Tiếng khóc xé lòng của bé 17 tháng tuổi bị tim bẩm sinh
Không biết chữ, trong túi cũng không có lấy một đồng tiền, người phụ nữ dân tộc Dáy chỉ biết khóc cả ngày thương con.
Không có tiền cho ca mổ của con, tính mạng của bé Toản đang trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Đứa trẻ mới 17 tháng tuổi, bị tim bẩm sinh thể phức tạp cần tiền mổ gấp nhưng chị đành bất lực, buông xuôi.
Vào khoa Tim nhi của Trung tâm tim mạch – Bệnh viện E Hà Nội, đến thăm bé Vi Quốc Toản ở phòng 519 đang ngằn ngặt khóc, đau đớn bởi căn bệnh tim thể phức tạp chúng tôi ai cũng xót xa trong lòng. Mẹ của em là chị Nông Thị Hiểu (người dân tộc Dáy ở Phời 3, xã Tả Phời, TP.Lào Cai) với gương mặt sạm đen, khắc khổ lúc nào mắt cũng đỏ hoe, ngập nước.
Căn bệnh tim thể phức tạp, khiến cậu bé Toản quấy khóc cả ngày.
Vừa ẵm con vào lòng dỗ, chị vừa kể: “Cháu phát hiện bị tim bẩm sinh từ lâu rồi cô ạ, lúc được 8 tháng tuổi cháu có chỉ định mổ nhưng tôi không có tiền nên cứ để cháu ở nhà. Bây giờ thằng bé được 17 tháng tuổi rồi, nó đau khóc tím tái cả người, bác sĩ ở dưới huyện nói phải chuyển lên tuyến trên làm phẫu thuật không cháu chết mất”.
Vừa nói dứt câu, chị lại ôm đứa trẻ chặt hơn mà nức nở. Những tiếng nghẹn ứ bật lên thành tiếng nấc nghe đến tội. Gần 1 năm trì hoãn ca mổ của con chỉ vì không có tiền, với người mẹ dân tộc tưởng chừng ít học và không biết gì này, nỗi đau hằn sâu, in rõ lên khuôn mặt. Công việc làm nương rẫy hay lên rừng kiếm củi hàng ngày không đủ cho một lần chị lên đến thủ đô nên cũng chẳng khi nào dám mơ con được mổ.
Video đang HOT
Trao đổi với bác sĩ Trần Đắc Đại – Trung tâm tim mạch, bệnh viện E được biết: Bé Toản bị thể tim phức tạp, thông sàn nhị thất thể toàn bộ, tăng áp lực động mạch phổi nặng, nên nhất thiết phải tiến hành mổ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bé Toản. Về phía bệnh viện sẽ có sự hỗ trợ tối đa cho em để có thể tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên gia đình cũng phải chuẩn bị kinh phí nhất định.
Theo thông tin bác sĩ Đại cho hay, bé Toản ngoài bệnh tim bẩm sinh, em còn mắc hội chứng Down nên ai cũng thương. Bản thân là người dân tộc nghèo không có tiền, con bệnh nặng, mẹ lại không biết chữ nên mọi thủ tục, giấy tờ hay hướng dẫn làm việc này, việc kia hoàn toàn được các bác sĩ trong khoa giúp đỡ nhiệt tình.
Gương mặt người mẹ dân tộc Dáy không tiền như đờ đẫn vì bất lực.
Chị Hiểu cho biết lần này xuống Hà Nội, bà con trong bản góp vào cho chị vay được tất cả được 4 triệu đồng. Hai mẹ con đi xe từ Lào Cai xuống Hà Nội hết 500.000 đồng, 500.000 đồng để làm tiền ăn, còn lại 3.000.000 đồng chị dành nộp viện phí. (Mỗi bệnh nhân nhập viện phải tạm ứng 5.000.000 đồng, nhưng chị không có đủ nên chỉ nộp 3.000.000 đồng).
Nhà nghèo, lại đông con, chị Hiểu ngậm ngùi thật thà kể: “Toản là con thứ 4 trong gia đình, trước em có 3 chị gái, đứa lớn nhất học lớp 5, đứa tiếp học lớp 2, đứa nữa đang đi học mẫu giáo lớn. Toản là đứa con trai duy nhất trong nhà nhưng lại không may mắn bằng các chị khi sinh ra chẳng may mắc phải bệnh tim”.
Không có tiền đóng viện phí cho ca mổ của con, người mẹ nghèo chỉ biết khóc, nỗi ân hận vì “nhà đã nghèo lại sinh đông con” khiến chị ngượng ngùng không dám nói với ai về nỗi khổ của mình. Nhưng tính mạng của con đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” hết sức nguy kịch nên chị càng nóng lòng như “ngồi trên đống lửa”. Bĩ cực quá, chị buộc miệng nói với tôi: “Không còn cách nào, chị phải đưa cháu về cô ạ. Nếu thế là thằng bé sẽ chết phải không cô?”.
Hàng ngày ở bệnh viện, hai mẹ con chị Hiểu vẫn chờ đợi điều may mắn đến với mình để bé Toản được mổ.
Dứt lời chị lại bật khóc, gương mặt đờ đẫn như không còn cảm giác, mái tóc xõa xuống che nửa khuôn mặt như để giấu đi sự tủi hổ, đớn đau trong lòng. Bên cạnh bé Toản vẫn ngằn ngặt khóc chờ mong điều kì diệu đến với mình để ca mổ sớm được diễn ra.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Chị Nông Thị Hiểu (thôn 3, xã Tả Phời, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai)
ĐT: 01652.586.977
Theo Xahoi
Truy tặng danh hiệu cao quý cho người nhường áo phao cho phụ nữ
Trung ương Đoàn sẽ tổ chức lễ truy tặng Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho chàng trai nhường mạng sống cứu người Trần Hữu Hiệp.
Nhìn di ảnh của Trần Hữu Hiệp, không ai cầm nổi nước mắt
Trong vụ chìm tàu thảm khốc tại vùng biển Cần Giờ, TP.HCM vừa qua, anh Trần Hữu Hiệp đã làm rung động trái tim đồng loại với nghĩa cử cao đẹp: Quên mình, nhường mạng sống cho người khác.
Lúc đối đầu với sóng dữ nguy hiểm nhất, Trần Hữu Hiệp đã dũng cảm cởi chiếc áo phao trên người, trao cho một người phụ nữ đang hấp hối giữa dòng nước, nhường sự sống cho người phụ nữ kia mà không một giây mảy may đắn đo, suy nghĩ, để rồi chính anh kiệt sức, bị cuốn trôi giữa dòng nước xoáy.
Tìm về xã Thạch Long, Thạch Thành (Thanh Hóa) - quê nhà của người con bất tử này, hàng xóm của Hiệp đều khẳng định, Hiệp là người ít nói, hiền lành. Từ nhỏ, thấy ai khó khăn, anh cũng sẵn sàng giúp đỡ.
Một người dân trong thôn cho biết: "Cách đây ít năm khi còn học cấp 3, có 2 em nhỏ địa phương đi học về, tắm sông rồi bị nước cuốn trôi. Hai em đang bám vào nhau, thoi thóp trong dòng nước thì được Hiệp bơi ra cứu. Dường như trời sinh ra thằng Hiệp là để cứu người chết đuối hay sao ấy".
Trước tấm gương sáng về lòng dũng cảm, nhân ái này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chánh Văn Phòng Trung ương Đoàn cho hay, Trung ương Đoàn đã quyết định truy tặng huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho anh Trần Hữu Hiệp.
"Đây là danh hiệu cao quý mà Ban bí thư Trung ương Đoàn trao cho những tấm gương tuổi trẻ dũng cảm trong chiến đấu, trong cuộc sống hàng ngày, có những chia sẻ đặc biệt với cộng đồng.
Trung ương Đoàn sẽ ủy quyền cho Đoàn khối doanh nghiệp Trung ương cử một đoàn tới thăm, động viên, chia buồn với gia đình của anh Hiệp và trao tặng danh hiệu cao quý này vào thứ 7 tới tại chính quê hương của anh ấy.
Theo dự kiến, ông Nguyễn Quốc Thịnh - Bí thư Đoàn Tập đoàn Dầu khí sẽ là phó đoàn tới thăm gia đình anh Trần Hữu Hiệp", ông Tuấn cho biết thêm.
Với những người ở lại, Trần Hữu Hiệp đã có nghĩa cử anh hùng, vĩ đại. Anh sẽ luôn sống mãi trong lứa tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình.
Theo VTC
Cuộc sống mới của 8 mẹ con ăn chung 1 gói mì tôm, ngủ dưới đất Sau hơn 2 tháng được bạn đọc báo Dân trí giúp đỡ, từ chỗ không có một mảnh chiếu để nằm, đến nay mẹ 8 mẹ con chị Nguyên đã có 1 ngôi nhà khang trang, 2 con bò, 5 sào đất rẫy, một sổ tiết kiệm trị giá 210 triệu đồng, ti vi, gạo ăn... Sáng 28/7, báo Dân trí và chính...