Tiếng cảnh báo át lời phi công máy bay AirAsia trước khi rơi
Thiết bị ghi âm buồng lái cho thấy tiếng chuông cảnh báo gióng lên không ngừng trong khi các phi công QZ8501 cố cứu máy bay, trước thời điểm nó rơi xuống biển.
Quan chức Indonesia hôm 13/1 đứng cạnh thiết bị ghi âm buồng lái của chiếc phi cơ số hiệu QZ8501 trong một cuộc họp báo tổ chức ở Jakarta. Ảnh: Reuters
“Tiếng cảnh báo vang lên liên hồi trong khi cơ trưởng và phụ lái cố gắng cứu chiếc máy bay”, ABC dẫn lời một nhân viên điều tra tai nạn giấu tên nói. “Nhưng những gì họ nói ra không được rõ ràng”, ông cho biết thêm, dẫn thông tin thu được từ thiết bị ghi âm buồng lái.
Một quan chức tham gia điều tra nguyên nhân cho WSJ biết ý nghĩa của âm thanh phát ra khi đó là nhằm cảnh báo máy bay “chết sững” – trạng thái ngừng hoạt động của động cơ khi máy bay ở giữa không trung.
Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay cũng cho thấy tín hiệu cảnh báo liên tục phát ra. Một điều tra viên từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) cho hay những tiếng chuông cảnh báo đã át cả lời của các phi công.
Trong một diễn biến liên quan, ông Tatang Kurniadi, người đứng đầu NTSChôm qua khẳng định “không có dấu hiệu phá hoại trong vụ tai nạn của chiếc máy bay thuộc hãng hàng không AirAsia”.
Ông cho biết các điều tra viên đã hoàn tất việc tải dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái và ghi dữ liệu chuyến bay đồng thời đang phân tích chúng cùng với các cố vấn đến từ công ty Airbus, nhà sản xuất chiếc phi cơ.
Video đang HOT
Ông Nurcahyo Utomo, thành viên hội đồng điều tra hôm 20/1 cho hay không thu được tiếng nói nào khác từ thiết bị ghi âm buồng lái ngoài tiếng của cơ trưởng và phụ lái.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Ignasius Jonan cùng ngày cho biết, theo dữ liệu radar, phi cơ đã nâng độ cao với tốc độ bất thường, khoảng 1.800 mét mỗi phút, sau đó bị rơi rất nhanh rồi biến mất.
“Tăng độ cao như vậy là điều không hề bình thường, rất hiếm gặp đối với một máy bay thương mại”, ông nhận xét nhưng không nói rõ nguyên nhân khiến chiếc phi cơ phải nâng độ cao đột ngột.
Phi cơ mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không AirAsia hôm 28/12 đang trong hành trình từ Surabaya, Indonesia tới Singapore thì rơi trên biển Java, ngay sau khi phi công yêu cầu nâng độ cao từ 9.700 mét lên 11.500 mét để tránh thời tiết xấu nhưng bị từ chối. Vụ tai nạn khiến toàn bộ 162 người trên khoang thiệt mạng.
Trước khi gặp nạn, các phi công của chuyến bay AirAsia đã xin phép tăng độ cao để tránh thời tiết xấu. Trên khu vực mà QZ8501 đi qua hôm 28/12, thời tiết không tốt, có các đám mây bão.
Mô phỏng độ cao của QZ8501 và đám mây tích mưa trong chuyến bay ngày 28/12/2014. Đồ họa: Weather Channel.
Đội cứu hộ đang tìm cách nâng phần thân và vật thể nghi là buồng lái của máy bay lên khỏi mặt nước từ độ sâu 30 mét. Cuộc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn do sóng cao và mạnh cộng với điều kiện thời tiết xấu. Đến nay mới có 53 thi thể được tìm thấy.
Ủy ban điều tra của Indonesia dự kiến đưa ra báo cáo sơ bộ về tai nạn này cho các cơ quan hữu trách vào ngày 28/1, đúng một tháng sau khi QZ8501 rơi xuống biển. Tuy nhiên, công chúng sẽ chỉ được cung cấp một phần thông tin từ báo cáo này.
Vũ Hoàng
Theo VNE
'Air Asia QZ8501 không bị khủng bố, không nổ trước khi rơi'
Các điều tra viên Indonesia cho biết, không có bằng chứng cho thấy dấu hiệu khủng bố trong tai nạn máy bay của hãng Air Asia và QZ8501 cũng không bị nổ trước khi rơi xuống biển Java, theo Reuters.
Dữ liệu từ hộp đen máy bay cho thấy không có dấu hiệu khủng bố trong thảm họa máy bay QZ8501 - Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời điều tra viên Andreas Hananto hôm 19.1 cho biết, 10 điều tra viên của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (NTSC) đã "không phát hiện mối đe dọa nào" trong bản ghi âm giọng nói ở buồng lái của máy bay gặp nạn.
Khi được hỏi về bằng chứng liên quan đến dấu hiệu khủng bố trong tai nạn này, ông Hannato nói: "Không. Vì nếu có khủng bố thì phải có dấu hiệu đe dọa nào đó. Bản ghi âm chỉ ra rằng các phi công đang bận rộn với việc xử lý tình huống khẩn cấp trên máy bay", theo Reuters.
Ông Nurcahyo Utomo, một điều tra viên khác của NTSC xác nhận rằng, họ không phát hiện bất kỳ giọng nói của một người nào khác ngoài giọng nói của các phi công. Họ cũng không nghe thấy tiếng súng nổ, do đó có thể loại trừ khả năng khủng bố trên chuyến bay mang số hiệu QZ8501.
Ông Utomo cho hay các nhà điều tra có thể nghe gần như toàn bộ những đoạn ghi âm từ 1 trong 2 hộp đen của máy bay. Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp nội dung chi tiết về khoảnh khắc cuối cùng trên chuyến bay theo luật pháp Indonesia.
Ngoài ra, các điều tra viên cũng bác bỏ giả thuyết rằng QZ8501 đã bị nổ trước khi rơi xuống biển Java. Ông Hannato khẳng định rằng, máy bay không phát nổ trước khi rơi. Ông nói: "Từ thiết bị ghi dữ liệu hành trình chuyến bay, một vụ nổ khó có thể xảy ra. Nếu có, chúng tôi chắc chắn sẽ biết vì các thông số sẽ hiển thị", theo Reuters.
Cũng theo Reuters, quá trình phân tích thiết bị ghi dữ liệu hành trình bay sẽ kéo dài hơn vì nhà điều tra cần xem xét tất cả 72 chuyến bay mà máy bay này đã thực hiện trước đó. Họ hy vọng hoàn thành báo cáo sơ bộ về thảm họa QZ8501 vào đầu tuần này. Tuy nhiên, báo cáo đầy đủ có thể mất đến một năm.
Chuyến bay mang số hiệu QZ8501 của hãng hàng không Air Asia chở theo 162 người trên hành trình từ Indonesia đến Singapore đã rơi xuống biển Java ngày 28.12.2014 khiến 162 người thiệt mạng. Đến nay, các lực lượng tìm kiếm đã vớt được 53 thi thể và nhận dạng được 45 nạn nhân xấu số trong thảm họa hàng không này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Máy bay QZ8501 'lên cao quá nhanh' trước khi rơi Máy bay QZ8501 của hãng AirAsia tăng độ cao quá nhanh trước khi bị khựng, và rơi xuống biển Java, khiến 162 người thiệt mạng. Giới chức công bố thiết bị ghi âm buồng lái của máy bay hãng AirAsia tại Pangkalan Bun, trung Borneo, Indonesia. Ảnh: EPA "Trong những phút cuối, chiếc máy bay đã tăng độ cao với tốc độ vượt...