Tiếng chuông từ thảm kịch chìm tàu ngoài khơi biển Hy Lạp

Theo dõi VGT trên

Thảm kịch chìm tàu chở người tị nạn vừa xảy ra ngoài khơi biển Hy Lạp là tiếng chuông thức tỉnh châu Âu, cần có những giải pháp toàn diện cho vấn đề người di cư, dù đây là đề tài gai góc mà hầu hết các chính phủ ở cựu lục địa đều ngại đối mặt.

Mối họa khôn lường

Ít nhất 79 người di cư đã c.hết đ.uối và hàng trăm người khác mất tích hoặc được cho là đã c.hết sau khi con tàu đ.ánh cá chở họ bị lật úp và chìm ngoài khơi vùng biển Ionian, phía Tây Nam Hy Lạp vào sáng sớm 14/6 (theo giờ địa phương).

Nhà chức trách Hy Lạp cho biết ngay khi xảy ra vụ đắm tàu, lực lượng bảo vệ bờ biển và quân đội nước này đã triển khai một số lượng lớn phương tiện để tiếp cận những người sống sót và xác định vị trí của những người t.hiệt m.ạng.

Tiếng chuông từ thảm kịch chìm tàu ngoài khơi biển Hy Lạp - Hình 1
Hình ảnh con tàu chở hàng trăm người di cư ngoài khơi vùng biển Ionian, phía Tây Nam Hy Lạp, trước khi chìm. Ảnh: Sky News

Theo Bộ Hàng hải Hy Lạp, các lực lượng cứu hộ đã đưa lên bờ 79 t.hi t.hể và cứu sống 104 người. Nhưng, vẫn chưa rõ có bao nhiêu thuyền nhân mất tích. Lý do vì con tàu chìm ở vùng biển cách bờ 47 hải lý, nơi có độ sâu khoảng 4.000 mét, khiến xác tàu và các nạn nhân nằm ngoài tầm với của thợ lặn.

Cho đến nay, phía Hy Lạp cũng vẫn từ chối suy đoán về số lượng người trên con tàu. Nhưng, theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Cao ủy về người tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCR), có khoảng 400 đến 750 người được cho là đã ở trên chiếc tàu bị lật. Trong khi đó, truyền hình nhà nước Hy Lạp ERT đưa tin, một nạn nhân sống sót nói với các bác sĩ rằng anh đã nhìn thấy hàng trăm đ.ứa t.rẻ trong khoang tàu.

Một số tờ báo trích lời những người sống sót nói rằng lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã xử lý chậm chễ và sau đó khiến con tàu bị lật khi cố gắng kéo nó bằng dây thừng. Nhưng, nhà chức trách Hy Lạp cho biết, cảnh sát biển nước này tiếp cận con tàu từ gần nửa tiếng trước mốc 2 giờ sáng ngày 14/6 (tức thời điểm tàu chìm), ngay khi nhận được báo cáo về sự cố động cơ của tàu. Cảnh sát gửi tín hiệu đề nghị giúp đỡ song những người trên boong đã từ chối hỗ trợ.

Tiếng chuông từ thảm kịch chìm tàu ngoài khơi biển Hy Lạp - Hình 2
Cảnh sát biển Hy Lạp giải cứu các nạn nhân đưa lên bờ. Ảnh: AP

Báo cáo của cảnh sát biển cho thấy, sau đó con tàu nghiêng mất kiểm soát khi hành khách hoảng loạn xô đẩy nhau, khiến nó lật nhào và nhiều người rơi xuống biển. Chỉ khoảng 10 đến 15 phút sau, con tàu đã chìm, ngay trước mắt các sĩ quan cảnh sát biển, những người cố gắng cứu bất cứ ai có thể.

Đây được xem là vụ tai nạn hàng hải thảm khốc nhất ngoài khơi Hy Lạp kể từ sau khi 70 người t.hiệt m.ạng khi một chiếc thuyền chở người di cư bị chìm gần đảo Lesbos hồi tháng 10/2015. Sau thảm kịch hôm 14/6, Chính phủ Hy Lạp tuyên bố dành 3 ngày quốc tang và các chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử quốc hội vòng 2 của nước này cũng bị tạm dừng trong 3 ngày.

Video đang HOT

Tuyến đường di cư nguy hiểm nhất

Một công tố viên cấp cao đã được Chính phủ Hy Lạp chỉ định dẫn đầu cuộc điều tra thảm kịch. Hiện tại, nguyên nhân vẫn chưa được làm sáng tỏ. Thông tin ban đầu cho biết, con tàu đ.ánh cá cũ kỹ này chở đầy những người di cư từ Ai Cập, Pakistan và Syria. Họ được những kẻ buôn người tập kết tại Tobruk (Libya) để từ đó lên tàu và đang trên đường tới Italy.

Theo hãng thông tấn AMNA của Hy Lạp, cảnh sát nước này hôm 19/6 đã bắt 9 đối tượng liên quan. Tất cả đều mang quốc tịch Ai Cập và đều nằm trong số 104 nạn nhân được cứu sống. Trong khi đó, Pakistan, quốc gia được cho là có khoảng 300 công dân mất tích trong vụ đắm tàu, cũng mở cuộc một điều tra mạnh mẽ nhắm vào những băng nhóm buôn người ở nước này. Báo Le Monde cho biết, nhà chức trách Pakistan bước đầu đã bắt giữ 10 đối tượng tình nghi.

Tiếng chuông từ thảm kịch chìm tàu ngoài khơi biển Hy Lạp - Hình 3
Nhân viên y tế đưa người di cư bị thương trong vụ đắm tàu hôm 14/6 tới bệnh viện. Ảnh: New York Times

Vụ tai nạn bi thảm vừa qua trên thực tế chỉ là phần nổi của một thảm kịch lớn hơn liên quan đến những cuộc di cư qua Địa Trung Hải. Liên hợp quốc ghi nhận kể từ năm 2014 đến nay đã có gần 30.000 trường hợp t.ử v.ong và mất tích ở vùng biển này. Hầu như năm nào cũng có những vụ đắm tàu với trên 100 nạn nhân bỏ mạng, khiến Địa Trung Hải trở thành tuyến đường di cư nguy hiểm nhất trên thế giới.

Một số thảm họa tồi tệ nhất diễn ra vào năm 2015 và 2016, khi hàng trăm nghìn người cố gắng vượt qua vùng biển Địa Trung Hải để đến châu Âu. Trong một vụ chìm tàu ​​vào tháng 4/2015, ước tính có khoảng 800 người c.hết gần Libya; một năm sau, có tới 500 người c.hết khi một chiếc thuyền chở đầy người di cư bị lật trên đường đến Italy.

Năm nay, nguy cơ số nạn nhân phải bỏ mạng ở Địa Trung Hải cũng đang có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay, lượng người vượt biển đến Italy đã tăng gấp hai lần rưỡi, 55.000 người so với con số 22.000 người cùng kỳ năm ngoái. Và, thảm kịch hôm 14/6 chính là một sự xác nhận đau lòng cho những dự đoán ấy.

Bài toán khó cho các nước châu Âu

Vụ đắm tàu ở ngoài khơi Hy Lạp xảy ra chỉ vài ngày sau khi các bộ trưởng EU đạt được thỏa thuận về cải cách các quy tắc tị nạn và di cư vốn đã quá hạn từ lâu của khối. Trong đó đề xuất những phương thức dễ dàng hơn để gửi những người xin tị nạn bị từ chối đến các nước thứ ba “an toàn”.

Nếu thỏa thuận mà các bộ trưởng EU mô tả là “lịch sử” này có thể vượt qua các cuộc đàm phán cuối cùng với Nghị viện châu Âu và chính thức được luật hóa, nó có thể thay đổi bộ mặt di cư tại cựu lục địa. Nhưng viễn cảnh ấy là không hề dễ dàng.

Sau “cuộc khủng hoảng tị nạn” năm 2015, khi hơn 1 triệu người di cư từ Syria và các quốc gia Bắc Phi – Trung Đông đổ về châu Âu, thì người tị nạn trở thành vấn đề gai góc, vô cùng khó giải quyết và gây chia rẽ đối với các chính phủ châu Âu cũng như với cả khối EU.

Tiếng chuông từ thảm kịch chìm tàu ngoài khơi biển Hy Lạp - Hình 4
Những người sống sót trong thảm họa đắm tàu lưu trú tại thành phố Kalamata, Hy Lạp. Ảnh: The New Arab

Việc phải tiếp nhận số lượng người nhập cư khổng lồ đã tạo ra những gánh nặng rất lớn về an sinh- xã hội, kinh tế cũng như gây ra xung đột văn hóa ở nhiều nước. Bối cảnh đó khiến những đảng cực hữu và bài ngoại có điều kiện thuận lợi để vươn lên, giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử nhờ khẩu hiệu chống nhập cư.

Những quyết sách khó khăn, thậm chí là khắc nghiệt hơn về di cư và nhập cư vì thế cũng dần xuất hiện. Ngay cả Thụy Điển, quốc gia nổi tiếng là luôn mở rộng vòng tay với người tị nạn, hồi tháng 12 năm ngoái cũng thông qua dự luật “Tăng cường yêu cầu đối với việc nhập cư lao động”, với những quy định chặt chẽ hơn trong việc tuyển dụng người nhập cư.

Theo ông Yves Pascouau, Giám đốc Chương trình Di cư và Đa dạng châu Âu thuộc tổ chức phi chính phủ có tên Trung tâm Chính sách châu Âu, những vụ c.hết đ.uối và mất tích ngoài khơi Địa Trung Hải “có tác động từ các biện pháp và hành động” do EU đưa ra kể từ sau cuộc khủng hoảng tị nạn năm 2015.

Từ đó đến nay, các nước EU đã tăng cường kiểm soát biên giới ngoài khơi, trục xuất những người di cư không có giấy tờ và gia tăng quyền hạn cũng như nguồn lực cho Cơ quan Quản lý biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex). “Việc thắt chặt quản lý để mở ra các con đường nhập cư hợp pháp là tốt, nhưng vấn đề là các quốc gia không thảo luận về chủ đề đó cùng nhau”, ông Pascouau nói.

Quả thực, những năm gần đây, người di cư vẫn là đề tài gây ra tranh luận căng thẳng lưỡng cực tại châu Âu, giữa các quốc gia như Italy – nước muốn “di dời bắt buộc” người di cư đến khắp EU và những nước đã thẳng thừng bác bỏ đề xuất này, như Ba Lan và Hungary.

Vì thế, thỏa thuận về cải cách các quy tắc tị nạn và di cư hướng tới việc đem lại sự cân bằng giữa hai phe: Các quốc gia t.iền tuyến muốn được trợ giúp nhiều hơn trong việc xử lý người tị nạn và những quốc gia nội địa vốn cho rằng có quá nhiều người di cư đang đến và di chuyển tự do trong EU.

Theo thỏa thuận, các quốc gia t.iền tuyến sẽ được quyền thiết lập thủ tục tị nạn chặt chẽ hơn ở biên giới. Họ cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để sàng lọc và gửi trả lại những người di cư không đáp ứng tiêu chuẩn. Còn các quốc gia nội địa sẽ được lựa chọn chấp nhận một số lượng người di cư nhất định mỗi năm hoặc đóng góp vào một quỹ chung của EU dựa trên số người họ từ chối.

Tiếng chuông từ thảm kịch chìm tàu ngoài khơi biển Hy Lạp - Hình 5
Một số người Hy Lạp xuống đường mang theo biểu ngữ bày tỏ sự chia sẻ với các nạn nhân vụ đắm tàu. Ảnh: New York Times

Sẽ cần thời gian và nhiều cuộc đàm phán nữa để thỏa thuận được Nghị viện châu Âu cũng như quốc hội của từng nước chính thức phê chuẩn. Và, trong lúc các nước EU vẫn chưa có một chính sách chung thỏa đáng về người tị nạn thì bên kia Địa Trung Hải, những con người khốn khổ mang hy vọng đến châu Âu tiếp tục trở thành mồi ngon cho các băng đảng đưa người vượt biên bất hợp pháp.

Các cơ quan của Liên hợp quốc vì thế đang kêu gọi EU có “hành động khẩn cấp và quyết đoán” để ngăn chặn những cái c.hết tiếp theo. Cao ủy về người tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCR) trong một tuyên bố khẳng định, các nỗ lực tập thể và sự phối hợp của EU để ngăn chặn sự tái diễn là cần thiết, do số lượng người tị nạn qua Địa Trung Hải ngày càng tăng.

Federico Soda, Giám đốc Ban Khẩn cấp của IOM, thì cho rằng cách tiếp cận hiện tại của các nước với tuyến đường di cư Địa Trung Hải không hiệu quả. “Năm này qua năm khác, đây tiếp tục là con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới, với tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất. Các nước cần phải hợp tác với nhau và giải quyết những lỗ hổng trong việc chủ động tìm kiếm và cứu nạn, đưa người lên bờ nhanh chóng và tạo ra các lộ trình thông thường an toàn cho người di cư”, ông Soda nói.

Thông điệp đoàn kết và hy vọng nhân Ngày Quốc tế Người Tị nạn 2023

Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Hy Lạp cùng với các đối tác địa phương đã tổ chức một sự kiện ẩm thực mang tên "Cooking #WithRefugees", diễn ra từ ngày 18 - 22/6.

Thông điệp đoàn kết và hy vọng nhân Ngày Quốc tế Người Tị nạn 2023 - Hình 1
Người tị nạn tập trung trên đảo Lesbos, Hy Lạp. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN

Tại sự kiện, các đầu bếp người tị nạn và Hy Lạp tại 4 nhà hàng ở thủ đô Athens sẽ phối hợp để mang đến cho thực khách những món ăn đặc trưng của nền ẩm thực các nước, qua đó gửi đi thông điệp về đoàn kết và hy vọng nhân Ngày Quốc tế Người Tị nạn 2023.

UNHCR Hy Lạp cho biết sự kiện này là dịp để những người tị nạn thể hiện các kỹ năng nấu nướng, cũng là dịp để cộng đồng thắt chặt đoàn kết, qua đó nêu cao sức mạnh của sự hội nhập trong việc giúp những người tị nạn bắt đầu lại cuộc sống và đóng góp cho cộng đồng sở tại.

Dianne Priscille Ndzouatchoua, một đầu bếp khách mời đến từ Cameroon tại nhà hàng "Lontza tis Geitonias" ở trung tâm Athens, cho biết việc tham gia sự kiện này giúp cô cảm thấy mình đang hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Cô chia sẻ bản thân cảm thấy được hoan nghênh và tại đây, cô cũng có dịp chia sẻ kiến thức về ẩm thực của mình với đầu bếp người Hy Lạp Agapi Micheli. Trải nghiệm này cũng giúp cô ấy cảm thấy mình là một thành viên hữu ích trong cộng đồng, cũng như xã hội, đồng thời cũng cảm thấy rất vui khi các thực khách tỏ ra thích thú trước những món ăn truyền thống của Cameroon mà cô Ndzouatchoua đã chuẩn bị.

Chia sẻ về niềm đam mê với ẩm thực, cô Ndzouatchoua cho biết mình đã làm quen với việc nấu nướng từ khi lên 7 t.uổi. Cô tốt nghiệp một trường dạy nấu ăn ở Cameroon và làm việc tại quê nhà trước khi trở thành người tị nạn. Hiện cô đã sống ở Hy Lạp được 5 năm và thường nấu ăn cho các gia đình. Cô cũng đã học thêm công thức nấu các món ăn Hy Lạp và ước mơ của cô là làm đầu bếp trong một nhà hàng khách sạn lớn.

Đầu bếp Micheli cũng chia sẻ rằng cơ hội làm việc cùng Ndzouatchoua đã giúp cô biết thêm nhiều công thức và mẹo nấu nướng mới. Đầu bếp Micheli cho rằng sự kiện lần này có ý nghĩa rất lớn, giúp người dân Hy Lạp tiếp cận và có góc nhìn sâu sắc hơn về những nền văn hóa khác, qua đó tăng cường gắn bó giữa những người tị nạn với cộng đồng quốc gia sở tại.

Hiện Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha là 3 trong số những quốc gia mà người di cư từ châu Phi và Trung Đông thường tìm đường tới nhằm tìm kiếm cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn tại châu Âu.

Ngày Quốc tế Người Tị nạn diễn ra vào ngày 20/6 hằng năm, là dịp để toàn cầu nâng cao nhận thức về những khó khăn mà người tị nạn trên khắp thế giới phải đối mặt. Vào ngày này, trên 100 quốc gia sẽ tổ chức các sự kiện văn hóa ý nghĩa và có tầm ảnh hưởng lớn, với sự tham gia của các quan chức chính phủ, các tổ chức nhân đạo, người nổi tiếng, thường dân và người tị nạn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Italy nâng cảnh báo do hai núi lửa cùng lúc phun trào
22:22:48 05/07/2024
Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban
15:49:57 06/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024
Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột
07:23:54 06/07/2024
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Người đứng đầu tổ chức sự kiện tôn giáo đầu thú
14:01:57 06/07/2024

Tin đang nóng

Trịnh Sảng bị chủ nợ truy đuổi ở Mỹ, "mặt dày" xin t.iền 2 bạn trai cũ để trả nợ 419 tỷ đồng
15:34:41 07/07/2024
Rộ tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng cạch mặt, xa chồng Trung Quốc là bão tố?
14:03:59 07/07/2024
Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Nguyễn Cao Thu Vân: Yêu đại gia hơn 24 t.uổi, ly hôn sau 2 tuần sau đám cưới
16:11:11 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Triệu Văn Tuyên: Mỹ nam được tung hô "báu vật" Cbiz về quê chăn vịt, nuôi gà
15:18:13 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024

Tin mới nhất

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu định cư bị UAV tấn công

18:20:42 07/07/2024
Quan chức trên cũng cho biết lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để làm nhiệm vụ. Nhà chức trách đã sơ tán cư dân trong ngôi làng đến các cơ sở tạm trú và đóng cửa một đoạn đường cao tốc.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Cử tri đi bỏ phiếu vòng hai

17:55:16 07/07/2024
Bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ sẽ cần đạt được đa số tuyệt đối 289 ghế trong Quốc hội gồm 577 ghế. Những dự đoán mới nhất cho thấy RN sẽ có được nhiều ghế nhất trong Quốc hội, song không giành được đa số tuyệt đối.

Nắng nóng gay gắt bao trùm Nhật Bản, lần đầu vượt 40 độ C trong mùa hè này

17:52:04 07/07/2024
JMA đã ban bố cảnh báo về nguy cơ kiệt sức do nắng nóng đối với phần lớn quần đảo, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban ngày và sử dụng máy điều hòa không khí ở trong nhà.

Iraq sẵn sàng hợp tác chống k.hủng b.ố

14:29:42 07/07/2024
Trong cuộc gặp, ông Al-Sudani cho biết Iraq có kinh nghiệm và kiến thức trong việc chống k.hủng b.ố cũng như theo dõi các nhóm này và sẵn sàng hợp tác với các nước thân thiện và anh em về vấn đề này.

Hàn Quốc khẩn cấp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan

14:27:15 07/07/2024
Văn phòng thủ tướng cho biết ông Han Duck Soo đã yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp liên quan, bao gồm tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh, lệnh tạm dừng vận chuyển và phân tích dịch tễ học.

Burkina Faso, Mali, Niger hợp nhất thành liên bang, tiến tới rút khỏi ECOWAS

14:25:00 07/07/2024
ECOWAS dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Abuja (Nigeria) trong ngày 7/7, với chương trình nghị sự xoay quanh quan hệ với AES.

Nguy cơ bệnh tả lây lan tại Yangon, Myanmar

13:34:02 07/07/2024
Các kết quả xét nghiệm sau đó tại một số bệnh viện ở Yangon phát hiện thêm 5 trường hợp bệnh tả. Một người, mắc bệnh AIDS và chưa được xét nghiệm bệnh tả, đã t.ử v.ong.

Ít nhất 4 người bị mắc kẹt trong vụ sập tòa nhà ở miền Tây Ấn Độ

12:08:01 07/07/2024
Ít nhất 4 người được cho bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một tòa nhà bị sập ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ, vào ngày 6/7 sau những trận mưa lớn liên tục trong những ngày qua.

Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch

12:05:54 07/07/2024
Ngoài ra, có một phần sản lượng nhỏ ở miền Đông nước Nga dọc biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên. Khoảng 73% sản lượng gạo của Nga được trồng ở vùng Krasnodar.

Chủ trương chính của Tổng thống đắc cử Iran

11:05:23 07/07/2024
Ông cũng chỉ trích các yêu cầu nghiêm ngặt về khăn trùm đầu đối với phụ nữ và vận động bỏ phiếu cho các vị trí thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Pezeshkian nói rằng ông phản đối việc kiểm duyệt internet.

Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine

11:02:22 07/07/2024
Campuchia được coi là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về các biện pháp đối phó bom mìn. Quốc gia Đông Nam Á này đã hợp tác với Nhật Bản để rà phá bom mìn từ năm 1998.

Australia: Cháy nhà tại Sydney khiến ít nhất 3 trẻ nhỏ t.hiệt m.ạng

10:54:17 07/07/2024
Ngày 7/7, cảnh sát bang New South Wales của Australia cho biết ít nhất 3 t.rẻ e.m, trong đó có 1 b.é g.ái 10 tháng t.uổi và 2 b.é t.rai lần lượt 2 và 4 t.uổi, đã t.hiệt m.ạng trong một vụ cháy nhà ở thành phố Sydney.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/7/2024: Hợi cố gắng, Dần rõ ràng

Trắc nghiệm

19:51:59 07/07/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/7/2024, Hợi cố gắng tạo công danh, Dần rõ ràng trong công việc. Dưới đây là những chia sẻ, dự đoán mang tính tham khảo

BB Trần là minh chứng sống cho việc khán giả trường quay Anh Trai Chông Gai chấm theo độ nổi tiếng?

Tv show

19:49:28 07/07/2024
Việc thiếu vắng một hội đồng chuyên môn với vai trò một màng lọc , cân bằng thêm ý kiến khán giả trường quay cũng là một điều gây tranh cãi ở cả 2 chương trình Anh Trai.

Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà

Sao việt

19:44:44 07/07/2024
Cụ thể, vào sáng 7/7, Z.D đăng 2 clip dài tầm 15 phút, khuôn mặt thể hiện rõ sự buồn bã xen lẫn bức xúc khi nói về ồn ào của gia đình.

Những lầm tưởng phổ biến trong việc chăm sóc da dầu

Làm đẹp

19:31:51 07/07/2024
Những bạn sở hữu làn da dầu có lẽ từng nghe qua những lời khuyên như da dầu không cần kem dưỡng ẩm hay da dầu cần rửa mặt thường xuyên .

Em gái 17 t.uổi của thủ môn Lâm Tây xinh đẹp với tạo hình thiên nga trắng trước lễ cưới Văn Lâm và Yến Xuân

Sao thể thao

19:12:17 07/07/2024
Tối 6/7, cô nàng Đặng Thanh Giang - em gái thủ môn Đặng Văn Lâm - gây chú ý khi đăng tải bộ ảnh sống ảo bên bờ biển. Trong đó, Thanh Giang khoe trọn vòng eo thon gọn, vùng bụng phẳng lì cùng nhan sắc nàng thơ t.uổi 17

"Ma cà rồng" chưa từng biết lộ diện ở vùng chạng vạng Biển Đông

Lạ vui

18:42:36 07/07/2024
Nhóm mực này có yếu tố ma cà rồng (vampire) luôn hiện diện trong danh pháp là do vẻ ngoài đáng sợ: Lớp da sẫm màu và tám xúc tu có màng nối với nhau tạo thành chiếc áo choàng che phủ cơ thể.

Cảnh sát vào cuộc vụ thanh niên b.ị c.hém và cướp xe máy trước cửa Nhà hát Lớn

Pháp luật

18:18:36 07/07/2024
Hiện cơ quan Công an đã tiếp nhận đơn trình báo của nạn nhân về việc bị một nhóm đối tượng dùng dao c.hém, cướp xe máy tại khu vực Nhà hát Lớn và đang khẩn trương điều tra, truy bắt.

Show diễn đầu tiên của Daesung tại Việt Nam: Đam mê tấu hài, live "nuốt đĩa" loạt hit BIGBANG khiến fan khóc nấc!

Nhạc quốc tế

18:07:15 07/07/2024
Fan day đầu tiên của Daesung (BIGBANG) tại TP.HCM đã diễn ra với nhiều khoảnh khắc khó quên.Tối 6/7, sự kiện fan day đầu tiên của Daesung (BIGBANG) chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu Quân khu 7, TP.HCM. sự tham gia của hàng nghìn fan.

Bom tấn đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 74 quốc gia, nam chính diễn đỉnh đến mức 40 năm chưa từng thất bại

Phim âu mỹ

17:29:36 07/07/2024
Mảng hài tiếp tục là yếu tố giúp tác phẩm chinh phục khán giả. Đặc biệt, nét diễn duyên dáng của Eddie Murphy trong phim được khen hết lời.

Esports World Cup 2024: Vượt qua Team Liquid, T1 tiến vào chung kết

Mọt game

17:18:49 07/07/2024
Dù chỉ gặp đại diện LCS là Team Liquid tại bán kết Esports World Cup 2024, T1 gặp rất nhiều khó khăn để giành chiến thắng 2-1. Theo đó, nhà đương kim vô địch thế giới tiến vào chung kết giải đấu và có cơ hội cạnh tranh g.iải t.hưởng 400.0...

Ở nhờ nhà chị gái 2 tuần, nửa đêm nghe tiếng la của chị gái, tôi nhìn qua khe cửa phòng ngủ của anh chị thì c.hết điếng vì cảnh tượng này

Góc tâm tình

17:10:53 07/07/2024
Sau khi chia tay mối tình đầu, chị gái tôi luôn buồn bã. Chẳng bao lâu sau thì người yêu cũ của chị lấy vợ, chị cũng gật đầu lấy anh rể của tôi theo mong muốn của bố mẹ.