Tiền xây trạm thu phí bằng 1/4 tiền làm đường tránh Cai Lậy
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), kinh phí xây dựng trạm thu phí Cai Lậy là lãng phí khi bằng 23,84% kinh phí xây dựng đường tránh Cai Lậy.
Liên quan đến dự án BOT tuyến tránh Cai Lậy (Tiền Giang), báo chí đã nêu ra hàng loạt sai phạm xung quanh dự án siêu tai tiếng này. Ngoài việc làm trái so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2 làn so với 4 làn), hồ sơ ban đầu chỉ có 12km đường tránh nhưng sau khi được Thủ tướng phê duyệt, Bộ GTVT lại “chèn” dự án tăng cường mặt đường quốc lộ 1 để có cớ đặt trạm phí trên quốc lộ 1, thì riêng với trạm này, Bộ KHĐT có ý kiến cho rằng lãng phí.
Trạm thu phí Cai Lậy tốn 60 tỷ đồng xây dựng đang nằm cùng vị trí với một trạm xăng.
Cụ thể, Thứ trưởng Bộ KHĐT – Nguyễn Văn Trung có văn bản 3157/BKHĐT-GSTĐĐT gửi Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan về việc giải trình, bổ sung nội dung Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km1987 560 đến Km2014 000 tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo văn bản này, ngoài việc đề nghị Liên danh Nhà đầu tư bổ sung báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2012 – 2013; Báo cáo về việc sử dụng vốn chủ sở hữu, đặc biệt là việc sử dụng vốn chủ sở hữu góp vốn vào các dự án khác…; cần kiểm tra, rà soát lại khối lượng thi công các hạng mục của đường tránh như cát tạo phẳng, xử lý nền; khối lượng đắp, đá cấp phối loại 1, loại 2 (trùng cả phần cầu).
“Về tổng vốn đầu tư của dự án còn một số tồn tại như: Tổng mức đầu tư chỉ tính phần xây dựng đường tránh và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1A, kinh phí xây dựng trạm thu phí cần tách ra đưa vào phương án tài chính để tính toán. Tuy nhiên, với thời gian thu phí 7 năm 5 tháng (thực tế khi đưa vào khai thác, Bộ GTVT cho phép rút ngắn thời gian thu còn 6 năm 5 tháng – PV) thì kinh phí xây dựng trạm thu phí 60 tỷ là quá lớn, gây lãng phí (bằng 23,84% kinh phí xây dựng đường tránh)” – văn bản nêu rõ.
Video đang HOT
Theo hồ sơ, toàn bộ dự án có 690 tỷ đồng dành cho xây dựng và thiết bị (dùng xây tuyến tránh và tăng cường mặt đường, trong đó riêng phần tăng cường mặt đường hơn 300 tỷ đồng); Chi phí quản lý và tư vấn 70 tỷ đồng, phí dự phòng 250 tỷ đồng, lãi vay 114 tỷ đồng… Nếu cộng tiền tư vấn, lãi vay, phí dự phòng và tiền xây trạm đã hết 494 tỷ đồng.
Theo Danviet
Bộ trưởng GTVT: "Người ta đặt trạm thu phí ở đấy là đúng rồi!"
Chiều nay (16/8), Bộ GTVT sẽ có quyết định chính thức về số phận của trạm thu phí BOT đường tránh Cai Lậy trên quốc lộ 1.
Một lái xe đang dùng tiền mệnh giá nhỏ mua vé qua trạm thu phí đường tránh Cai Lậy. (Ảnh: Người lao động).
"Đặt ở đấy là đúng rồi"
Liên quan tới những phản ánh về trạm thu phí BOT đường tránh thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), ông Trần Văn Bon - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho biết, tính tới 13h ngày 16/8, trạm thu phí này vẫn đang "xả cửa" cho các xe đi qua.
Về giải pháp tiếp theo đối với trạm thu phí này, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho hay, hiện Sở đang chờ thông báo chung của Bộ GTVT nên chưa thể trả lời báo chí. "Theo tôi biết thì chiều nay (16/8 - PV) sẽ có quyết định chính thức của Bộ GTVT và sẽ thông tin rộng rãi với báo chí", ông Bon nói.
Cũng trao đổi với PV vào trưa 16/8, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, tinh thần của Bộ GTVT về giải pháp xử lý sự việc tại trạm thu phí BOT đường tránh thị xã Cai Lậy là thực hiện theo đề xuất của địa phương, tức giảm giá vé.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: "Bộ trưởng có thể giải thích rõ hơn về lý do quyết tâm không di dời trạm thu phí này vào đường tránh?", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa khẳng định: "Người ta đặt trạm thu phí ở đấy là đúng rồi!".
Sẽ tiếp diễn tình trạng qua trạm bằng tiền lẻ?
Mặc dù chưa có quyết định chính thức của Bộ GTVT về số phận của trạm thu phí BOT đường tránh thị xã Cai Lậy đang đặt trên quốc lộ 1, nhưng nhiều tài xế cho biết, nếu trạm thu phí này không được di dời vào đường tránh theo đúng tên gọi của nó thì tình trạng mua vé bằng tiền lẻ có thể sẽ tiếp tục diễn ra.
"Nếu chỉ giảm giá thì các tài xế sẽ không hài lòng, bởi họ muốn dời hẳn trạm vào trong đường tránh. Tôi khẳng định việc chỉ giảm giá thì không bao giờ khiến giới tài xế phục", anh Nguyễn Giang Đông (43 tuổi, quản trị diễn đàn "Bạn hữu đường xa" - nơi hội tụ của nhiều tài xế phản đối trạm thu phí Cai Lậy đặt trên Quốc lộ 1) nói.
Trạm thu phí Cai Lậy đã "xả cửa" từ chiều 14/8 cho tới ít nhất 13h ngày 16/8.
Anh Đông cũng thắc mắc: "Nếu nhà đầu tư nói đã dùng 1.000 tỉ để làm đường tránh, dùng 300 tỉ để trải nhựa Quốc lộ 1, thì khi đặt trạm BOT trên quốc lộ 1, họ chỉ có thể thu phí để thu hồi vốn đã sửa chữa Quốc lộ 1 chứ không thể tính luôn phần chi phí làm đường tránh. Mặt khác, nếu Quốc lộ 1 chỉ được sửa chữa, không làm mới thì tại sao không sử dụng phí bảo trì đường bộ mà lại kêu nhà đầu tư vào làm rồi cho họ thu phí?".
Ngoài ra, anh Đông đề nghị cơ quan chức năng công khai các khoản thu chi của quỹ bảo trì đường bộ cũng như thanh tra việc xây dựng, sửa chữa các tuyến đường liên quan tới trạm thu phí Cai Lậy. "Nếu nói quỹ bảo trì đường bộ không đủ để sửa chữa Quốc lộ 1 trong dự án trên thì chúng tôi cần một sự minh bạch về thu chi. Chỉ khi đó chúng tôi mới phục", quản trị diễn đàn "Bạn hữu đường xa" nói.
"Nếu như Bộ GTVT quyết tâm đặt trạm ở đó và giảm giá vé. Với cá nhân là một tài xế, tôi nghĩ tình trạng các bác tài sử dụng tiền lẻ để mua vé sẽ vẫn chưa dừng lại, trừ khi ngân hàng nhà nước có quyết định dừng lưu thông loại tiền 200 đồng, 500 đồng,...", anh Đông nói thêm.
Trước đó, vào chiều 15/8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các dự án giao thông theo hình thức BOT, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa giải trình về dự án này.
"Mấy hôm nay dư luận chú ý chuyện ở trạm thu phí Cai Lậy. Trên đoạn quốc lộ như thế mà làm thêm 12km đường tránh, rồi lại thu phí cao hơn cả cao tốc Trung Lương thì người dân bức xúc là đúng rồi", Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói tại phiên họp.
Mặc dù đánh giá cao chủ trương về BOT và kết quả mà các dự án BOT mang lại, nhưng ông Phúc cho rằng, việc làm thêm tuyến đường tránh rồi thu phí trên tuyến đường chính như vậy là chưa ổn. "Tôi thấy xảy ra vụ Cai Lậy như thế thì phải giám sát ngay dự án để làm rõ", ông Phúc kiến nghị.
Ngoài ra, nhiều đại biểu quốc hội và các chuyên gia cũng tỏ vẻ băn khoăn khi có sự khác biệt rất lớn giữa ý kiến của người dân, người sử dụng và các phát ngôn của cơ quan chức năng liên quan tới trạm thu phí Cai Lậy. Do đó, các chuyên gia đề nghị Bộ GTVT sớm rà soát lại các dự án BOT; riêng hệ thống pháp luật, nếu thiếu ở đâu thì cần bổ sung ở đó.
Theo Danviet
Vụ dùng tiền lẻ qua trạm Cai Lậy: Chuyển 19 biển số xe cho công an Tính đến 11h sáng 15/8, trạm thu phí đường tránh Cai Lậy vẫn đang xả trạm sau nhiều trường hợp tài xế dùng tiền lẻ mua vé. Một lái xe đang dùng tiền mệnh giá nhỏ mua vé qua trạm thu phí đường tránh Cai Lậy. (Ảnh: Người lao động) Liên quan tới vụ nhiều tài xế dùng tiền lẻ mua vé qua...