Tiếng gọi “mẹ” muộn màng khi biết được bí mật về mẹ kế trong ngày tang lễ
Nghe được những lời này, nước mắt tôi chảy xuống như suối. Tôi quỳ trước linh cữu mẹ và khóc òa lên và thốt lên tiếng gọi “Mẹ!” muộn màng, thế nhưng mẹ mãi mãi không thể nghe được nữa
ảnh minh họa
Năm tôi vừa mới lên 9, mẹ đã qua đời. Trong trí nhớ của tôi, mẹ không giống với những người mẹ khác, mẹ đối xử với tôi không thương cũng không ghét, so với mẹ thì tôi thấy bố yêu tôi nhiều hơn, tôi cũng vô cùng yêu bố. Từ sau khi mẹ mất, bố càng thương chiều tôi hơn, ông nói vì muốn yêu thương thêm phần của mẹ nữa.
Không lâu sau khi mẹ qua đời, có người đến làm mối cho bố, họ nói rằng một mình bố phải nuôi tôi quả là điều không dễ dàng gì, trong nhà nên có một người phụ nữ . Nhưng tôi không đồng ý việc bố tái hôn, tôi sợ người phụ nữ khác sẽ cướp mất bố, bố cũng lo lắng vợ mới sẽ đối xử không tốt với tôi nên mặc dù có khó khăn nhưng bố vẫn một mình nuôi tôi như vậy.
Vào một hôm, đúng lúc tôi tan học về nhà thì thấy trong nhà xuất hiện một người phụ nữ lạ mặt, bố nắm lấy tay tôi kéo lại rồi nói:
“Đây là mẹ mới của con, nhanh gọi mẹ đi con!”
Tôi khóc rồi nói:
“Mẹ của con không còn nữa, con không cần mẹ mới, con không cần!”
Video đang HOT
Tôi khóc rồi chạy ra khỏi nhà. Bất luận tôi phản đối đến kịch liệt thế nào thì người phụ nữ đó vẫn trở thành mẹ kế của tôi.
Bởi không muốn làm tổn thương đến tôi nên họ không tổ chức hôn lễ. Sự xuất hiện của cô ấy dã làm gia đình tôi có sự thay đổi lớn, cô ấy cũng đối với tôi rất tốt nhưng tôi vẫn không thể tiếp nhận tấm chân thành đó. Mỗi bữa ăn, mẹ kế đều làm cho tôi những món ăn ngon, nhưng tôi thì lúc nào cũng chê này chê nọ, không canh mặn thì cũng chê nhạt, ấy vậy nhưng mẹ kế đều nhẹ nhàng nói lần sau bà sẽ chú ý.
Tôi còn lén lút để “bắt nạt” bà, hôm nay cắt thủng quần áo của mẹ kế, ngày mai lấy trộm đồ trang sức của bà ấy rồi vứt đi nhưng mẹ kế chưa từng trách tôi đến một lần, vậy mà đổi lại, tôi lại đến chỗ bố để tố cáo, nói xấu, bịa đặt mẹ kế đối xử với tôi không tốt thế nào. Nhưng bất luận tôi nói thế nào, bố đều không tin, mà ngược lại còn dặn tôi phải đối tốt với mẹ kế, bố càng vậy, tôi càng ghét bà ấy hơn bởi tôi cho rằng chính bà ấy đã chia cắt tình yêu của bố dành cho tôi.
Thái độ của tôi đối với mẹ kế bỗng thay đổi trong một lần ngã bệnh. Lần đó, tôi sốt rất cao nhưng bố lại không có nhà, mẹ kế hốt hoảng đưa tôi đến bệnh viện, thức mấy đêm liền chăm sóc cho tôi từng chút một, ngày tôi khỏi bệnh cũng là ngày thấy mẹ kế gầy đi nhiều. Cũng kể từ lần đó, tôi không còn ghét bà như trước nữa nhưng vẫn không thể nào gọi bà được một tiếng “mẹ”, vẫn không thể tiếp nhận tình yêu thương của bà.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, thoắt cái tôi đã bước vào Đại học. Kể từ ngày đi học, tôi rất ít khi về nhà, mặc dù mẹ kế đối với tôi rất tốt nhưng tôi vẫn có cảm giác gì đó khi đối mặt với bà ấy, còn bà ấy cứ cách vài ngày lại gọi điện thoại cho tôi, hỏi thăm tình hình học tập và dặn tôi phải chăm sóc tốt cho mình, hết tiền thì cứ gọi điện về cho bà. Những ai không biết đều nghĩ rằng đó là mẹ ruột của tôi.
Vào một ngày cuối tuần, tôi nhận được điện thoại của bố, ông vừa khóc vừa nói trong điện thoại: “Mẹ con bị ốm rồi, giờ đang ở bệnh viện, tình hình nguy cấp lắm rồi, bà ấy muốn gặp con, con nhanh về đi!”.
Không nghĩ ngợi gì nữa, tôi vội vàng ra bắt xe về đến bệnh viện, mẹ kế đang nằm thở thoi thóp trên giường bệnh, bố dắt tôi đến trước mặt bà rồi nói:
“Cái Tuyết nó về rồi này, mình mở mắt ra mà xem này!”
Mẹ kế cố gắng hết sức để mở to mắt rồi nở nụ cười, bố bảo tôi gọi mẹ nhưng tôi không thể nào gọi nổi, cứ đứng như một bức tượng. Bố hét lên: “Gọi đi, nhanh gọi mẹ đi!”, nhưng tôi vẫn nhất quyết không gọi, quá tức giận, bố cho tôi một cái bạt tai, tôi khóc rồi chạy ra khỏi bệnh viện.
Ngày làm lễ an táng cho mẹ kế, vì cái bạt tai nên tôi không nói chuyện với bố. Lúc đó, bác cả bảo tôi quỳ xuống vái đầu trước mẹ và nói:
“Thật ra, đây không phải là mẹ kế cháu đâu mà là mẹ ruột cháu đấy. Trước khi bố cháu kết hôn cùng mẹ trước, bố cháu và mẹ cháu đã có quãng thời gian yêu nhau khá lâu, nhưng do bà nội phản đối nên họ phải chia tay nhau. Tuy nhiên, khi đó mẹ cháu đã mang bầu cháu, ông bà nội không hề hay biết, ngay cả bố cháu cũng mãi đến sau này mới biết.
Về sau, bố cháu kết hôn cùng mẹ trước nhưng bà ấy không thể sinh con, bởi vậy bố cháu bất đắc dĩ đã đến xin mẹ cháu được nhận nuôi cháu. Sau khi mẹ trước của cháu qua đời, tình cảm bố cháu dành cho mẹ ruột vẫn còn sâu đậm, đương nhiên, mẹ cháu cũng vì yêu bố cháu quá nhiều nên không tái hôn nữa. Một mình bà ấy trải qua bao nhiêu năm cực khổ như vậy, về sau bà ấy đã về đây để được tận tay chăm sóc cháu, đừng giận bố, cũng đừng hận mẹ cháu nữa!”.
Nghe được những lời này, nước mắt tôi chảy xuống như suối. Tôi quỳ trước linh cữu mẹ và khóc òa lên và thốt lên tiếng gọi “Mẹ!” muộn màng, thế nhưng mẹ mãi mãi không thể nghe được nữa. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thể nào tự tha thứ được cho mình, “nếu như còn có kiếp sau, nếu như còn được làm con của mẹ, mẹ hãy để con yêu thương mẹ như mẹ đã từng yêu thương con mẹ nhé!”
Theo blogtamsu
Mẹ kế lẻn vào phòng sờ soạng con riêng của chồng
Trong lớp tôi chủ nhiệm có một nam sinh tuột dốc cả về sức học lẫn sức khỏe, nhiều lúc em đến lớp bơ phờ ngủ gục và không làm được bài kiểm tra dù khá dễ.
Gần gũi tâm sự, tôi được biết em gặp phải chuyện tày trời: khi cha em đi làm ăn xa, người mẹ kế trẻ đang đêm vào phòng em ôm ấp vuốt ve. Vừa lạ vừa sợ nhưng em không dám cưỡng lại và cứ nằm yên để "mẹ" độc diễn. Chuyện đã xảy ra được vài tháng nay và cứ tái diễn liên tục.
Từ trước đến giờ tôi chỉ thấy nữ sinh bị quấy rối và lạm dụng, chứ chưa thấy nam sinh bị thế này bao giờ. Xin bác sĩ cho biết thêm thông tin và tôi phải làm gì để giúp học trò mình?
(Cô Phan Thị Kim H. - TP. Biên Hòa)
Cô Phan Thị Kim H. kính mến,
Lâu nay, nhiều người hay nghĩ rằng phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng yếu đuối, thụ động nên mới bị xâm hại, còn nam giới thì không. Thực tế, cả trẻ nam lẫn nữ đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Bị xâm hại ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là dụ dỗ, cưỡng ép quan hệ tình dục mà cả những tiếp xúc mang ý nghĩa về mặt tình dục như các hành vi dâm ô: đụng chạm, sờ mó; các cử chỉ, lời nói ẩn ý...
Nhiều khi chính người trong gia đình đứa trẻ bị xâm hại cũng không ý thức được việc làm của mình. Người Việt có thói quen hay nựng nịu, nghịch "quả ớt" của các bé trai, trêu chọc, bình phẩm bộ phận sinh dục của các em và cho đó là cử chỉ âu yếm mà không biết điều đó khiến các em khó chịu, bực tức, bất lực như thế nào. Cũng như các bé gái, các trẻ nam bị quấy rối lúc thơ ấu, khi chưa có kỹ năng phản đối hay giải quyết hậu quả, không chỉ dễ bị tổn thương về cơ thể, sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và cuộc sống sau này. Trẻ có thể sẽ mặc cảm, tự ti về bản thân, có những suy nghĩ đánh giá lệch lạc về tình dục (thu mình lại, sợ hãi, rụt rè, coi tình dục là chuyện xấu)...
Hiện nay, đa số các bậc cha mẹ khi có con trai thường có tâm lý chủ quan, "yên tâm" hơn so với có con gái, ít chú ý nhắc nhở con trai phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại. Trong xã hội hiện đại, "yêu" đâu cứ nhất thiết phải là "râu xanh", mà nó có thể mang nhiều bộ mặt khác nhau. Cha mẹ cần quan tâm chia sẻ với con các kiến thức về giới tính, tình dục lành mạnh và an toàn phù hợp với lứa tuổi, giúp con nhận biết được đâu là cử chỉ thân mật giữa người thân với nhau, đâu là hành vi không được phép và làm thế nào để phản đối hay tìm sự trợ giúp...
Trong một hội thảo về phòng chống lạm dụng và xâm hại trẻ em tại Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thanh Hương, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đưa ra kết quả nghiên cứu với gần 300 học sinh tuổi từ 12 đến 18: tỷ lệ nam sinh bị xâm hại tình dục là>20%, nữ sinh là 18%. Trong đó, đối tượng xâm hại tình dục các em nam đa số là người thân quen, không ít người chính là bố, mẹ, anh chị em ruột hay bạn bè thân thiết của các bậc phụ huynh.
Một nghiên cứu của Viện Phát triển xã hội năm 2007 về bạo lực tình dục và tình dục đồng giới cũng cho thấy: có tới 7% nam giới (15 - 49 tuổi) cho biết từng bị "vào đời" từ trước năm 14 tuổi và đa số do bị ép buộc. Gần 1/3 số này tiết lộ: đối tượng quấy rối là người trong nhà.
Việc cô muốn giúp học trò vượt qua được cú sốc này cần hết sức tỉnh táo và khôn ngoan, để tránh những đổ vỡ tiếp theo (có khi bùng nổ đến mức xảy ra án mạng). Cậu học trò đang bị khủng hoảng tâm lý: lúc nào cũng chìm trong mặc cảm tội lỗi. Người cha có quyền được biết và cần phải biết sự thật này để bình tĩnh giải quyết. Nhưng ai nói, nói lúc nào và với thái độ nào để ông có thể chấp nhận được là chuyện cần cân nhắc thấu đáo.
Bác sĩ Hoa Tiêu/Phunuonline
Cảm động với bức thư người phụ nữ gửi tới mẹ kế của con gái Chắc chắn không người mẹ nào mong muốn có người phụ nữ khác chen vào cuộc sống của gia đình mình. Khi điều đó trở thành hiện thực, tâm trạng chung của hầu hết chị em phụ nữ là sự ấm ức và lo lắng. Tuy nhiên, cách phản ứng của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau. Gửi đến mẹ kế của...