Tiếng cồng báo lũ ở Trung Quốc
Khoảng 15h ngày 16/7, tiếng cồng bất ngờ vang lên tại ngôi làng của Lei Xia ở Trùng Khánh, báo hiệu nước lũ đang tràn tới.
Nghe tiếng cồng báo động, Lei, người sở hữu một quán trà tại huyện Khai Châu, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, hối hả gói ghém đồ đạc, vật dụng trong nhà sơ tán đến nơi an toàn từ trước khi nước lũ ập tới. “Tiếng cồng báo động đã giúp mọi người có đủ thời gian cần thiết để sơ tán”, người phụ nữ này nói.
Từ ngày 15/7, mưa lớn không ngừng trút xuống đoạn sông Trường Giang chảy qua Khai Châu. Người làng và cán bộ thay phiên nhau tuần tra, canh gác, mang theo cồng chiêng để sẵn sàng báo động nguy hiểm khi nước lũ dâng lên.
Vương Định Quốc, một cán bộ huyện Kỳ Giang, thành phố Trùng Khánh, gõ cồng chiêng cảnh báo lũ hồi tháng 6. Ảnh: Cqcb.
Chiêng, đồ vật được sử dụng từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lũ ở vùng nông thôn Trung Quốc. “Lũ đôi khi ập đến lúc nửa đêm hoặc chỉ trong vài giờ, mọi người sẽ được báo động khi nghe tiếng chiêng vang lên”, Zou Pinsheng, chủ tịch huyện Khai Châu, nói.
Bên cạnh chiêng, hệ thống loa phóng thanh cũng phát huy hiệu quả trong cảnh báo lũ khẩn cấp. Tại thị trấn Điền Bá, huyện Vu Khê, Trùng Khánh, nước sông tràn bờ và đổ vào thị trấn lúc 3h sáng 16/7.
“Dậy ngay và ra khỏi nhà! Lũ đang đến”, Yuan Zhujun, một cán bộ thị trấn, hét lên qua loa phóng thanh. Mọi người đang ngủ bị tiếng loa của Yuan đánh thức, bắt đầu chạy lũ. Hơn 1.000 người sơ tán trong vòng ba giờ, trước khi mực nước trong thị trấn dâng lên tới hai mét.
Tuy nhiên, tại nhiều vùng nông thôn Trung Quốc, cán bộ vẫn phải đi tới từng thôn, gõ cửa từng nhà để cảnh báo, đặc biệt tại những khu vực chủ yếu là người già sinh sống, những người thường lãng tai và chậm chạp.
Fu Shanxiang, bí thư đảng ủy khu dân cư Hương Lư Sơn, huyện Vạn Châu, Trùng Khánh, vẫn đi từ nhà này sang nhà khác để kiểm tra, sau khi hầu hết người dân đã sơ tán sáng 16/6.
Ông tìm một sợi dây, buộc một đầu vào cái cây bên kia đường, đầu kia buộc vào người, nhảy xuống dòng nước ngập tới thắt lưng, lội về phía một cụ ông, một bà mẹ và con gái nhỏ đang kêu cứu trên tầng hai khu chung cư bên đường. Ba người mắc kẹt cuối cùng cũng được cứu.
“Đến từng nhà là điều bắt buộc, chúng tôi sẽ không bao giờ để lại ai bị kẹt trong nhà, đặc biệt là người già”, Fu nói.
Nước sông Trường Giang chảy qua Trùng Khánh hôm 18/7. Ảnh: People.
Dù Trung Quốc đã áp dụng công nghệ máy bay không người lái, hệ thống tuần tra thông minh để chống lũ, các biện pháp được lưu truyền qua nhiều thế hệ như đánh cồng chiêng vẫn thể hiện vai trò quan trọng ở các vùng nông thôn.
“Kiểm soát lũ cuối cùng vẫn phụ thuộc vào con người”, chủ tịch huyện Zou Pinsheng nói. “Biện pháp cổ không bao giờ lỗi thời”.
Thưởng trà giữa nước lũ Trường Giang
Người đàn ông gây chú ý khi ngồi vắt chân uống trà trên một bè gỗ nổi trên nước lũ sông Trường Giang ở thành phố Trùng Khánh.
Tiểu Đường, người quay video, cho biết nhìn thấy người này bước xuống bè gỗ từ một con thuyền dưới cầu Thiên Tư Môn, quận Du Trung, hôm 18/7. Ông này còn mang theo cả thức ăn và đồ uống để thưởng trà, hóng gió giữa nước lũ.
"Ông ấy có vẻ rất tự tin vào tài bơi lội của mình, nhảy xuống sông bơi một lúc rồi lại lên bè uống trà", Tiểu Đường nói. "Chiều hôm đó thời tiết rất nóng, tôi nghĩ là ông ấy xuống đấy để hóng mát".
Người đàn ông hóng gió trên sông Trường Giang ở Trùng Khánh hôm 18/7. Video: Pearl.
Khi nghe tiếng gọi cảnh báo nguy hiểm của người trên bờ, ông này khoát tay, tiếp tục ngồi uống trà. Video người đàn ông hóng gió trên sông Trường Giang thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trên mạng xã hội Trung Quốc.
"Chỉ cần tâm tình tốt, ở đâu cũng là đảo Bali", một người dùng mạng bình luận.
Trước đó một ngày, Trùng Khánh phát cảnh báo lũ mức đỏ, mức cao nhất trong thang 4 nấc. Cục Khí tượng Quốc gia Trung Quốc dự đoán trong 10 ngày tới, khu vực thượng lưu sông Trường Giang sẽ hứng chịu mưa lớn, nguy cơ vỡ đê rất cao.
Mưa lũ tấn công miền trung và miền nam Trung Quốc từ đầu tháng 6, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới 27 trong 31 địa phương cấp tỉnh và gần 38 triệu người, hơn 2,2 triệu người phải sơ tán và hơn 140 người chết hoặc mất tích, thiệt hại kinh tế có thể lên tới 12 tỷ USD.
Trung Quốc cho nổ đập để xả lũ Giới chức địa phương dùng thuốc nổ để phá một con đập trên sông Trừ, tỉnh An Huy, vào rạng sáng nay nhằm giảm áp lực từ mưa lũ. Kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết sau vụ nổ phá đập, mực nước trên sông Trừ dự kiến giảm 70 cm. Động thái trên được thực hiện trong bối cảnh...