‘Tiếng gọi thị trường’: Từ đề án lớn đến dự án ngàn tỷ
Đề án tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020, hay còn gọi là Đề án 2.0, vừa được Chính phủ xây dựng. Đề án này được đánh giá là tiếp cận gần với thị trường hơn, lấy thị trường làm trung tâm trong việc hoạch định đường đi nước bước năm 2017 cũng như các năm tiếp theo.
Những mục tiêu “sát” thị trường
Ngày 8/11/2016, với 82,39% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020.
Đây là bản Đề án tái cơ cấu thứ hai, tiếp nối những thành công cũng như bài học rút ra từ kế hoạch tái cơ cấu 2011-2015.
Mục tiêu của đề án này được diễn giải bằng cả trăm trang giấy, nhưng ngắn gọn lại là muốn làm tốt hơn những vấn đề chưa tốt, thúc ép những cải cách còn trì trệ ở khu vực đầu tư công, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước (DNNN),… Đặc biệt, phân bổ lại nguồn lực theo tín hiệu thị trường một vấn đề mà nền kinh tế bao lâu nay còn gặp cảnh “méo mó”, nặng tính xin – cho.
Kinh tế hứa hẹn sẽ khởi sắc hơn. Ảnh: L.Bằng
Với TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đồng thời là một trong những người chắp bút cho bản đề án này, về tổng thể, kế hoạch tái cơ cấu này không cần nguồn lực bằng tiền, mà là nguồn lực chính sách. Bản thân chính sách đúng đã là nguồn lực, hay nói cách khác là động lực cực kỳ mạnh cho phát triển.
“Hiện nay, chúng ta đang có một số nguồn lực lớn bị phân bổ sai lệch, kém hiệu quả, chỉ có thị trường mới xử lý được vấn đề này để cải cách. Do vậy, tái cơ cấu là gắn với cải cách, bản chất là cải cách để cho thị trường hơn, phân bổ các nguồn lực theo cơ chế thị trường”, ông Cung nhấn mạnh.
“Gắn với cải cách, gắn với thị trường” là những nội dung mà trong từng phần việc cụ thể bản Đề án tái cơ cấu 2016-2020 đã đề cập. Chẳng hạn như giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đó còn là thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn. Đặc biệt, Chính phủ cũng đề xuất áp dụng các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém – một điều mà bản đề án 2011-2015 còn dè dặt.
Khi bản đề án 2.0 này được công bố, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), chia sẻ trên trang cá nhân, rằng ông đánh giá rất cao tinh thần tái cơ cấu thể hiện trong kế hoạch 2016-2020.
Ông Hưng cho rằng, đề án này đã phân định rõ Nhà nước làm gì và tư nhân làm gì. Nhà nước không tập trung vào huy động nguồn lực (tức giảm thiểu vai trò đầu tư) mà tập trung vào chính sách để gián tiếp phân bổ nguồn lực, khu vực tư nhân sẽ là lực lượng quan trọng của quá trình tái cơ cấu.
Sabeco, Habeco lần lượt lên sàn sau nhiều năm trì hoãn.
Video đang HOT
Bản thân vị lãnh đạo SSI cũng nhìn nhận “đây thực sự là một đề án mang tính thị trường nhất từ trước tới nay”, với các bước đi và hành động rất cụ thể.
Giới nghiên cứu cũng đánh giá, đây là đề án có bước đột phá mang tính khả thi cao nhất của Chính phủ. Mà một trong những yếu tố đảm bảo cho điều đó là nó đã tiếp cận vấn đề theo &’tiếng gọi của thị trường’.
Những hành động trên thực tế
Nhưng, để bản đề án “thoát” ra khỏi những con chữ trên mặt giấy, khâu thực hiện không thể theo kiểu lối mòn cũ.
Thực tế đang dần chứng minh, bản đề án tái cơ cấu đã được thực hiện bước đầu.
Không nói đâu xa, tinh thần ấy đã được thể hiện trong cách Chính phủ ứng xử với 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ, kém hiệu quả, đắp chiếu xôn xao dư luận vừa qua. Đã qua thời “con khóc mẹ cho bú”, 12 dự án tai tiếng, trong đó 5 dự án đặc biệt đáng quan ngại đã không còn được “giải cứu” một cách dễ dãi, phi thị trường.
Phân loại, chẩn bệnh, kê đơn, bốc thuốc,… là những bước đi thận trọng nhưng kiên quyết của Chính phủ với các đại dự án này. Trong đó, nhiều dự án đang được kêu gọi tư nhân trong và ngoài nước “góp gạo thổi cơm chung” hoặc bán đứt chứ không phải móc hầu bao ngân sách cho một cái thùng không đáy.
Một dẫn chứng khác là việc thúc ép các DN sau cổ phần hóa lên sàn chứng khoán. Sau gần 10 năm dài đằng đẵng trì hoãn, cổ phiếu Sabeco, Habeco,… đã lần lượt lên sàn và chẳng mấy chốc “cháy hàng”. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn niêm yết, hai cổ phiếu Sabeco và Habeco đã vươn lên dẫn đầu thị giá. Giá trị cổ phiếu của Bộ Công Thương (cũng chính là của Nhà nước) tại hai DN bia tăng lên chóng mặt.
Một động thái khác, ngay khi bước vào năm mới 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công khai 240 doanh nghiệp sắp cổ phần hóa. Trong đó, có 103 DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn; 27 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn và 106 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) Nguyễn Hoàng Hải, với danh sách trên, định hướng trong việc tái cơ cấu DNNN đã rõ ràng. Các nhà đầu tư cũng có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các DN vốn nhà nước một cách cụ thể, thay vì thiếu thông tin như trước.
Rõ ràng, với những bước đi cụ thể, những hành động cụ thể, bản đề án tái cơ cấu 2.0 đang được triển khai trong thực tế chứ không phải “cất vào ngăn tủ”. Tinh thần của một Chính phủ hành động đang tạo nên niềm tin vào triển vọng tươi sáng hơn cho kinh tế năm 2017.
Hà Duy (Theo VNN)
Đường sắt trên cao: Nhà thầu ngoại đòi phạt 40 triệu USD
Dự án triển khai gói thầu số 3 thi công hầm và ga ngầm đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội bị nhà thầu đòi phạt tới 40 triệu USD.
Nhà thầu là liên danh Hyundai E&C - Ghella JV - một trong những nhà thầu ngoại của dự án đường sắt đô thị Hà Nội.
Đơn vị này vừa có văn bản gửi Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội yêu cầu điều chỉnh tăng phí hợp đồng thực hiện gói thầu số 3 hầm và ga ngầm do chủ đầu tư chậm trễ bàn giao mặt bằng.
Số tiền nhà thầu đòi bổ sung lên tới 40 triệu USD, tương đương trên 800 tỉ đồng.
Dự án đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đang đối mặt với mức phạt 40 triệu USD do Hà Nội chậm bàn giao mặt bằng
Vì sao nhà thầu đề xuất phạt?
Ngày 30/10/2015, liên danh Hyundai E&C - Ghella JV trúng thầu thi công gói thầu số 3 và đã kí với Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) hợp đồng thầu hầm và các ga ngầm.
Ngày 6/9/2016, nhà thầu gửi văn bản cho chủ đầu tư đính kèm bản thảo biên bản ghi nhớ trong đó khẳng định nhiều mốc thời hạn bàn giao mặt bằng công trường từng phần và giai đoạn 1 của kế hoạch di dời các công trình ngầm nổi đã hết hạn. Chi phí ảnh hưởng của kế hoạch thi công sơ bộ sẽ phải được sửa đổi cho phù hợp.
Theo quan điểm của nhà thầu, phần "Chi phí điều chỉnh thời gian hoàn tất" sẽ được điều chỉnh với giá trị 84.600 USD/ngày nhân với 10 tháng (303 ngày) để tính toán phí tổn bổ sung do thời gian bị kéo dài hơn so với kế hoạch.
Khoản phí bổ sung sẽ là 25,6 triệu USD. Về chi phí bổ sung do sự trùng lặp giữa thứ tự của các công trình và các giai đoạn di dời công trình hạ tầng kĩ thuật cũng được tạm tính 8.509 USD/ngày nhân với 438 ngày (cho 4 ga tầu) bằng 3,7 triệu USD.
Ngoài ra, nhà thầu JV còn đòi thêm khoản chi phí "chậm trễ ngày bắt đầu" khoảng 180 ngày với giá 46.500 USD/ngày tương đương với 11 triệu USD.
Tổng mức phí bổ sung mà nhà thầu đòi chủ đầu tư khoảng 40 triệu USD.
Trao đổi với VietNamNet hôm qua, ông Nguyễn Cao Minh - Trưởng ban quản lý MRB cho biết: Văn bản trên chỉ thể hiện quan điểm chủ quan của nhà thầu, chưa có sự thương thảo với chủ đầu tư.
"Điều quan trọng nhất là bàn giải pháp để triển khai chứ chưa bàn đến vấn đề chi phí. Hà Nội đang nỗ lực tháo gỡ nút thắt trong giải phóng mặt bằng" - ông Minh nói.
Tuy nhiên, căn cứ theo quyền khiếu nại của nhà thầu được quy định trong hợp đồng và sự chậm trễ thực tế trong bàn giao mặt bằng thi công, chủ đầu tư sẽ phải đối mặt với khoản tiền lớn để "nộp phạt" cho nhà thầu là điều có thể.
Các gói thầu liên tiếp đội giá
Việc nhà thầu đòi phạt hợp đồng sẽ khiến gói thầu số 3 tiếp tục bị đội giá.
Trong thời gian 5 năm (tính từ thời điểm hợp đồng trúng thầu), gói thầu số 3 đã liên tục đội giá từ 169,936 triệu euro lên 302 triệu euro.
Dự án này đã nhiều lần phải điều chỉnh giá cho nhiều gói thầu
Không chỉ gói thầu số 3, hầu hết các gói thầu quan trọng trong dự án đường sắt trên cao đều đã bị đội giá.
Ngày 22/6/2010, UBND TP Hà Nội ra quyết định 3053 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu xây lắp và thiết bị thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Nguồn vốn để triển khai dự án này một phần từ ngân sách nhà nước và sẽ vay vốn ODA từ Chính phủ Pháp theo nghị đinh thư tài chính giữa hai nước khoảng 653 triệu euro.
Tháng 7/2013, Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của các gói thầu số 3, 6, 7,8,9 của dự án....Với kế hoạch bổ sung này, Việt Nam sẽ phải vay thêm 246 triệu euro của các nhà tài trợ.
Năm 2014, các gói thầu số 3,6,7 tiếp tục tăng giá.
Thời điểm hiện tại, gói thầu số 6 đã tăng lên thành 265 triệu (đội giá so với dự toán ban đầu khoảng 92 triệu euro); gói thầu số 3 đã lên tới 302 triệu euro (đội giá khoảng 133 triệu euro).
Ngày 10/10/2016, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có văn bản gửi Thường trực Thành ủy đề nghị chấp thuận chủ trương cho phép UBND TP phê duyệt điều chỉnh giá gói thầu số 6 là 265.291.000 euro (tương đương 6.724 tỷ đồng). Ở mức giá này gói thầu số 6 đã bị đội lên so với giá phê duyệt lần đầu khoảng 92 triệu euro.
Theo Vietnamnet
Tái cơ cấu kinh tế:Thiếu toàn diện, chưa triệt để! Quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đã đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, xét trên ba vấn đề chính là tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn nhiều điểm nghẽn.... Tại Hội thảo...