Tiền vào chứng khoán thấp nhất 22 tháng
Nhà đầu tư vẫn đứng ngoài quan sát khiến dòng tiền chưa nhập cuộc, VN-Index lại mất điểm hơn 8 điểm trước cuộc họp quan trọng của FED.
Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục diễn biến tiêu cực trước cuộc họp quan trọng của FED vào tối 21/9. Các chỉ số sau phiên hồi phục hôm qua đã quay đầu giảm điểm trước áp lực bán dâng cao.
VN-Index ngay đầu phiên đã chìm trong sắc đỏ và bị kéo lùi khá sâu với tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Tuy nhiên chỉ số đại diện sàn HoSE vẫn giữ được ngưỡng hỗ trợ quan trọng khi kết thúc phiên.
VN-Index đóng cửa giảm 8,38 điểm (-0,69%) về 1.210,55 điểm. Tương tự HNX-Index mất 1,82 điểm (-0,68%) còn 265.09 điểm. UPCoM-Index giảm 0,32% xuống 88,23 điểm.
VN-Index bị bán mạnh nhưng vẫn giữ được mốc 1.210 điểm. Đồ thị: TradingView.
Áp lực bán chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn. Trong đó rổ chỉ số VN30 lao dốc 12,87 điểm (-1,04%) với 26/30 mã giảm giá. Chỉ số đại diện nhóm vốn hóa vừa VNMID giảm 0,58% và nhóm cổ phiếu nhỏ VNSML mất 0,38% giá trị.
Nhiều mã cổ phiếu trụ cột gây ra tác động khá tiêu cực đến xu hướng có thể kể đến các cổ phiếu VIC của Vingroup giảm 1,3% còn 63.100 đồng, VHM của Vinhomes mất 1% về 58.300 đồng hay VRE của Vincom Retail giảm 2,1% xuống 28.450 đồng.
Video đang HOT
Các cổ phiếu ngân hàng cũng trong tình trạng đỏ lửa với mức giảm phân bổ 1-4%, điển hình có VPB và CTG giảm 1,7%, TCB giảm 1,6% hay BID mất 1,1%. Cổ phiếu bán lẻ có MWG rơi 2,4% hay MSN giảm 1,1% giá trị.
Cổ phiếu đầu cơ ghi nhận tình trạng bán tháo với bộ đôi TGG và BII tiếp tục giảm sàn sau thông tin tiêu cực về lãnh đạo. Nhóm FLC Group cũng ghi nhận tình cảnh giảm sâu của KLF, AMD và ART.
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: FireAnt.
Chiều ngược lại ghi nhận sự bứt phá của các mã riêng lẻ. Đáng chú ý có VNM của Vinamilk tăng vọt 1,5% lên 76.900 đồng, các cổ phiếu ngành bia BHN và SAB cũng tăng giá.
Ngoài ra thị trường còn ghi nhận đà đi lên của nhóm cổ phiếu đầu tư công với các đại diện tiêu biểu như HHV tăng 4,8%, LCG có thêm 4,7%, FCN tăng 4,1%. Cổ phiếu ngành dầu khí cũng giữ được sắc xanh áp đảo trong phiên.
Thị trường chung vẫn chìm trong sắc đỏ do áp lực bán mạnh hơn. Toàn sàn có 512 mã giảm giá, 350 mã tăng giá và 213 mã đi ngang.
Điểm đáng chú ý nhất là thanh khoản thị trường tụt áp nghiêm trọng khi nhà đầu tư đứng ngoài quan sát, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 11.261 tỷ đồng, giảm thêm 12% so với mức thấp của hôm qua.
Trong đó, thanh khoản tại sàn HoSE rơi về mức 9.774 tỷ đồng, chủ yếu giao dịch ở các mã giảm điểm. Đây là con số giao dịch khớp lệnh thấp nhất kể từ 12/11/2020 đến nay, tức hơn 22 tháng gần nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng giao dịch ảm đạm trong phiên hôm nay. Trên sàn HoSE, họ mua vào 671 tỷ và bán ra 793 tỷ, tương đương bán ròng 122 tỷ đồng. Các mã bị bán nhiều là VHM, VND và KDH.
Tiền vào chứng khoán cao nhất một tháng
Lực mua lớn từ nhà đầu tư giúp thị trường được phủ xanh bởi hơn 700 mã tăng giá, VN-Index tăng mạnh 1,34% để áp sát lại ngưỡng tâm lý 1.200 điểm.
Phiên giao dịch 20/7 đánh dấu ngày kỷ niệm 22 năm ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, dòng tiền hưng phấn từ nhà đầu tư đã giúp các chỉ số có một phiên tăng vọt và đồng đều ở các nhóm ngành.
VN-Index nhanh chóng có được sắc xanh ngay khi mở cửa và dần mở rộng đà đi lên với sự tích cực của dòng tiền. Dù có sự yếu thế nhẹ về cuối phiên nhưng chỉ số vẫn đóng cửa tăng 15,81 điểm (1,34%) lên 1.194,14 điểm.
HNX-Index cũng bứt phá ấn tượng 4,44 điểm (1,56%) đạt mốc 288,87 điểm. UPCoM-Index tăng 1,13% lên con số 88,88 điểm.
Dòng tiền vào thị trường được cải thiện mạnh mẽ với tổng giá trị giao dịch đạt 16.752 tỷ đồng. Trong đó giá trị khớp lệnh tại HoSE ở mức 12.941 tỷ đồng, mức cao nhất trong gần một tháng trở lại đây.
Sắc xanh phân bổ khá đều ở hầu hết nhóm ngành quan trọng, từ cả nhóm vốn hóa lớn đến các cổ phiếu penny. Riêng nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 tăng gần 14 điểm (1,15%) với 28/30 mã trong rổ chỉ số tăng giá.
Cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất là đầu kéo cho VN-Index. Trong đó các mã VCB của Vietcombank tăng 1,7%, BID có thêm 2,1%, CTG của VietinBank lên 1,9% và TPB của TPBank bứt phá 4,8% là những mã thuộc nhóm có tác động tốt nhất.
Nhóm bất động sản lớn với dẫn đầu là VHM của Vinhomes tăng 1,5% đạt 59.700 đồng. Ở mức vốn hóa nhỏ hơn có DIG của DIC Corp tăng 3,1% lên 42.000 đồng, CEO leo thẳng đứng 8,3% lên 32.500 đồng, thậm chí các mã HDC, HQC hay LDG đã tăng hết biên độ tại giá trần.
Cổ phiếu bán lẻ có phiên trở lại mạnh mẽ sau chuỗi lao dốc. Trong đó FRT của FPT Retail và DGW của Digiworld tăng kịch trần, PET của Petroset vọt 5,1%, PNJ tiến 2,8%, MWG lên 2% hay MSN tăng 1%..
Sắc xanh hiện diện trên phần lớn các nhóm ngành quan trọng còn lại như sắt thép, phân bón, hóa chất, thủy sản, dệt may, chứng khoán, cảng biển, năng lượng... và cả nhiều cổ phiếu đầu cơ khác.
Ở chiều đối lập, cổ phiếu VIC của Vingroup gây ra tác động tiêu cực nhất lên thị trường do thị giá giảm 0,9% về 68.200 đồng, đây cũng là mã chứng khoán duy nhất trong rổ VN30 mang sắc đỏ trong hôm nay.
Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến HAG của Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ bị bán tháo về giá sàn 10.850 đồng, sau chuỗi tăng ấn tượng trước đó bởi nhiều thông tin tích cực. Khối lượng giao dịch đột biến hơn 47 triệu cổ phiếu, trở thành mã được giao dịch nhiều nhất chiếm 8,2% lượng khớp lệnh sàn HoSE.
Không chỉ HAG mà một số cổ phiếu ngành thịt heo cũng rơi mạnh, chẳng hạn DBC của Dabaco rớt 1,8% về 26.950 đồng hay BAF giảm 1,5% còn 36.850 đồng.
Mã HNG của HAGL Agrico lao dốc về giá sàn 6.520 đồng sau chuỗi đi lên mạnh mẽ 9 phiên liên tiếp trước đó. Đây là mã giao dịch nhiều thứ 4 trên sàn với hơn 22 triệu cổ phiếu, chiếm 3,9% tổng lượng giao dịch tại HoSE.
Với sức mua hưng phấn của nhà đầu tư đã giúp thị trường được bao phủ bởi sắc xanh. Toàn sàn có đến 757 mã tăng giá (trong đó 52 tăng trần trong sắc tím), 205 mã giảm giá và 175 mã đứng tại tham chiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch với khối lượng không lớn nhưng theo chiều hướng tích cực. Họ mua vào lượng cổ phiếu trị giá 994 tỷ và bán ra 800 tỷ, tương đương mua ròng 194 tỷ đồng trên HoSE. Các mã được mua nhiều là SSI, GAS và VHM, trong khi bán mạnh FPT, STB và MWG.
Rủi ro mới phát sinh khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp quá 'nóng' Bộ Tài chính cho rằng sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phát sinh các rủi ro mới. Nhận định được Bộ Tài chính nêu ra tại họp báo thông tin về Nghị định 65 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu...