Tiền vào chứng khoán cao nhất một tháng
Lực mua lớn từ nhà đầu tư giúp thị trường được phủ xanh bởi hơn 700 mã tăng giá, VN-Index tăng mạnh 1,34% để áp sát lại ngưỡng tâm lý 1.200 điểm.
Phiên giao dịch 20/7 đánh dấu ngày kỷ niệm 22 năm ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, dòng tiền hưng phấn từ nhà đầu tư đã giúp các chỉ số có một phiên tăng vọt và đồng đều ở các nhóm ngành.
VN-Index nhanh chóng có được sắc xanh ngay khi mở cửa và dần mở rộng đà đi lên với sự tích cực của dòng tiền. Dù có sự yếu thế nhẹ về cuối phiên nhưng chỉ số vẫn đóng cửa tăng 15,81 điểm (1,34%) lên 1.194,14 điểm.
HNX-Index cũng bứt phá ấn tượng 4,44 điểm (1,56%) đạt mốc 288,87 điểm. UPCoM-Index tăng 1,13% lên con số 88,88 điểm.
Dòng tiền vào thị trường được cải thiện mạnh mẽ với tổng giá trị giao dịch đạt 16.752 tỷ đồng. Trong đó giá trị khớp lệnh tại HoSE ở mức 12.941 tỷ đồng, mức cao nhất trong gần một tháng trở lại đây.
Sắc xanh phân bổ khá đều ở hầu hết nhóm ngành quan trọng, từ cả nhóm vốn hóa lớn đến các cổ phiếu penny. Riêng nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 tăng gần 14 điểm (1,15%) với 28/30 mã trong rổ chỉ số tăng giá.
Cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất là đầu kéo cho VN-Index. Trong đó các mã VCB của Vietcombank tăng 1,7%, BID có thêm 2,1%, CTG của VietinBank lên 1,9% và TPB của TPBank bứt phá 4,8% là những mã thuộc nhóm có tác động tốt nhất.
Video đang HOT
Nhóm bất động sản lớn với dẫn đầu là VHM của Vinhomes tăng 1,5% đạt 59.700 đồng. Ở mức vốn hóa nhỏ hơn có DIG của DIC Corp tăng 3,1% lên 42.000 đồng, CEO leo thẳng đứng 8,3% lên 32.500 đồng, thậm chí các mã HDC, HQC hay LDG đã tăng hết biên độ tại giá trần.
Cổ phiếu bán lẻ có phiên trở lại mạnh mẽ sau chuỗi lao dốc. Trong đó FRT của FPT Retail và DGW của Digiworld tăng kịch trần, PET của Petroset vọt 5,1%, PNJ tiến 2,8%, MWG lên 2% hay MSN tăng 1%..
Sắc xanh hiện diện trên phần lớn các nhóm ngành quan trọng còn lại như sắt thép, phân bón, hóa chất, thủy sản, dệt may, chứng khoán, cảng biển, năng lượng… và cả nhiều cổ phiếu đầu cơ khác.
Ở chiều đối lập, cổ phiếu VIC của Vingroup gây ra tác động tiêu cực nhất lên thị trường do thị giá giảm 0,9% về 68.200 đồng, đây cũng là mã chứng khoán duy nhất trong rổ VN30 mang sắc đỏ trong hôm nay.
Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến HAG của Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ bị bán tháo về giá sàn 10.850 đồng, sau chuỗi tăng ấn tượng trước đó bởi nhiều thông tin tích cực. Khối lượng giao dịch đột biến hơn 47 triệu cổ phiếu, trở thành mã được giao dịch nhiều nhất chiếm 8,2% lượng khớp lệnh sàn HoSE.
Không chỉ HAG mà một số cổ phiếu ngành thịt heo cũng rơi mạnh, chẳng hạn DBC của Dabaco rớt 1,8% về 26.950 đồng hay BAF giảm 1,5% còn 36.850 đồng.
Mã HNG của HAGL Agrico lao dốc về giá sàn 6.520 đồng sau chuỗi đi lên mạnh mẽ 9 phiên liên tiếp trước đó. Đây là mã giao dịch nhiều thứ 4 trên sàn với hơn 22 triệu cổ phiếu, chiếm 3,9% tổng lượng giao dịch tại HoSE.
Với sức mua hưng phấn của nhà đầu tư đã giúp thị trường được bao phủ bởi sắc xanh. Toàn sàn có đến 757 mã tăng giá (trong đó 52 tăng trần trong sắc tím), 205 mã giảm giá và 175 mã đứng tại tham chiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch với khối lượng không lớn nhưng theo chiều hướng tích cực. Họ mua vào lượng cổ phiếu trị giá 994 tỷ và bán ra 800 tỷ, tương đương mua ròng 194 tỷ đồng trên HoSE. Các mã được mua nhiều là SSI, GAS và VHM, trong khi bán mạnh FPT, STB và MWG.
Thị trường kim loại quý đối diện với điều gì sau mức lạm phát kỷ lục tại Mỹ?
Sau 3 đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm kiềm chế lạm phát kể từ đầu năm đến nay, đồng dô-la Mỹ liên tục tăng cao và tạo sức ép tới thị trường kim loại quý. Tuy nhiên, lạm phát tại Mỹ vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt và tiếp tục lập đỉnh trong tháng 6, đã đặt giá bạc và bạch kim vào thách thức mới trong thời gian sắp tới.
Thị trường kim loại quý lao dốc trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), chỉ số MXV-Index kim loại đã đánh mất gần 400 điểm xuống còn 1.503,76 điểm kể từ đầu năm cho tới nay, tương đương với mức giảm 20%. Kể từ khi FED tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm vào giữa tháng 3 sau 2 năm duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, giá bạc và bạch kim đã đánh mất lần lượt khoảng 28% và 25% giá trị. Hiện tại, giá bạc đang dao động quanh mức 18 USD/ounce, trong khi bạch kim suy yếu xuống khoảng 817 USD/ounce. Cả hai mặt hàng này đều đang ở vùng giá thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Cuộc chiến thắt chặt tiền tệ liên tiếp của FED đưa chỉ số Dollar index tăng vọt ngay cả khi đã tạo mức đỉnh cao nhất trong 2 thập kỷ vào giữa tháng 5. Sức hấp dẫn của đồng bạc xanh đã làm xói mòn nhu cầu nắm giữ bạc và bạch kim, vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn. Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ dao động quanh mức 3%, mức cao nhất kể từ năm 2018 cũng đã gây áp lực cho những tài sản không sinh lời như kim loại quý.
Trong vòng 4 tháng trở lại đây, dấu hiệu hạ nhiệt của giá bạc và bạch kim cùng các mặt hàng kim loại khác khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng lạm phát đã đạt đỉnh vào hồi tháng 5. Tuy nhiên, chỉ số CPI tháng 6 của Mỹ mới được công bố tiếp tục cho thấy mức tăng kỷ lục 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ, đánh bại dự đoán tăng 8,8% của các chuyên gia kinh tế. Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 6 cũng vượt kỳ vọng của thị trường, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực chất, dấu hiệu lạm phát tại Mỹ đã bắt đầu nhen nhóm từ hồi tháng 4/2021, khi chỉ số CPI tăng lên mức 4,2% và không ngừng leo thang sau hơn 1 thập kỷ duy trì dưới mức 3%. Tuy nhiên, cho tới tận tháng 3 năm nay, các đợt tăng lãi suất mới chính thức bắt đầu được hiện thực hoá. Nhiều chuyên gia kinh tế đang cho rằng FED đã hành động khá chậm chạp.
Mức lạm phát kỷ lục mới trong tháng 6 làm dấy lên lo ngại rằng tiến tình tăng lãi suất là một hành trình dài và do đó, giá bạc và bạch kim vốn nhạy cảm với lãi suất và đồng USD sẽ gặp nhiều biến động trong thời gian sắp tới.
Cuộc chiến dài hơi của FED sẽ tạo áp lực lên giá nhóm kim loại quý
Trước khi dữ liệu giá trong tháng 6 được công bố, nhiều nhà đầu tư tin rằng 50 hoặc 75 điểm cơ bản sẽ được bổ sung vào cuộc họp cuối tháng 7 sắp tới. Tuy nhiên, thị trường đã có những phản ứng mạnh mẽ ngay lập tức sau khi mức lạm phát đạt kỷ lục. Theo công cụ theo dõi lãi suất Fed Watch của CME Group, niềm tin vào mức bổ sung 100 điểm cơ bản tăng vọt từ 0% vào cuối tuần trước lên mức 45%. Trong khi đó, tỷ lệ ý kiến cho rằng FED sẽ tăng 50 điểm cơ bản đã bị xóa sạch.
Thực tế, các quan chức tại Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới luôn cam kết mạnh mẽ về mục tiêu đẩy lùi lạm phát. Trong khi đó, dữ liệu bảng lương phi nông của Bộ Lao động Mỹ vào cuối tuần trước vẫn đang cho thấy một thị trường lao động vẫn ở mức tương đối tích cực. Biên chế việc làm ngoài ngành nông nghiệp tăng 372.000 so với tháng trước, vượt xa dự đoán chỉ tăng 268.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 3,6% trong vòng 4 tháng liên tiếp. Điều này giúp cho không gian thắt chặt tiền tệ của FED được nới rộng và do đó, mức tăng 1 điểm phần trăm hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, lãi suất còn có thể tăng thêm 50 đến 75 điểm cơ bản vào cuộc họp tháng 9 nếu như chỉ số giá CPI vẫn neo ở mức cao. Thị trường kim loại quý trước áp lực thắt chặt mạnh mẽ hơn vào nửa cuối năm nhiều khả năng sẽ còn dư địa lao dốc.
Bên cạnh đó, với vai trò công nghiệp không kém phần quan trọng trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt là ngành chế tạo ô tô, linh kiện điện tử, nhu cầu tiêu thụ về bạc và bạch kim cũng có thể suy yếu khi đối diện với rủi ro suy thoái kinh tế. Thực tế, đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đang có xu hướng đảo ngược kể từ ngày 6/7, khi mức lợi suất 2 năm cao hơn mức lợi suất 10 năm. Đây được coi là một chỉ báo cho thấy suy thoái kinh tế có thể xảy ra trong vòng 1 - 2 năm nữa. Tăng trưởng chậm lại sẽ đe dọa tới việc thu hẹp hoạt động sản xuất và do đó, tạo áp lực kép lên thị trường kim loại quý như bạc và bạch kim trong thời gian tới.
Chứng khoán thế giới 'đỏ sàn' do lo ngại lạm phát ở Mỹ Sàn chứng khoán Phố Wall đã chứng kiến sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 13/7 sau khi các dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 6, qua đó các nhà đầu tư nhận định chi phí vay sẽ tăng hơn nữa. Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh:...