Tiếng kêu cứu từ rừng xanh!
Đầu tháng 3, chúng tôi theo chân người dân bản địa xã Mà Cooih (Đông Giang, Quảng Nam), lên đường đi thăm hàng ngàn bẫy thú rừng chứng kiến một khu rừng pơ mu quý hiếm đã bị lâm tặc tàn phá quá nặng nề…
Hàng ngàn bẫy thú giăng kín rừng
Người dẫn đường cho chúng tôi là ông A Lăng M. (thôn PachePalanh, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang). Sau một đêm ngủ lại nhà ông A Lăng M., sáng sớm hôm sau, khi sương mù còn giăng khắp núi rừng, ông M. đã gọi chúng tôi dậy lên đường.
Đường vào rừng không đơn giản với “dân ngoại đạo”
Sau hơn chục lần nghỉ chân, uống gần cạn số nước gùi theo và chân đã mỏi, mắt đã mờ, nói không ra hơi, chúng tôi mới đến được căn lều của ông M. dựng để trông coi khu rừng của nhà. Tuy nhiên, đây chưa phải là điểm đặt bẫy thú.
Ông M. cho biết, ở khu rừng này có khoảng 1.000 bẫy thú của người dân các nơi đặt để bắt thú rừng. Có người từ Quảng Bình vào tận đây đặt bẫy và nhiều người trong số họ bỏ lại bẫy suốt từ sau tết đến nay. Còn lại phần lớn là bẫy của người dân địa phương. Anh em ông M. cũng có đến cả trăm chiếc bẫy đang đặt khắp rừng.
Theo lời ông M., ngoài những chiếc bẫy, trong rừng còn có rất nhiều người đi săn thú. Họ mang theo súng tự chế và thường chỉ trở về khi đã có “sản phẩm”.
Rất khó để nhận ra chiếc bẫy thú vòng tròn bằng sắt dưới tảng đá
Video đang HOT
Chỉ quả núi sừng sững trước mắt, ông M. bảo: “Đó, bẫy thú đặt trên đó. Ngoài này không còn thú nữa nên không ai đặt bẫy ngoài này cả”. Bám theo anh em ông M., chúng tôi đến thăm chiếc bẫy thú đầu tiên. Ông M. dặn chúng tôi hết sức cẩn thận kẻo trúng bẫy. Đi thăm hơn trăm chiếc bẫy, không thấy con thú nào dính bẫy. Ông M. bảo bây giờ thú rừng đã cạn kiệt rồi, kiếm con thú dính bẫy rất khó. Ông M. nói từ tết đến nay, ông đã 3 lần lội rừng thăm bẫy nhưng cả 3 lần đều về tay không. Có lần thấy một con khỉ dính bẫy nhưng đã chết thối, không thể ăn được, đành vứt bỏ.
Theo ông M., đây là khu rừng già cuối cùng còn sót lại nằm giáp ranh giữa các xã Mà Cooih, Cà Dăng và Zà Hung của huyện Đông Giang.
“Chiến tích” 10 đầu thú treo trên trần nhà ông M. – là những con thú do cha ông đã săn được
Khi chúng tôi ra khỏi rừng thì đồng hồ đã chỉ 5 giờ chiều. Gặp những người dân cùng đi làm rừng về, họ kể ở xóm trên hôm nay bẫy được con mang to lắm, mấy gia đình chia nhau ăn chứ không bán. Chúng tôi vội lấy xe máy chạy lên xem thử nhưng chú mang xấu số đã được bỏ vào nồi.
Trong nhà ông M. có tất cả 4 đầu con nai treo trên cột
Những khối gỗ quý bị lãng quên?
Khu rừng pơ mu hiếm hoi còn sót lại thuộc thôn PachePalanh, xã Mà Cooih, có hàng chục cây pơ mu và một số loại gỗ quý khác.
Những cây pơ mu to 2-3 người ôm
Khu rừng còn khoảng vài chục cây pơ mu
Hàng chục cây pơ mu vươn mình cao vút, thân cây 2-3 người ôm không xuể, nhìn “đã con mắt”. Nhưng ông M. bảo, qua thời gian, hàng chục m3 gỗ quý nơi đây đã bị triệt hạ không thương tiếc.
Đi vài trăm mét trong khu rừng, chúng tôi nhẩm tính có vài chục cây pơ mu, cây nào cũng cao trên 30 mét, thân 2-3 người ôm. Xen kẽ có những gốc pơ mu đã bị lâm tặc triệt hạ. Cách đó không xa, hàng chục khối gỗ quý bị lâm tặc khai thác, vứt ngổn ngang khắp rừng.
Theo nhận định của ông M., số gỗ này không phải pơ mu mà là gỗ dổi, bị khai khác cách đây khoảng vài năm. Những phên gỗ đã được cưa xẻ vuông vắn nhưng không hiểu sao lại bị bỏ lại, cây dại phủ đầy. Có nơi gỗ nằm rải rác từng phách, có nơi được tập kết thành bãi. Nhiều tấm rộng đến gần 1m cũng bị bỏ lại.
Số gỗ dổi bị lâm tặc bỏ lại hiện trường
Lý giải cho số gỗ bị bỏ quên này, ông M. cho rằng sau khi cưa xẻ xong, lâm tặc bị kiểm lâm phát hiện nên không có đường vận chuyển gỗ về nơi tiêu thụ. Theo ông này, gỗ dổi tuy không quý bằng gỗ pơ mu nhưng hiện nay nếu đưa ra ngoài thị trường bán cũng có giá gần 20 triệu đồng/ mét khối.
“Ở đây hiểm trở quá, nếu không số gỗ này người dân đã mang về nhà từ lâu rồi”, ông M. nói.
Chúng tôi rời rừng, gặp những người dân đi làm rẫy về, nghe họ than thở, lúc này bị khỉ xuống phá rẫy dữ quá bắp, đậu bị chúng phá hết, không còn gì ăn cả. Trộm nghĩ, có phải vì ngôi nhà tự nhiên của thú rừng bị con người tàn phá quá dữ dội nên thú rừng đã quay sang “trả đũa” loài người?
Theo Dantri
Ông Hoàng Hữu Phước còn viết "tiền nhân Việt... ngu xuẩn"
Vào blog giao lưu của ĐBQH Hoàng Hữu Phước với cử tri (hhphuoc.blog.com) để xem lại sự hối lỗi, "phục thiện" của ông này sau khi xúc phạm rồi xin lỗi ĐBQH Dương Trung Quốc.
Thế nhưng, tôi đã phát hiện ra điều đáng kinh ngạc và bất bình hơn, khi đọc những nội dung Hoàng Hữu Phước viết về chuyện lịch sử dưới triều nhà Hồ (1400-1407) và phê phán: "Chống (nhà - PV) Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt".
Đây là điều mà theo tôi là không thể im lặng đối với bất cứ một người Việt Nam nào, khi "tiền nhân Việt" chính là tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam bị một người xưng "danh đại biểu Quốc hội" xúc phạm như Hoàng Hữu Phước đã viết và truyền bá công khai trên "Blog Giao Lưu Với Cử Tri Toàn Quốc".
Nội dung ông Hoàng Hữu Phước viết: "tiền nhân Việt" "tệ hại và ngu xuẩn"
Trong bài "Bức tâm thư gởi người dân Việt "thiệt"... trên blog này, Hoàng Hữu Phước đã viết và "truyền bá" cho "cử tri toàn quốc" như sau: "Đại ngu chống Hồ của tiền nhân: Ôn cố, tri tân. Nói về sử, ắt phải nói cho đúng, và ắt phải theo bài bản rằng học ôn điều cũ để chiêm nghiệm xem nên làm gì với tình hình mới đang diễn ra trong cuộc sống của đất nước và dân tộc.
Tiền nhân Việt Nam đã có lần "đại ngu" khi chống Nhà Hồ, lúc Hồ Quý Ly triệt hạ Nhà Trần để lên ngôi vua năm 1400 lập nên nước Đại Ngu. Những chủ trương chính sách "lạ thường" dồn dập của Nhà Hồ như phát hành tiền giấy, cấm dùng tiền đồng, tăng thuế tô, áp dụng hạn điền và hạn nô làm động đến lợi ích của giới địa chủ và quý tộc, nhún nhường hết mức với nước Tàu thậm chí đã phải cắt 59 thôn ở Lạng Sơn để mong tránh cho đất nước lâm cảnh chiến tranh, thay đổi chế độ thi cử nhân, không tôn sùng đạo Phật mà quay sang xem trọng Nho Giáo v.v..., khiến nhiều người dân không ủng hộ Nhà Hồ, cộng thêm sự kêu gọi lật đổ chế độ của nhiều thế lực đã khuyến khích Nhà Minh xua quân sang đánh năm 1406 làm Nhà Hồ sụp đổ, toàn bộ gia quyến Hồ Quý Ly bị bắt về Tàu, còn nước Việt lại mang gông cùm xiềng xích bị Tàu đô hộ tiếp sau 500 năm giành được quyền tự chủ. Chống Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt vậy".
Những ai đã từng đọc sử hoặc biết sử nước nhà Việt Nam hẳn biết đến Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đã viết và nhà Lê đã tuyên sau 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) của Lê Lợi thắng lợi, đánh đuổi được Minh để giành lại độc lập cho nước nhà Đại Việt. Đại cáo Bình Ngô được xem như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chính sử của nước ta từ xưa cho đến tận hôm nay đều đưa vào sử sách, truyền dạy cho con cháu, công dân bao đời, ở nhiều cấp học của nước nhà.
Nhà Hồ mà nhiều người dân của nước Đại Việt thời ấy không ủng hộ, đã chống là bởi theo Đại cáo bình Ngô viết: "Vì họ Hồ chính sự phiền hà/Để trong nước lòng dân oán hận/Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ/Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh/Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ/Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế/Gây thù kết oán trải mấy mươi năm/Bại nhân nghĩa nát cả đất trời./Nặng thuế khoá sạch không đầm núi./...Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,/Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!/Lẽ nào trời đất dung tha?/Ai bảo thần dân chịu được?".
"Tiền nhân Việt" - tức tổ tiên, cha ông của cả dân tộc Việt Nam chúng ta dưới thời Đại Việt đã chống một nhà Hồ như thế, chống một triều đại tiếm ngôi, gây ra "chính sự phiền hà/Để trong nước lòng dân oán hận/Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ/Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh". Vậy mà giờ đây ông Hoàng Hữu Phước lại viết và truyền bá cho cử tri cả nước rằng: "Chống Hồ rõ ràng đã là cái sai tệ hại và ngu xuẩn của tiền nhân Việt" vậy sao?
Những nội dung mà Hoàng Hữu Phước đã viết kể trên được đăng công khai trên blog của Hoàng Hữu Phước từ ngày 17/1/2013, tức trước khi đăng bài xúc phạm ĐBQH Dương Trung Quốc gần cả tháng trời. Thế nhưng cho đến khi bài viết này của chúng tôi chuẩn bị đăng tải, những nội dung xúc phạm tổ tiên - "tiền nhân Việt" đó của "đại biểu Quốc hội khóa XIII Hoàng Hữu Phước" vẫn còn tồn tại trên blog.
Theo Dantri
Quảng Nam: Cơi nới đập thủy điện Sông Côn 2 Với việc tùy tiện nâng cao trình đập thêm 1m, Nhà máy thủy điện Sông Côn 2 sẽ thu thêm khoảng 10 tỉ đồng/năm, đổi lại, hàng trăm hộ gia đình kêu cứu vì mất đất sản xuất và nguy hiểm hơn là câu chuyện về an toàn đập. Trong khi nhiều công trình thủy điện ở miền Trung đã và đang đối...