Tiếng kêu tuyệt vọng từ căn lều rách nát
Nhắc đến hoàn cảnh anh Nguyễn Tá Cường, người dân thôn Cẩm Đồng (xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) không ai không rơi nước mắt. Từ một chàng trai khỏe mạnh chí thú làm ăn phút chốc trở nên tàn tạ do căn bệnh teo thận quái ác.
Khi chúng tôi đến thăm, anh Cường nằm co quắp trên chiếc võng mắc góc nhà. Căn nhà khoảng 20m2 rách nát gió lùa trống huơ trống hoác như muốn sập bất cứ lúc nào. Thấy có khách đến thăm, anh nặng nhọc mở đôi mắt ra chào rồi nhắm nghiền lại thở dốc. Chị Châu Thị Thắm vợ anh cho biết, trước khi bị bệnh 2 vợ chồng đi phụ hồ. Cách đây một năm trong lúc đi làm tự nhiên mắt anh Cường bị mờ không thấy rõ, tưởng bị bệnh ở mắt nhưng khi đi khám chụp phim thấy 2 quả thận bị bạc trắng, bác sỹ kết luận là có bệnh nhưng không biết bệnh gì và yêu cầu ở lại theo dõi nhưng do không có tiền nên anh về nhà.
Hai vợ chồng anh Cường chị Thắm đang cần sự giúp đỡ để chữa bệnh
Bệnh ngày một nặng, mẹ chị Thắm ở Sóc Trăng bảo chị đưa anh Cường vô trong đó để bà đến chùa Khơme xin thuốc uống may ra có thể khỏi, nhưng uống một thời gian bệnh càng nặng thêm. Đi khám chụp phim bác sĩ kết luận 2 quả thận của anh Cường đã bị teo hoàn toàn.
Cách đây 1 tháng chị Thắm gửi lại đứa con gái 7 tuổi cho bà ngoại nuôi giúp để đưa anh Cường về quê vì: “Ảnh nói đưa ảnh về quê chứ ở trong đó lỡ chết thì lấy gì mà lo”, chị Thắm thổn thức. Nghe nhắc đến con gái nước mắt anh Cường chảy dài trên má. Hai vợ chồng ôm nhau khóc.
Bây giờ chị phải ở nhà túc trực lo cho anh, nếu chị có đi đâu cũng nhờ hàng xóm qua trông dùm. “Tội hắn lắm chú ơi, mỗi khi lên cơn đau, hắn ngất lên ngất xuống mấy lần. Ăn cũng không được, ngủ cũng không được, ăn chi vô cũng ói ra chỉ có uống nước với sữa thôi, còn tối nằm xuống là thở dốc, vợ hắn phải ngồi cho hắn dựa lưng cả đêm”, bà Mùi hàng xóm anh Cường cho biết. “ Sao không đi bệnh viện?”. Tôi thắc mắc. “Chú xem trong nhà hắn có cái gì bán được 10 ngàn không thì lấy tiền đâu mà đi bệnh viện”, bà Mùi ngậm ngùi.
Video đang HOT
Nhìn căn nhà của anh Cường không ai nghĩ đó là căn nhà, đúng hơn là túp lều. Bên trong trống lốc, xung quanh là những tấm bạt vá chằng chụp. Vật dụng trong nhà ngoài nồi cơm điện và bếp ga cá nhân thì không còn gì có giá trị cả. Cũng theo bà Mùi từ khi 2 vợ chồng về quê đến nay chuyện ăn uống đều trông chờ vào sự giúp đỡ của anh em làng xóm, người cho lon gạo, kẻ cho vài ngàn đắp đổi qua ngày nhưng ở quê ai cũng nghèo thương biết vậy thôi.
Căn nhà rách nát của vợ chồng anh Cường
Ông Việt nhà cạnh bên cho biết thêm, vừa rồi thôn có làm cho anh Cường thẻ bảo hiểm người nghèo đi bệnh viện chữa bệnh, nhưng hẹn đến tháng 2 mới có, nhưng: “Biết nó có sống được đến tháng 2 không”, ông Việt chua chát. Để cầm cự đến lúc đó, cứ 3 ngày chị Thắm lại chạy vào Hội đông y từ thiện Nhân Hòa ở thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) để xin thuốc uống như cầu may, nhưng bệnh vẫn không hết.
Khi chúng tôi ra về, ông Việt và bà Mùi chạy theo dặn đi dặn lại: “Chú cố giúp dùm nó, viết đăng lên báo biết đâu có ai thương tình giúp cho được ngàn nào đỡ ngàn nấy để hắn có tiền đi chữa bệnh, nó còn trẻ quá, mới 29 tuổi mà”.
Theo Dân trí
Hai chị em xương thủy tinh từng ngày kết chuỗi ước mơ
Căn bệnh loãng xương quái ác đã tước đi niềm vui đến trường của Thanh Nga và Thanh Ngân và khiến hai thân thể trở nên dị dạng. Xương của hai chị em mong manh đến nỗi, chỉ cầm ly uống nước cũng có thể bị gãy tay.
Sinh ra trong hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, đã vậy, Trương Thanh Nga và Trương Thanh Ngân (quận 12, TP HCM) còn bị loãng xương bẩm sinh, căn bệnh đeo bám gia đình bên nội, nhưng biểu hiện ở hai chị em Nga - Ngân trầm trọng nhất. Ai có thể tin, chỉ cần chồm người tới trước mà bị gãy xương đùi? Nhưng với Thanh Nga và Thanh Ngân, đó là sự thật.
Bệnh "xương thủy tinh" khiến chân tay của Nga và Ngân đã cong vẹo hết cả, muốn di chuyển phải dùng mâm.
Thanh Nga năm nay 18 tuổi nhưng suốt 18 năm trời em chỉ có thể ngồi một chỗ. Bản thân em còn không tự chăm sóc được, nói chi đến việc đi học. Thanh Ngân (13 tuổi) may mắn hơn chị một chút, đến khi vào lớp 1 em mới phát bệnh. Từ đó, cô bé đành ở nhà cùng chị gái.
Chú Bình, cha của Thanh Nga và Thanh Ngân cũng do loãng xương nên không thể làm việc nặng. Chú bèn xin làm chân bảo vệ kiêm nhặt bóng tennis và quét dọn tại một hoa viên nhỏ ở quận 9.
Còn cô Tâm suốt ngày phải chăm sóc hai con nên không thể đi làm. Phải giữ gìn sức khỏe cho Nga và Ngân thật tốt, tuyệt đối không để bị cảm vì chỉ một cái hắt hơi cũng đủ làm gãy xương sườn. Nhưng hễ ngơi tay lúc nào là cô Tâm tranh thủ kết hạt cườm để kiếm thêm thu nhập.
Thấy mẹ cặm cụi kết cườm, hai em cũng xin mẹ cho làm thử. Dần dà, Nga và Ngân cũng kết được những chiếc vòng tay, vòng cổ khá xinh xắn nhưng chưa đủ tinh xảo để đem bán. Hai cô bé còn kết cườm thành những chiếc ví đầm. Do miếng lót bên trong là giấy vở học trò nên những chiếc ví này cũng chỉ để hai chị em ngắm nhìn cho vui mắt. Nhưng hai cô bé tin tưởng, sẽ có ngày sản phẩm của mình có người mua.
Kết cườm, vẽ và tô màu là niềm vui nho nhỏ mà Nga và Ngân có được trong chuỗi ngày dài bệnh tật.
Thế là, Nga và Ngân cứ mải miết khi thì kết cườm, khi thì vẽ, tô màu... để quên đi nỗi buồn khổ triền miên của bệnh tật. Thế nhưng, bệnh tật lại không chịu "quên" hai em, vì không được dùng thuốc bổ xương đầy đủ nên xương càng giòn và tiếp tục gãy.
Nhà cửa đã bán hết theo những lần hai chị em ra vào BV Chấn thương và chỉnh hình (Q.5), cả nhà 4 người dọn về ở tạm trong căn nhà trọ dột nát của người cô, hễ mưa là ngập bì bõm. Những lúc đó, sợ Nga và Ngân sinh bệnh do nhà cửa quá ẩm thấp, chị Tâm lại "bưng" hai con lên "tị nạn" ở nhà ông nội. Nói là "bưng" vì chị phải đặt con vào mâm chứ không thể trực tiếp bồng, vì hễ bồng hay xốc nách là xương lại gãy.
Cô Nguyễn Thị Bé Hai - chi hội trưởng Hội chữ thập đỏ phường An Phú Đông, Q.12 cho biết: "Hội rất quan tâm đến hoàn cảnh của Thanh Nga và Thanh Ngân, cũng đã đề xuất một khoản trợ cấp nhỏ cho hai em. Nhưng về lâu dài, cần tạo dựng một tương lai vững chắc hơn. Điều may mắn là đôi tay của hai em có thể lao động được".
Trước mắt, Nga và Ngân cần học nghề cho bài bản, sau nữa là phải có một gian hàng. Chỗ ở nằm sâu hun hút, đường đi phức tạp như thế, ai mà tìm đến mua. Nhưng đó là ước mơ mà hằng ngày, hai chị em vẫn ngồi kết từng hạt một.
Còn hiện tại, nhà vẫn ngập, vẫn phải tới lui "tị nạn" và xương lại gãy, lại chạy tiền đi bệnh viện, tiền thuốc còn chưa đủ, nói chi đến chuyện nhà cửa, và thế là vẫn tiếp tục ở trong gian nhà ngập... Cái vòng luẩn quẩn bệnh - nghèo - bệnh như cây kéo cắt phăng chuỗi ước mơ xinh giản dị của Nga và Ngân, để lại nỗi buồn trong đôi mắt người mẹ: "Mai này khi cha mẹ nằm xuống rồi, số phận các con sẽ ra sao?"
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Chị Đỗ Hoài Tâm (mẹ của Trương Thanh Nga và Trương Thanh Ngân: 0814/3D khu phố 3, tổ 46, phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM. Điện thoại nhà ông nội của Nga - Ngân: 08. 6277 0143.
Theo Dân Trí
Côi cút cậu bé phút chốc mất hết người thân Mỗi đêm về, Thành bơ vơ ôm bàn thờ mẹ và đứa em gái khóc. Giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt đẫm nhòe đã bao đêm tỉnh giấc gọi thầm tên mẹ, tên cha. Trần Văn Thành, 12 tuổi, con anh Hà Văn Bình, chủ đò gây ra vụ tai nạn thảm khốc trên tại Bến Đất Phú Hưng, Thành phố...