Tiếng đàn se duyên dưới chân núi Ka Đay

Theo dõi VGT trên

Tùy theo nhịp kéo của người đàn, khi réo rắt, lúc lại du dương, tiếng đàn Chư ra bon từ bao đời đã trở thành linh hồn, là nhạc cụ không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).

Tiếng đàn là cầu nối tình yêu

Từ TP.Hà Tĩnh, chúng tôi vượt 100km đường rừng, men theo những cung đường ngoằn ngoèo, uốn lượn hình chữ U mới đến được bản Rào Tre. Bản nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi trên dãy Ka Đay và thượng nguồn sông Ngàn Sâu.

Tiếng đàn se duyên dưới chân núi Ka Đay - Hình 1

Tiếng đàn Chư ra bon của dân tộc Chứt tham dự liên hoan nhạc cụ dân tộc miền trung Tây Nguyên (ảnh BĐBP cung cấp).

Vào năm 1991, trong lúc tuần tra biên giới, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phát hiện khoảng 20 người Chứt sống trong hang động ở trên dãy Trường Sơn thuộc biên giới Việt-Lào nên đã đưa về giúp họ xây nhà, lập bản Rào Tre, thuộc xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Tộc người này được gọi chung họ Hồ, tới nay đã có 42 hộ gia đình với 145 khẩu.

Trong căn nhà gỗ đơn sơ của ông Hồ Phượng, bà Hồ Sen – nơi hiếm hoi còn lưu giữ cây đàn truyền thống của người Chứt – chúng tôi may mắn được thưởng thức tiếng đàn Chư ra bon của bà. Âm thanh của tiếng đàn nghe lạ lùng nhưng du dương, dễ đi vào lòng người.

Bà Sen cho biết: “Vợ chồng tôi nên duyên cũng nhờ tiếng đàn này. Khi chúng tôi còn ở tận trong rừng sâu, người kéo đàn chủ yếu là phụ nữ, tuy nhiên ông Phượng được cha truyền cho cách làm đàn Chư ra bon, sau đó ông còn làm thêm được đàn Môi để đối đáp với tiếng đàn của tôi, từ đó chúng tôi nên duyên vợ chồng”.

Bà Sen không nhớ mình năm nay bao nhiêu tuổ.i và biết chơi đàn từ bao giờ. Bà chỉ biết khi còn ở trong hang đá tận rừng sâu thì đàn Chư ra bon đã có. Từ khi được cán bộ đưa về định cư tại bản Rào Tre, đàn Chư ra bon vẫn theo bà con về dưới chân núi Ka Đay, bên dòng sông Ngàn Sâu, ngân vang từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Chỉ gồm một ống nứa, hai dây cước chạy song song theo ống nứa và một thanh nứa dẹt, chiều dài tương đương với thân đàn (khoảng 68 – 70 cm), bản rộng chừng 1cm nên người Chứt gọi Chư ra bon là đàn nứa. Tuy nhìn cây đàn có vẻ thô sơ nhưng tùy vào nhịp của người kéo, Chư ra bon có lúc réo rắt, có lúc du dương khiến ai đã một lần nghe đều khó có thể quên thứ âm thanh có vẻ hoang sơ ấy.

Theo bà Sen, để kéo đàn phát ra âm thanh trầm bổng, du dương, trước mỗi lần kéo phải làm ướt thanh nứa, bởi vĩ kéo bằng cật nứa nên sau khi kéo một lúc, ma sát kém đi làm giảm hiệu quả âm thanh. Bà con người Chứt đã khắc phục khó khăn này bằng cách thỉnh thoảng lại liếm lưỡi vào vĩ kéo, tạo ra một phong cách riêng khi chơi đàn.

Video đang HOT

Đàn Chư ra bon là loại nhạc cụ truyền thống của người dân tộc Chứt, đàn thường được bà con chơi vào những dịp như tìm bạn tình, Tết Chăm Cha Bới, cưới hỏi. Cây đàn thường được nghệ nhân nâng niu, cất giữ ở những nơi trang trọng trong nhà.

Những phụ nữ cuối cùng chơi đàn

Tiếng đàn se duyên dưới chân núi Ka Đay - Hình 2

Bà Hồ Sen bên cây đàn Chư ra bon. Ảnh: Q.N

Người Chứt vốn sống khép kín, không giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài, đặc biệt là từ lúc mới được đưa về bản Rào Tre. Từ bao năm nay, họ vẫn quẩn quanh khoảng mấy chục hộ trong bản. Mặc dù vậy, nhiều phong tục, tập quán của người Chứt lưu giữ đến nay vẫn mang nhiều giá trị văn hóa trong kho tàng chung của cộng đồng người Việt. Đàn Chư ra bon qua bao năm vẫn tồn tại cùng dân tộc Chứt để chuyển tải những tâm sự, nỗi niềm con người với thiên nhiên.

Vào những đêm xuân, ánh trăng nhuộm vàng bờ suối, con khe, những đôi nam thanh nữ tú trong bản lại đi tìm bạn đời. Khi tiếng đàn cất lên da diết dưới chân núi Ka Đay, các chàng trai, cô gái vừa chơi nhạc vừa lắng nghe tâm sự của bạn tình, ưng bụng sẽ tìm đến nhau. Chàng trai muốn lấy cô gái về làm vợ phải một mình vào rừng chặt một bó củi rồi bó gọn gàng mang về đặt trước cửa nhà cô gái. Sớm hôm sau người con trai đến cổng nhà cô gái để kiểm tra. Nếu bó củi không còn ở đó, tức người con gái đã đồng ý làm vợ mình. Còn nếu bó củi vẫn còn nguyên trước nhà cô gái thì chàng trai sẽ lẳng lặng đưa bó củi về để đi tìm một người khác.

Với con đường tình duyên không kém phần lãng mạn ấy, ông Hồ Phượng đã chinh phục được bà Hồ Sen như một câu chuyện cổ tích mà hàng chục năm nay nhiều người dân trong bản vẫn còn biết đến.

Khi nói về chuyện tình từ cây đàn Chư ra bon se duyên các cặp đôi trong bản, ông Hồ Kính – người dân bản Rào Tre nhớ lại: “Khi chúng tôi đã đến tuổ.i dựng vợ gả chồng, vào những đêm trăng sáng thanh niên lại lên rừng tìm bạn tình. Khi nghe bà Hồ Sen gảy đàn chúng tôi ai cũng thích, cũng muốn bà Sen là vợ mình. Ngay buổi tối ấy ông Hồ Phượng nói với tôi: “Tao sẽ lấy con Sen”. Nói là làm, ngay tối hôm đó đợi các trai trong bản về hết, ông Hồ Phượng đốt đuốc đi chặt củi, rồi mang đến nhà bà Hồ Sen. May mắn, sáng hôm sau đến nhà bà Sen, ông Phượng không còn thấy bó củi ở trước cổng nữa, ít ngày sau họ tổ chức đám cưới”.

Bà Hồ Thị Sen cho biết, hiện trong bản chỉ có vợ chồng bà, và bà Hồ Thị Linh biết chơi nhạc cụ này.

Bài toán giữ gìn, bảo tồn đàn Chư ra bon

Cây đàn trông thô ráp nhưng tiếng nhạc phát ra đầy vẻ hoang sơ, bí ẩn, réo rắt như lối sống tự nhiên, phóng khoáng của bà con dân tộc Chứt. Vượt ra khỏi bản làng, tiếng đàn Chư ra bon và tiếng khèn môi của người Chứt ở bản Rào Tre đã được tham dự Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc khu vực miền trung Tây Nguyên.

Cách nhà bà Hồ Sen không xa là gia đình bà Hồ Thị Linh. Theo những người dân trong bản thì bà Hồ Linh thời trẻ cũng là một trong những bông hoa được rất nhiều chàng trai trong bản để ý, bởi Hồ Linh không những là cô gái xinh đẹp mà còn chơi đàn cừ khôi.

Đón tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn, bà Hồ Linh vui vẻ nói: “Tôi sinh ra ở trong rừng sâu, ngày ngày nghe mẹ kéo đàn thành thuộc và thích nhịp điệu trầm bổng của nó, từ đó biết kéo đàn lúc nào không biết”.

Ngồi quây quần bên bếp lửa, bà Hồ Sen cho biết: “Trước đây, đa phần phụ nữ trong bản đều biết chơi đàn này, nhưng khoảng hơn 20 năm lại nay người chơi đàn Chư ra bon ít dần đi. Cả bản chỉ còn tôi và bà Hồ Linh biết chơi thôi, nhưng cả hai đều đã cao tuổ.i rồi, không biết về với ông bà khi nào. Đàn Chư ra bon là loại nhạc cụ được ông bà thời xưa truyền lại cho con cháu, vậy mà bây giờ người trẻ trong bản ít người biết chơi đàn chúng tôi cũng buồn”.

Trung tá Võ Anh Tuấn-Chính trị viên đồn Bản Giàng (thuộc Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) cho biết: “Tôi cắm bản ở đây cũng gần 10 năm, thỉnh thoảng nghe bà con chơi đàn tôi cũng thích lắm. Để bảo tồn nét văn hóa của bà con, cấp trên đã chỉ đạo mở lớp dạy đàn do bà Hồ Sen và bà Hồ Linh “đứng lớp”, mỗi tuần hai buổi, nhưng tiếc là các em bảo đàn này khó chơi nên chưa học được. Rất mong các cơ quan chức năng sớm có giải pháp giúp người Chứt lưu giữ hồn cốt tiếng đàn Chư ra bon – linh hồn, nhạc cụ truyền đời trong sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân tộc Chứt”.

Theo Danviet

Nhạc cụ này của Việt Nam là "thủy tổ" nhạc cụ thế giới?

Khác với nhiều nơi chỉ dùng đá làm công cụ gõ nhịp tương tự như trống, những bộ đàn đá của người xưa ở Việt Nam được đẽo gọt và có âm thanh là nốt nhạc chuẩn.

Nhạc cụ này của Việt Nam là thủy tổ nhạc cụ thế giới? - Hình 1

Bộ đàn đá Khánh Sơn tại Khánh Hòa

Theo trang Ancient Origins, tháng 2.1949 tại Ndut Lieng Krak, tỉnh Đắk Lắk, chiếc đàn đá đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam. 10 trong số 11 phiến đá vẫn nguyên vẹn.

Nhà dân tộc học Pháp Georges Condiminas, người phát hiện ra cổ vật chưa rõ chúng có tác dụng gì, nhưng chắc chắn nó đóng vai trò nào đó, nên ông đã xin phép những người Mnong mang các phiến đá về Paris nghiên cứu thêm.

Nhạc cụ này của Việt Nam là thủy tổ nhạc cụ thế giới? - Hình 2

Một bộ đàn đá hoàn chỉnh

Trong phòng thí nghiệm của Bảo tàng Nhân học giữa thủ đô nước Pháp, ông vô tình gõ lên mặt đá và phát hiện ra âm thanh tròn trịa. Một tư liệu khác cho rằng nhà âm nhạc học Pháp Andre Schaeffner mới có công này, sau khi ông để ý thấy dấu hiệu gọt đẽo để tạo ra các nốt nhạc. Nhờ đó, các phiến đá được sắp xếp đúng thứ tự.

Bộ đàn được xác định là nhạc cụ thời tiề.n sử đầu tiên trên thế giới được tìm thấy, có niên đại khoảng 3.000 năm.

Kể từ đó, vô số bộ đàn đá được khai quật nhiều nơi tại Việt Nam, như ở Khánh Hòa hay bộ lớn nhất là 20 phiến ở Lâm Đồng năm 2003. đóng góp thêm vào bộ sưu tập 200 bộ trên toàn thế giới. Đây là nhạc cụ khá mới mẻ với phương Tây nhưng nó đã nằm trong văn hóa những bộ lạc thiểu số từ rất lâu.

Nhạc cụ này của Việt Nam là thủy tổ nhạc cụ thế giới? - Hình 3

Đàn đá treo kiểu chuông gió của người Ethiopia

Trong suy nghĩ của đại đa số, thì đá là nguyên liệu bất khả thi để làm nhạc cụ. Nhưng theo cuốn "Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật", tác giả Neil MacGregor, giám đốc bảo tàng Anh quốc lập luận rằng đối với người tiề.n sử chỉ biết đục đẽo công cụ, thì đương nhiên đá là lựa chọn đầu tiên.

Tại châu Phi hay Ấn Độ, các phiến đá chỉ phát ra âm thanh ngẫu nhiên và đóng vai trò là công cụ gõ nhịp tương tự như trống trong các buổi cúng tế. Tuy nhiên những bộ đàn hoàn chỉnh được đẽo gọt và có âm thanh là nốt nhạc chuẩn thì chỉ có ở Việt Nam. Vì vậy, ông kết luận rằng đàn đá đã tạo những bước đầu tiên, ở đây là nốt nhạc, làm cơ sở cho các nhạc cụ sau này.

Tới thế kỷ trước, ở Anh cũng rộ lên phong trào làm và chơi đàn đá. Còn hiện tại, âm thanh từ đàn đá đang được nhiều nhạc sĩ sử dụng trong sáng tác. Họ hy vọng rằng nhờ đó mà tác phẩm của mình trở nên độc đáo và khác biệt với thị trường. Đáng chú ý nhất trong đó là một tác giả Mỹ đã chỉ huy dàn nhạc phương Tây hòa tấu với đàn đá tại hồ Victoria, Uganda.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024

Tin đang nóng

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"
23:18:15 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024
Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh
23:26:37 29/09/2024
Nhan sắc rực rỡ và những thay đổi trong diva Hồng Nhung sau 2 năm sống ở Paris
22:35:10 29/09/2024
Người đạo diễn tài năng mắc 'tội' quá yêu vợ NSND nổi tiếng
22:38:59 29/09/2024
Mẹ và anh trai lên tiếng về phát ngôn bỏ học của Negav trước 20.000 khán giả
22:08:41 29/09/2024
Thanh Hằng tươi rói khi được chồng nhạc trưởng hôn má, Quách Thu Phương sexy
22:29:34 29/09/2024

Tin mới nhất

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Có thể bạn quan tâm

Thanh Bùi vẫn yêu vợ, nghẹn ngào khi 2 con trai hỏi 1 đau lòng về mẹ tù tội

Sao việt

06:42:54 30/09/2024
Chia sẻ với truyền thông, nghệ sĩ Thanh Bùi tiết lộ bản thân của hiện tại biết chấp nhận mọi thứ để còn tiếp tục đi về phía trước . Anh cho biết động lực cuộc sống của bản thân hiện tại là 2 con.

Gửi nhầm ảnh vào nhóm chung, cô giáo mầm non bị phụ huynh yêu cầu giải thích vì 1 chi tiết: Hiệu trưởng phải xin lỗi

Netizen

06:42:02 30/09/2024
Một giáo viên vô tình gửi ảnh lớp học trong nhóm chat. Sau đó, phụ huynh bày tỏ nếu cô không đưa ra lời giải thích hợp lý sẽ khiếu nại lên nhà trường.

Nam diễn viên tự ti vì nói đớt, từng mặc cảm muốn bỏ nghề

Tv show

06:39:18 30/09/2024
Tôi sở hữu một chất giọng khó nghe hay còn gọi là giọng đớt. Khi tôi nói nhanh, khán giả khó nghe kịp những gì tôi nói - Lê Nam chia sẻ.

Lisa nôn nóng công khai bạn trai CEO, làm chuyện chưa từng có trên sân khấu lớn

Sao châu á

06:33:40 30/09/2024
Trong không khí sôi động của Global Citizen Festival, Lisa (BLACKPINK) đã thực sự làm nên một đêm nhạc đáng nhớ. Với tư cách là một trong những nghệ sĩ biểu diễn chính, nữ thần tượng hàng đầu K-pop đã mang đến màn trình diễn mãn nhãn.

45 tuổ.i, mỹ nhân 'Sắc, Giới' được đạo diễn Hàn Quốc mê mẩn vì vẻ ngoài 'hack tuổ.i'

Làm đẹp

06:32:48 30/09/2024
Thang Duy nổi tiếng khắp châu Á với phim Sắc, Giới đóng cùng tài tử Lương Triều Vỹ, hiện tại, ở tuổ.i 45, cô vẫn được khán giả yêu mến bởi vẻ ngoài trẻ đẹp, yêu kiều.

Thời trang của hai công chúa châu Âu khi làm sinh viên

Thời trang

06:27:52 30/09/2024
Công chúa Elisabeth (22 tuổ.i) là người kế vị ngôi vương của Hoàng gia Bỉ. Năm học này, công chúa Elisabeth bắt đầu học thạc sĩ chuyên ngành chính sách công tại Học viện Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ).

Loại rau giàu chất xơ xào với con chứa đầy canxi được món ngon ăn mãi chẳng béo, đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

06:14:04 30/09/2024
Món ăn vừa đơn giản, dễ làm lại thơm ngon, bổ dưỡng, ăn nhiều không béo, chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

Mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc đóng phim mới nhìn như yêu quái Tây Du Ký: Netizen Trung chê, netizen Việt khen độc đáo

Hậu trường phim

05:55:31 30/09/2024
Mới đây, tạo hình nữ quỷ vương của Địch Lệ Nhiệt Ba ở bộ phim ngôn tình Mộ tư từ đang gây ra những luồng ý kiến trái chiều.

Khởi tố 4 cán bộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu

Pháp luật

05:54:13 30/09/2024
Mặc dù được phân công phụ trách Trạm quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Châu Bính, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu, 4 cán bộ trạm này đã thống nhất nhận tiề.n của hàng chục người để họ được vào rừng khai thác măng...

Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'

Phim châu á

05:54:13 30/09/2024
Cùng điểm qua những bộ phim Hoa ngữ chiếm vị trí đầu trên bảng xếp hạng với lượt xem nhiều nhất trong tháng 9 này.

Sắc vóc nón.g bỏn.g của Tóc Tiên sau khi lộ diện 'Chị đẹp đạp gió'

Người đẹp

05:45:02 30/09/2024
Sở hữu sắc vóc nón.g bỏn.g, chị đẹp Tóc Tiên chuộng các thiết kế cắt khoét táo bạo nhằm khoe được lợi thế vê mặt hình thể.