội trong giá rét ra Hà Nội chăm chồng.
Nhà neo người, cô Điệp nhờ bà ngoại Võ Thị Nhâm bị liệt một tay lên giữ cháu giùm để có thời gian dạy thêm, tăng thu nhập lo chạy chữa cho chồng. Nhưng những đồng tiền mà cô Điệp kiếm được bằng mồ hôi, nước mắt của mình cộng thêm với số tiền vay mượn được cũng trôi ra sông, ra bể khi qua hơn hai tháng điều trị tại khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai, ngốn hết hàng trăm triệu đồng nhưng bệnh tình của chồng cô không hề thuyên giảm mà đến nay đã tăng lên suy thận giai đoạn cuối (độ 5).
Gia cảnh éo le, cô giáo Điệp tranh thủ vừa chăm con, vừa soạn giáo án lên lớp mà trong lòng đau như cắt khi chồng lâm bệnh hiểm nghèo chưa có lối thoát - (Ảnh: Bá Hải)
"Buồn tủi lắm mấy anh ạ! Em đã ráng hết sức để lo cho chồng rồi mà càng ngày bệnh tình thêm nặng hơn. Em không biết phải làm răng bây giờ cả? Đành phó mặc cho số phận thôi! Sao ông trời đày đọa gia đình em thế này cơ chứ? Nếu anh ấy có mệnh hệ gì mẹ con em sao mà sống nổi!", ôm con thơ vào lòng, cô giáo Điệp xúc động khóc nức nở nói, đôi mắt buồn sầu, thương thảm của cô không ngừng tuôn lệ trong suốt cuộc nói chuyện với chúng tôi.
Không còn đủ chi phí ở lại nằm viện để chữa trị, gia sản gần như khánh kiệt, thầy giáo Thái được gia đình đưa về nhà tự tiến hành lọc màng bụng. Mỗi tháng cô Điệp phải thuê xe chở chồng ra Hà Nội khám định kỳ và lấy dịch lọc màng bụng một lần, chi phí cho mỗi lần như thế ngốn hết gần 15 triệu đồng, trong khi đó lương của hai vợ chồng cộng lại chỉ gần 7 triệu đồng/tháng, chưa nói tới khoản nợ nần hơn trăm triệu chưa đủ khả năng để chi trả. Được biết, trường THPT Phúc Trạch đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ gia đình thầy vượt qua nghịch cảnh éo le, nhưng với chi phí chạy thận ngày một thêm tốn kém, khoản tiền quyên góp của nhà trường chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ.
Mỗi ngày, thầy giáo Thái tự xoay xở tiến hành lọc màng bụng 4 lần để duy trì sự sống - (Ảnh: Bá Hải)
"Con dâu tôi tần tảo sớm hôm, lo chuyện tiền nong để chạy thận, duy trì sự sống cho chồng đã hết sức khó khăn lắm rồi, còn tính đến giải pháp ghép thận thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng các chú ạ! Tui già rồi, ước chi có thể gánh vác được bệnh tật cho nó, thương con đến đứt ruột, nát gan mà không biết phải làm sao bây giờ?", ông Thuyên rơm rớm nước mắt tâm sự.
Ông Thuyên, bố thầy Thái cho biết: "Mỗi tuần con tôi phải sử dụng hết chừng này thuốc, tốn hàng trăm triệu đồng rồi mà không có hy vọng chi cả" - (Ảnh: Bá Hải)
Căn phòng xây cấp bốn tạm bợ của ông Thuyên dưỡng già nay biến thành phòng chạy thận tại gia cho con trai. Vóc dáng mảnh khảnh, hao gầy của người thầy tâm huyết ngày nào say sưa trên bục giảng nay đã tiều tụy, xanh xao đi nhiều. Nằm liệt trên giường bệnh, mỗi ngày tự xoay xở tiến hành lọc màng bụng 4 lần, chân tay phù nề bọng nước, da trắng nhạt, nói yếu ớt không ra hơi, thầy giáo Thái vẫn mơ một ngày được trở lại bục giảng như xưa để trao cho các em học sinh những điều thầy chưa nói hết:
"Tôi nhớ trường, nhớ lớp lắm! Những ánh mắt học trò nghèo hiền từ, thơ ngây, ham học cứ ám ảnh tôi hằng đêm không tài nào ngủ được. Hễ chợp mắt một xíu, lại mơ được tiếp tục đứng trên lớp truyền thụ những tiết giảng hay cho các em học sinh yêu quý. Với tình cảnh hiện tại, giấc mơ được quay trở lại dạy học là rất xa vời đối với tôi". Vừa ngớt lời, trên hai đôi mắt sâu hoẳm, hốc hác của thầy giáo Thái ứa ra hai dòng lệ mặn đắng, chua chát.
Bị suy thận giai đoạn cuối, nằm liệt trên dường bệnh, thầy giáo Thái vẫn mơ một ngày được trở lại dạy học như xưa - (Ảnh: Bá Hải)
Số phận nghiệt ngã ập đến giữa lúc tài năng bắt đầu nở rộ, đang thách thức trái tim đức độ và tấm lòng nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người của thầy giáo Dương Đức Thái. Lực bất tòng tâm, nhìn chồng chạy thận giai đoạn cuối trong vô vọng là tình cảnh thương tâm hiện nay của cô giáo Điệp. Cô đã khóc cạn nước mắt và mơ lắm một phép nhiệm màu sẽ đến để cứu rỗi chồng cô - một người thầy tâm huyết mà đau thương!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 955: Cô giáo Lê Thị Điệp, trường THPT Phúc Trạch, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 0166.900.2945.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cô sinh viên 9X trường Y học giỏi, mê hiến máu Xinh xắn, học giỏi, mê hiến máu tình nguyện là ấn tượng về cô bạn Trương Thị Minh Tâm - Phó Chủ nhiệm CLB Hiến máu tình nguyện ĐH Y khoa Vinh (Nghệ An). 3 năm học, Tâm đã tham gia hiến máu 10 lần, trong đó có 5 lần hiến máu cấp cứu. Trương Thị Minh Tâm - Phó Chủ nhiệm CLB...