“Tiếng khóc” của người tị nạn và cuộc ngã giá Thổ Nhĩ Kỳ – châu Âu

Theo dõi VGT trên

Trung tâm châu Âu đang chống chọi với dịch Covid -19, còn ở biên giới phía Đông, Hy LạpBulgaria đang đối phó với hàng ngàn người tị nạn, sau khi cánh cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) mở toang – cuộc mặc cả mới bắt đầu.

Cuộc trốn chạy bế tắc

Thế giới hẳn chưa quên bức ảnh g.ây s.ốc năm 2015 của nhà báo Sakir Khader chụp t.hi t.hể cậu bé tị nạn Aylan Kurdi người Syria dạt vào bờ biển Bodrum, TNK. Từ đó đến nay, cuộc chạy trốn chiến tranh của người dân Syria vẫn tiếp diễn khi tiếng s.úng vẫn chưa ngưng trên quê hương của họ. Giờ đây, có khoảng 130 ngàn người tị nạn Syria đang đổ về biên giới TNK – Hy Lạp và Bulgaria để tìm đường sang châu Âu sau khi Tổng thống TNK Erdogan tuyên bố mở cửa biên giới vì không đủ khả năng cưu mang thêm người tị nạn nữa. Nhưng cánh cửa vào châu Âu của người Syria đang bị đóng lại khi Tổng thống Hy Lạp Mitsotakis tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ người nhập cư bất hợp pháp nào vào lãnh thổ và triển khai tối đa cảnh sát để ngăn chặn người tị nạn, cả biên giới trên bộ giáp với TNK và trên biển Aegean, Địa Trung Hải.

Ở nước láng giềng Bulgaria, 1000 binh sĩ cũng được điều đến biên giới để ngăn không cho người tị nạn vượt qua. TNK cũng triển khai 1.000 cảnh sát đặc nhiệm đến biên giới để ngăn không cho Hy Lạp đẩy người tị nạn quay lại lãnh thổ. Có thể tưởng tượng rằng hàng ngàn người tị nạn sẽ không có lối thoát trước họng s.úng của cảnh sát ba nước TNK, Hy Lạp và Bulgaria. Truyền thông TNK đưa tin đã có người tị nạn t.hiệt m.ạng khi xô xát với cảnh sát Hy Lạp ở biên giới – lại thêm những đồng hương của cậu bé Aylan phải chung số phận trên đường trốn chạy mong đến miền đất bình yên.

Tiếng khóc của người tị nạn và cuộc ngã giá Thổ Nhĩ Kỳ - châu Âu - Hình 1
Cảnh sát Hy Lạp và Bulgaria tìm mọi cách ngăn chặn người tị nạn từ Syria.

Gánh nặng của Thổ Nhĩ Kỳ

Rất dễ nhìn thấy ở nhiều nơi trên lãnh thổ TNK, đặc biệt các tỉnh biên giới giáp Syria như Hatay, Gaziantep, Adana …hàng dãy lều trại tạm bợ của người tị nạn Syria mọc san sát bên đường quốc lộ, bên những tòa cao ốc, hay trên những cánh đồng cam và oliu và không khó bắt gặp cảnh người tị nạn ăn xin trên nhiều đường phố TNK. Chắc chắn người dân TNK không muốn nhìn thấy tình cảnh của này của người láng giềng và người Syria cũng không bao giờ muốn phải lâm vào bước đường cùng “ở đậu” bởi họ cũng đã từng có một quê hương, đất nước thanh bình trước khi nổ ra nội chiến 2011.

Theo thống kê của TNK và Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), hiện nay TNK đang cưu mang 3,7 triệu người tị nạn – nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới, chủ yếu là người Syria và hơn 1 triệu người nữa đang tập trung tại biên giới gần khu vực xung đột tỉnh Idlib sẵn sàng tràn qua, nguy cơ TNK sắp phải đối mặt với gánh nặng gần 5 triệu người tị nạn (bằng dân số của Thủ đô Ankara). Chỉ cần 10 Lira (t.iền TNK) cho một người/ngày, thì mỗi ngày chính quyền TNK phải chi 50 triệu Lira (800.000 USD) cho người tị nạn.

Cuối năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại giao TNK về EU cho biết 09 năm qua chính quyền TNK phải chi 40 tỉ USD cho người tị nạn. Là một nước phát triển, có nền kinh tế đứng thứ 17 thế giới nhưng không phải người dân nào của TNK cũng có cuộc sống khá giả, nhiều người nông thôn đời sống vẫn khó khăn. Do vậy, thật “bất công” cho người dân TNK khi chính phủ phải tiếp tục chi một khoản t.iền quá lớn cho người tị nạn.

Tiếng khóc của người tị nạn và cuộc ngã giá Thổ Nhĩ Kỳ - châu Âu - Hình 2
Những tỉnh giáp biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ đang phải “gánh” một lượng lớn người tị nạn Syria.

Cam kết chưa trọn vẹn của người châu Âu và quyết định của TNK

Những tưởng thỏa thuận về người nhập cư giữa TNK và EU được ký kết tháng 3/2016 sẽ được thực hiện trôi chảy, nhưng từ đó đến nay các điều khoản của thỏa thuận vẫn chưa được thực hiện. Theo thỏa thuận này, phía TNK có trách nhiệm hạn chế người di cư bất hợp pháp vào EU, đổi lại EU phải cung cấp 6 tỉ Euro cho TNK hỗ trợ người tị nạn, đồng thời xem xét miễn thị thực cho người TNK. Theo giới chức TNK, EU mới chỉ chi theo kiểu nhỏ giọt khoảng 3,5 tỉ Euro và gần như “quên lãng” việc đàm phán miễn thị thực cho người Thổ.

Video đang HOT

Trong những năm qua, ông Erdogan đã nhiều lần kêu gọi, thậm chí đã đe dọa EU thực hiện cam kết nếu không sẽ mở cửa biên giới. Đáng tiếc, EU đã bỏ “ngoài tai” cảnh báo của TNK, mặc dù nguy cơ hiện hữu. Ngoài gánh nặng t.iền bạc, xã hội TNK đang phải chịu nhiều hệ lụy do người tị nạn gây ra như thất nghiệp, cờ bạc, m.a t.úy, buôn lậu, buôn người, mại dâm …những tệ nạn của xã hội đều có cả.

Sức chịu đựng là cần thiết, nhưng khoảng thời gian 9 năm dường như đã quá đủ đối với người Thổ. Ngày 05/3, EU đã phải mở hầu bao chi bổ sung 500 triệu Euro cho người tị nạn Syria ở TNK, nhưng đến lúc này từng đó có lẽ là không đủ.

Cuộc mặc cả khó khăn

Theo tuyên bố của Văn phòng Tổng thống TNK, ngày 09/3, ông Erdogan sẽ sang Bỉ để thương thuyết với EU, mang theo ba vấn đề đàm phán: dỡ bỏ hạn chế thị thực cho công dân TNK; khủng hoảng người tị nạn và nâng cấp Hiệp định Liên minh Thuế quan TNK – EU (ký năm 1995). Liệu EU có chấp nhận ba điều kiện này hay không?.

Về phía EU: người châu Âu vẫn chưa quên được nỗi ám ảnh giai đoạn 2015 -2016 khi hàng ngàn người từ Trung Đông tràn vào. Cơ quan Di trú Quốc tế tính toán, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016 đã có 227 ngàn người tị nạn vào châu Âu- thực sự là một cuộc khủng hoảng, một thách thức quá lớn về mọi mặt đối với châu Âu.

Xã hội châu Âu với những giá trị truyền thống về tôn giáo và văn hóa đã được thế giới thừa nhận, một chuẩn mực kinh tế được thế giới noi theo bị phá vỡ bởi làn sóng người nhập cư được coi là “hạ đẳng” với nhiều số không – không t.iền, không việc, không nhà, không kiến thức… Người châu Âu không chỉ trích, đã đón nhận, nhưng người tị nạn không phải là khách một ngày, một tháng rồi ra đi, mà là định cư mãi mãi. Cái nhìn thiện cảm ban đầu chỉ thoáng qua và rồi nhiều hệ lụy đã xảy ra phá vỡ những giá trị bao đời của châu Âu.

Người dân Đức đã sốc và không thể quên “đêm giao thừa n.hục n.hã” khi vào ngày cuối cùng của năm 2015, khoảng 1.500 người, chủ yếu là dân tị nạn và nhập cư tụ tập ở nhà ga trung tâm Cologne lợi dụng đám đông tấn công t.ình d.ục và cướp bóc. Người Đức đã chỉ trích chính sách nhập cư của Thủ tướng Merkel, không còn thiện cảm nữa mà là sự căm ghét…

Liệu châu Âu có thể chịu đựng được làn sóng người tị nạn mới đang dồn về biên giới, chắc chắn giới chức châu Âu sẽ phải đau đầu để ngả giá với ông Erdogan trong những ngày tới.

Về phía TNK: ba điều kiện mà ông Erdogan sẽ đưa ra đối với EU là thách thức không dễ vượt qua. Liệu châu Âu có dỡ bỏ thị thực cho hơn 80 triệu người Thổ Hồi giáo hay không? Câu trả lời là rất khó. Theo một ý nghĩa nào đó, nếu trường hợp này xảy ra, đường biên giới TNK – châu Âu sẽ không còn nhiều ý nghĩa, TNK sẽ tiến hơn một bước vào EU và rồi xã hội thuần túy Cơ Đốc giáo sẽ ra sao khi đâu đâu cũng là người Hồi giáo.

Liệu châu Âu có tiếp tục muốn TNK ngăn chặn người tị nạn nữa hay không? Chắc chắn 100% họ muốn! chỉ có điều phải trả bao nhiêu t.iền – giờ đây không phải là 6 tỉ Euro như cam kết 2016 và không phải chỉ 500 triệu Euro như vừa tuyên bố mà có lẽ sẽ phải nhiều hơn thế.

Liệu châu Âu có đàm phán nâng cấp Hiệp định Liên minh Thuế quan hay không? Chắc chắn sẽ là một thách thức! Nếu châu Âu nâng cấp hiệp định này, nhiều loại hàng hóa TNK sẽ vào EU với thuế suất thấp – một cuộc cạnh tranh lâu dài sẽ diễn ra, “nồi cơm” của người châu Âu sẽ không còn đầy như trước nữa.

Tuy nhiên, dù cuộc thương thuyết có thành công, châu Âu phải trả giá cỡ nào, và TNK sẽ lại đóng cửa biên giới, nhưng vẫn là giải pháp tình thế. Cội nguồn gây ra tình trạng này là chiến tranh, và khi tiếng s.úng trên đất Syria chưa ngưng, thì người dân vẫn phải chạy trốn để bảo toàn mạng sống. Vì vậy, phải chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình cho Syria để người dân không còn phải tha phương, lưu tán và để thế giới không phải một lần nữa phải chứng chiến hình ảnh tương tự như của bé Aylan.

Khánh Linh

Theo infonet.vietnamnet.vn

'Bóng ma' cuộc khủng hoảng di cư mới ám ảnh châu Âu

Đối mặt với nguy cơ xảy ra một làn sóng gần 1 triệu người tháo chạy khỏi cuộc chiến ở miền Bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở toang cửa khẩu biên giới của mình với Hy Lạp cho hàng nghìn người tị nạn và người di cư khác tìm cách đến châu Âu.

Điều này hiện hữu một cuộc khủng hoảng di cư mới tại khu vực biên giới châu Âu như những gì xảy ra hồi năm 2015.

Bóng ma cuộc khủng hoảng di cư mới ám ảnh châu Âu - Hình 1
Hình ảnh chiếc thuyền chở người di cư từ Zawiyah, Libya vào châu Âu. (Nguồn: AP)

Đối phó với tình hình trên, Hy Lạp đã đóng cửa biên giới, tăng cường lực lượng quân đội và cảnh sát tại biên giới, và nỗ lực ngăn chặn các tàu chở người di cư muốn tìm đường tắt song đầy nguy hiểm từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đến các đảo phía Đông của Hy Lạp.

Các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi hành động khẩn cấp đề ngăn chặn tình hình diễn biến xấu hơn, cảnh báo một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang hiện hữu.

Những người di cư tại biên giới Hy Lạp là ai?

Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nơi trú chân của 4 triệu người tị nạn, khoảng 3,6 triệu người trong số đó đến từ Syria. Trước kia, sự di chuyển của họ bên trong Thổ Nhĩ Kỳ chịu những quy định nghiêm ngặt và tuân theo thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) hồi năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát biên giới.

Kể từ khi Ankara hồi tuần trước tuyên bố rằng nước này sẽ không cản trở những ai tìm cách đến châu Âu, hàng nghìn người Afghanistan, Iran, Syria, Pakistan và từ châu Phi, châu Á đã vội vàng tìm cách thử vận may của mình. Mặc dù động thái trên bề ngoài dường như xuất phát từ cuộc xung đột ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, song giới chức Hy Lạp cho biết hầu như không có người Syria nào nằm trong số những người di cư thời gian gần đây. Phần lớn những người bị bắt giữ hôm 2/3 là từ Afghanistan, Pakistan và Morocco. Số liệu từ tháng 1/2020, thời điểm trước khi cuộc chiến ở Syria trở nên căng thẳng, cho thấy 35% số người đến Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ là người Afghanistan. Người Syria chỉ chiếm 14%.

Bao nhiêu người đã vượt biên vào Hy Lạp?

Cho đến chiều 3/3, giới chức Hy Lạp đã bắt giữ và cáo buộc 218 người với tội danh nhập cảnh bất hợp pháp sau khi vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ ngày 28/2, khoảng 26.500 người nỗ lực vượt biên đã bị ngăn chặn, mặc dù các biện pháp kiểm soát trên biển và trên đất liền dường như đã được nới lỏng.

Khoảng 520 người đã đặt chân lên các đảo của Hy Lạp trong vòng 24 giờ tính đến sáng 3/3, giảm từ gần 1.000 người một ngày trước đó. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc, tính đến chiều 28/2, 13.000 người đã đến được khu vực biên giới dài 212 km của Hy Lạp. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng hơn 100.000 người tị nạn đã rời khỏi nước này song không có bằng chứng nào cho thông tin này. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, hai đồng minh có mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là đối địch khu vực lâu nay và mối quan hệ hai bên căng thẳng suýt dẫn đến 3 cuộc chiến tranh trong vòng 50 năm qua.

Bóng ma cuộc khủng hoảng di cư mới ám ảnh châu Âu - Hình 2
Khoảng 520 người di cư đã đặt chân lên các đảo của Hy Lạp trong vòng 24 giờ tính đến sáng 3/3. (Nguồn: AFP)

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới?

Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay phàn nàn về việc thiếu sự hỗ trợ về chia sẻ gánh nặng của việc chăm lo cho một lượng người tị nạn lớn nhất thế giới. Mặc dù EU đã cam kết khoản hỗ trợ trị giá 6 tỷ Euro để chi trả dịch vụ cho người tị nạn Syria, song Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan muốn tái thương lượng thỏa thuận này với EU.

Ông nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay đã chi 40 tỷ USD để duy trì cuộc sống cho người tị nạn. Ankara cũng tìm kiếm sự ủng hộ đối với chính sách của mình ở Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Tổng thống Syria Bashar Assad và các tay s.úng người Kurd có quan hệ với đảng Lao động người Kurd (PKK), vốn tham gia lực lượng nổi loạn ở Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 35 năm qua. Tổng thống Erdogan muốn sử dụng một số vùng lãnh thổ giành lại được từ lực lượng người Kurd hồi tháng 10 để tái định cư người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ song kế hoạch này đã không nhận được sự ủng hộ mặn mà của cộng đồng quốc tế.

Sẽ lặp lại những gì của năm 2015?

Hồi năm 2015, một triệu người tị nạn đã đến châu Âu, chủ yếu vượt biên từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, và một số lượng nhỏ vượt biên từ các nước như Libya đến Italy. Mặc dù Tổng thống Erdogan hôm 2/3 nói rằng hàng triệu người sẽ sớm mong chờ để vượt biên giới Hy Lạp, song các nước biên giới EU như Hy Lạp và Bulgaria đã nhanh chóng huy động lực lượng cảnh sát, bảo vệ biên giới và quân đội để ứng phó với tình huống có thể xảy ra nói trên đồng thời dường như được chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn nguy cơ xảy ra tình trạng vượt biên giới đất liền quy mô lớn như đã xảy ra hồi năm 2015.

Tuy nhiên, công tác ngăn chặn tình trạng vượt biên trên biển sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi lực lượng hải cảnh Thổ Nhĩ Kỳ "khoanh tay đứng nhìn" việc các tàu chở người di cư đến các đảo của Hy Lạp thì một khi những con tàu mong manh nêm chặt cứng người này đi vào vùng lãnh hải Hy Lạp thì chúng không thể quay trở lại. Số lượng người di cư đến Hy Lạp vào cuối năm 2019 đạt mức cao nhất kể từ năm 2016, thậm chí trước khi Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới. EU lo ngại nguy cơ lặp lại một cuộc khủng hoảng di cư vốn gây chia rẽ giữa các thành viên trong khối.

Hy Lạp phải chịu đựng ra sao?

Thậm chí trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng hiện nay, Hy Lạp đã phải vật lộn để đối phó với hàng chục nghìn người di cư đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Phần lớn những người di cư muốn tiếp tục hành trình đến các nước châu Âu giàu có hơn như Đức, song họ bị mắc kẹt ở Hy Lạp sau khi các nước khác đóng cửa biên giới của mình.

Các trại tị nạn dành cho người di cư trên các đảo ở Hy Lạp thường vượt quá sức chứa. Ví dụ, chỉ riêng đảo Lesbos của Hy Lạp đã có hơn 20.000 người di cư sinh sống và các điều kiện sinh hoạt ở những trại tị nạn này thường tồi tệ. Theo thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, những người di cư mới đến phải sống tại các trại tị nạn trên đảo cho đến khi hồ sơ xin tị nạn của họ được xử lý, song thường xảy ra tình trạng tồn đọng lớn trong quá trình xin tị nạn tốn kém thời gian này. Người dân địa phương sống trên đảo hiện đã mất kiên nhẫn sau 5 năm chịu đựng gánh nặng làn sóng người di cư của châu Âu, và những nỗ lực của chính phủ Hy Lạp hồi tuần trước để xây dựng các trại tị nạn mới trên đảo Lesbos và Chios đã dẫn đến các cuộc bạo loạn trên các đảo này.

Thu Hiền

Theo baoquocte.vn/AP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Chuyên gia Đức ước tính thiệt hại kinh tế của Nga mỗi ngày do xung đột với Ukraine
18:09:00 17/09/2024
Công ty sản xuất máy nhắn tin đưa phản hồi bất ngờ sau vụ nổ hàng loạt tại Liban
14:52:50 18/09/2024
Thiệt hại lớn do cháy rừng lan rộng tại Bồ Đào Nha
15:09:21 18/09/2024
Bà Harris kêu gọi chấm dứt chiến tranh Gaza, nói không với việc Israel tái chiếm đóng
14:58:31 18/09/2024
Lý do thành viên Hezbollah đồng loạt đổi sang dùng máy nhắn tin
10:48:05 18/09/2024
Cơn ác mộng tồi tệ nhất của Hezbollah
15:05:17 18/09/2024

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Ngày thôi nôi con trai, tôi c.hết điếng khi biết chồng n.goại t.ình nhờ vào phong bì của cô đồng nghiệp
05:14:34 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024

Tin mới nhất

Mỹ nêu bật cơ hội tốt nhất để ổn định Trung Đông

06:06:16 19/09/2024
Ông Blinken nhấn mạnh lệnh ngừng b.ắn là cơ hội tốt nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza, để giải quyết các nguy cơ đe dọa sự ổn định của khu vực.

ASEAN và MRC tập trung thảo luận về 'an ninh nguồn nước'

06:04:48 19/09/2024
Trao đổi bài học và kinh nghiệm về an ninh nguồn nước là diễn đàn quan trọng để thúc đẩy hợp tác và phối hợp trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước để phát triển bền vững của khu vực.

Fed mạnh tay trong lần giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm

06:00:03 19/09/2024
Ngoài các lần cắt giảm khẩn cấp trong thời kỳ Covid, lần cuối cùng cơ quan này cắt giảm ở mức tương tự là vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nữ du khách t.ử v.ong khi bị cá mập tấn công ở Tây Ban Nha

05:50:48 19/09/2024
N.ạn n.hân được đưa đến bệnh viện Doctor Negrin ở Las Palmas. Lực lượng cứu hộ cho biết du khách đã mất 1 chân và sau đó ngừng tim khi đang trên đường đi cấp cứu.

Bộ đàm của lực lượng Hezbollah phát nổ trên khắp Liban

05:48:35 19/09/2024
Theo các nguồn tin, ít nhất một trong những vụ nổ xảy ra gần đám tang do Hezbollah tổ chức cho những người t.hiệt m.ạng trong loạt vụ nổ máy nhắn tin hôm 17/9.

Trên 100 người dân ở Myanmar bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

05:46:19 19/09/2024
Qua sự cố này, Bộ Y tế Myanmar kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp thực phẩm ấm và tươi cho các n.ạn n.hân lũ lụt và làm việc với các đội giám sát và quản lý trong quá trình quyên góp cứu trợ.

Hezbollah tuyên bố đã tấn công bằng rocket vào lãnh thổ Israel

05:44:52 19/09/2024
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết khoảng 10 quả rocket từ phía Liban được b.ắn vào khu vực Tây Galilee, tất cả đều rơi xuống khu vực đất trống và không gây thương vong.

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc tìm cách tận dụng vệ tinh Starlink tạo lợi thế cho quân đội

05:43:14 19/09/2024
Với hàng nghìn vệ tinh Starlink SpaceX phóng cho đến nay, các nghiên cứu Trung Quốc hy vọng có thể tận dụng nhiễu loạn trong tín hiệu vô tuyến tần số cao để theo dõi máy bay tàng hình.

Na Uy và Phần Lan phát hiện mức phóng xạ cao hơn bình thường

05:41:41 19/09/2024
Sau đó, báo điện tử Ukrainska Pravda của Ukraine dẫn nguồn tin từ DSNS cho biết đám cháy xảy ra trong vùng cấm gần nhà máy Chernobyl.

Hà Lan muốn từ bỏ các quy định về di cư của EU

21:03:29 18/09/2024
Việc từ chối tham gia hiệp ước di cư của EU là một trong những cách mà Chính phủ Hà Lan hy vọng sẽ giảm tình trạng di cư liên quan đến người tị nạn, nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng điều này khó có thể thành công...

Quốc hội Georgia thông qua dự luật hạn chế quyền của cộng đồng LGBT

20:56:57 18/09/2024
Theo các nhà lãnh đạo đảng Giấc mơ, điều này là cần thiết để bảo vệ các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống của Georgia, vốn là nơi Giáo hội chính thống giáo bảo thủ có ảnh hưởng sâu sắc.

Nga-Trung sẽ thực hiện tập trận tuần tra Thái Bình Dương thường niên

20:54:14 18/09/2024
Các thành viên thủy thủ đoàn trước đây đã tham gia buôn lậu vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự; có lý do để khẳng định trên tàu có vũ khí buôn lậu.

Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 19/9: Hồ Quỳnh Hương tiết lộ quy tắc sống, Hà Hồ mặc giản dị vẫn đẹp

Sao việt

08:27:21 19/09/2024
Hồ Quỳnh Hương tâm sự về 6 quy tắc sống của bản thân, Hồ Ngọc Hà diện áo tank top và quần jeans khoe vẻ đẹp rạng ngời.

Táo đỏ Hằng Du Mục lại dính tin đồn, cô liền tuyên bố ngay điều này trên livestream

Netizen

08:26:30 19/09/2024
Thời gian gần đây, táo đỏ Hằng Du Mục liên tục vướng phải rất nhiều vấn đề như bị làm nhái khắp nơi, bị nhiều người ủng hộ rồi sale lại khiến các hàngthật và fake lẫn lộn, làm nhiều người cảm thấy lo lắng.

Diện mạo đời thường của nam thần hot nhất Kpop "đ.ánh bay" tiêu chuẩn visual thần tượng

Nhạc quốc tế

08:23:08 19/09/2024
Gương mặt điển trai với đường nét nam tính miễn chê khiến dân tình điên đảo. Các fan còn công nhận, Mingyu ở đời thường có sức hút rất mãnh liệt.

Những điều không phải ai cũng biết về núi Bà Đen

Du lịch

08:19:17 19/09/2024
Là điểm đến du lịch nổi tiếng, núi Bà Đen trở thành biểu tượng tâm linh của người dân Nam Bộ. Núi Bà Đen sở hữu 6 ngôi chùa có lịch sử 300 năm t.uổi, cùng với đó là hệ thống công trình tâm linh độc đáo.

Tử vi ngày 19/9/2024 của 12 cung hoàng đạo:Cự Giải cần phải hết sức thận trọng

Trắc nghiệm

08:16:41 19/09/2024
Trước khi đặt bút ký, hãy đọc kỹ từng điều khoản và điều kiện để đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào.

Đ.ánh hàng xóm chấn thương sọ não chỉ vì tiếng nổ xe máy

Pháp luật

08:15:12 19/09/2024
Hôm qua (18/9), TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đắc Nhật (35 t.uổi), trú phường Vinh Tân, TP Vinh (Nghệ An) về tội Cố ý gây thương tích. Bị hại trong vụ án là ông Nguyễn Xuân H. (SN 1956, hàng xóm của bị cáo).

Nữ thiết kế mất 4 năm cải tạo mái nhà 20 t.uổi thành khu vườn sân thượng "bạt ngàn" hoa

Sáng tạo

08:12:08 19/09/2024
Dayao đã yêu thích thực vật từ khi còn nhỏ và tình yêu này đã tiếp tục từ khi còn nhỏ. Khi cô còn nhỏ, cha mẹ Dayao đã trồng rất nhiều hoa và cây trong sân trang trại, đây là bước làm quen với thực vật của cô.

Haaland săn bàn thắng thứ 100 cho CLB Man City

Sao thể thao

08:05:20 19/09/2024
CLB Man City là đội bóng duy nhất ở Premier League sở hữu thành tích 100% chiến thắng sau bốn trận đấu, nhưng chuỗi khởi đầu hoàn hảo của họ đã bị thử thách bởi một đội Brentford đoàn kết và làm việc chăm chỉ vào cuối tuần qua.

"Thiên sứ tội lỗi": Bất ngờ trước diện mạo người chồng thứ 5 của Baifern Pimchanok

Phim châu á

07:49:30 19/09/2024
Người đàn ông thứ 5 trong đời Thong (Baifern Pimchanok) đã xuất hiện ở những tập phim mới nhất của Thiên sứ tội lỗi .

NSX chưa công bố nhưng 1 "tượng đài âm nhạc" đã bị lộ chuyện thi Chị Đẹp mùa 2!

Nhạc việt

07:45:03 19/09/2024
Chiều 18/9, NS Đức Trí và ekip đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Live Concert Có Đôi Lần. Đêm nhạc được tổ chức vào tối 5/10 sắp tới tại Nhà thi đấu Quân Khu 7 (TP.HCM).

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

Tin nổi bật

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.