Tiền tỷ rơi ra từ cuốn sách cổ của anh nông dân nghèo (2)
Trong cuốn sách có những bài thuốc rất kỳ lạ như “biến thai nhi gái thành trai, trị bệnh vô sinh, chữa được bệnh mù mắt, điếc….”
Khám phá cuốn sách cũ nát giá tỷ đồng
Sau kỳ 1 “Huyền bí cuốn sách của anh nông dân được hỏi mua cả tỷ đồng” phản ánh về câu chuyện anh Ngô Văn Dẫn (38 tuổi, ở thôn Thế Trạch – xã Mai Đình – Sóc Sơn – Hà Nội) có cuốn sách cổ được người lạ tìm hỏi mua với giá gần 1 tỷ đồng gần đây khiến dư luận xã hội xôn xao.
Theo lời kể của người nông dân này, cuốn sách được nhắc tới có tên “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” được cho là chân truyền những lý thuyết mà vị danh y Tuệ Tĩnh để lại. Hiện giá trị được một số người đến hỏi mua lên tới 800 triệu đồng nhưng chưa bán.
Anh nông dân Ngô Văn Dẫn và cuốn sách (ngồi bên trái – ảnh: Kim Truyền).
Tuy nhiên, khi nhìn vào cuốn sách không ai có thể nghĩ giá trị của nó lại lớn “bằng cả gia tài” như vậy, nhất là khi bề ngoài cuốn sách khá cũ kỹ, thậm chí mục nát, có trang đã mất. Nhìn vào chữ có trong cuốn sách nhiều người cho rằng đó không phải sách cổ bởi nếu sách cổ thì phải là chữ viết tay (trong sách là chữ in) và có thể cuốn sách có từ lâu đời nhưng không phải cổ.
Thế nhưng anh nông dân sở hữu cuốn sách vẫn một mực khẳng định cuốn sách trên đã được trả giá 800 triệu đồng khiến bản thân chúng tôi cũng tò mò.
“Vì giá trị cuốn sách được hỏi mua như vậy khiến tôi nhiều đêm, bỗng giật mình tỉnh giấc vì sợ có trộm vào nhà đánh cắp cuốn sách. Có đâu đó một tiếng mèo kêu, chó sủa, đâu đó những tiếng sấm chớp ngoài trời là tôi đều tỉnh giấc, thấp thỏm và luôn phải cất cuốn sách thật kỹ.” – Anh nông dân 38 tuổi tâm sự.
Ngỏ ý muốn được xem tận mắt cuốn sách, anh Dẫn lật mở từng trang vừa mở vừa nói “không phải ai đến tôi cũng cho xem đâu, các chú là ngoại lệ”.
Đây là bìa cuốn sách “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” của NXB Y học ấn hành năm 1978.
Theo quan sát bên ngoài của chúng tôi, cuốn sách được cho là giá bạc tỷ khá dày và nặng. Cuốn sách tuy đã cũ, nhiều trang sách giấy đã nát, mục không còn nguyên vẹn tuy nhiên chữ viết trong cuốn sách vẫn đọc rõ được.
Cuốn sách của người nông dân Ngô Văn Dẫn đưa cho chúng tôi xem đã bị mất 40 trang đầu tiên và phần phụ lục cuối nên không biết rõ được năm in và do nhà xuất bản nào ấn hành. Cuốn sách giờ còn hơn 700 trang và trong lời tựa gần cuối của cuấn sách có ghi rõ là Tựa “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư”.
Hỏi đến anh Dẫn anh cũng không nhớ cuốn sách mất bìa từ bao giờ và anh cũng không nhớ năm xuất bản hay những thông tin nào về cuốn sách vì trước đây anh không quan tâm đến nó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi đối chiếu thấy quyển sách có nhiều ý hoàn toàn khác về nội dung so với cuấn sách cùng tên do nhà xuất bản Y học in năm 1978. Đối chiếu với thực tế, cuốn “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” trên thị trường có số trang khá mỏng (khoảng 1/10) hiện được giao bán trên thị trường với giá khoảng hơn 200 ngàn đồng.
Bên trong cuốn sách có gì
Cuốn sách có tất thẩy hơn 700 trang, bao gồm 10 tệp (tương đương với những chương dài trong tiểu thiết – sách ghi là quyển).
Bên trong mỗi tệp ghi rất chi tiết về cách chữa từng loại bệnh trong dân gian về từng khoa phân biệt.
Ví dụ như: Khoa bệnh huyết , Khoa nội thương, Khoa bệnh khí, Phụ khoa… Đáng chú ý, trong cuốn sách có những bài thuốc rất kỳ lạ như “biến thai nhi gái thành trai, trị bệnh vô sinh, chữa được bệnh mù mắt, điếc….”
Tuy vậy, anh Dẫn cho biết anh chỉ mới xem qua trong thời gian gần đây khi nhiều người đến hỏi mua chứ chưa làm theo bao giờ.
Lời tựa của cuốn sách giá “bạc tỷ” do anh nông dân sở hữu.
Trong lời tựa của cuấn sách có một đoạn in như sau: “Trời Nam mở nước, người làm thuốc kể có hàng trăm nghìn nhà, nhưng hỏi đến người chép sách lập ngôn để giảng dạy cho người sau, thì hình như leo lên ngọn cây mà tìm cá vậy.
May có bậc lão túc, biệt hiệu Tuệ Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, là một vị sư cụ, nghiên cứu rộng về học thuyết âm dương, tìm hiểu sâu về bí truyền Kỳ Biển, chép ra bộ bản thảo bàng quốc âm có hơn 630 vị, lại theo kinh nghiệm đem 13 phương chữa tạp bệnh và 37 cách chữa thương hàn dịch ra thành sách, chỉ đường mở lối, dạy bảo mọi người, thật là cả một tấm lòng nhân đạo.
Sách viết xong, khắc thành bản in để ở chùa Hộ xá, huyện Giao thủy, người địa phương biết được đường hướng chữa bệnh, lên truyền đến nay, tiếng tăm vang lừng khắp nước”.
Theo lời kể của anh Dẫn thì gần đây có cả các nhà thuốc đông y lớn muốn hẹn gặp anh. Nếu đây đúng là một cuốn sách cổ, thì anh nông dân làng Thế Trạch kia, đang có trong tay một tài sản vô giá từ trên trời rơi xuống.
Nói về điều này, chị Nguyễn Thị Luật (vợ anh Dẫn) tâm sự: ” Hôm đó, tôi đi làm về nhà thì thấy chồng bảo rằng nay có người đến hỏi mua sách và trả giá 800 triệu nhưng anh không bán. Ban đầu khi nghe vậy tôi cũng thấy hơi tiếc, nhưng nghĩ lại thì chắc cuấn sách đó có gì đó đặc biệt nên người ta mới trả cao như vậy. Biết đâu về sau lại có người khác trả giá cao hơn, còn không có ai mua thì đó vẫn là món quà cưới đầy ý nghĩa kỷ niệm của anh tôi tặng.”
Tuy nhiên, theo gia đình anh Dẫn việc đó có phải sách cổ, hay giá trị thực như thế nào mà cuốn sách trên được hỏi mua với giá bạc tỷ thì vẫn còn là bí ẩn mà anh và nhiều người không thể giải thích, thậm chí là không tin.
Theo tìm hiểu, danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, ông xuất thân từ gia đình bần nông tại xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng. Năm lên 6, cha mẹ đều mất, ông được nhà sư chùa Hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa về nuôi cho ăn học. Năm lên 10, ông lại được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam đưa về cho học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa. Năm 22 tuổi ông thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa tu và huấn luyện y học cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm thuốc. Năm 45 tuổi, ông thi đình, đậu Hoàng giáp. Năm 55 tuổi, ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở Viện Thái Y, Tuệ Tĩnh đã chữa cho Tống Vương Phi (vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu nên được phong là “ại Y Thiền Sư”. Sau đó ông mất tại tỉnh Giang Nam (Trung Quốc) không rõ năm nào. Về Y học, ông đã soạn được các sách: Nam dược thần hiệu, Nam dược chính bản, Thập tam phương gia giảm, Bổ âm đơn, Nhân thân phú. Bộ “Hồng Nghĩa giác tư y thư” được chúa Trịnh mệnh danh cho là sách thuốc của Hồng Nghĩa Đường. Bộ sách này gồm 2 quyển thượng và hạ, vừa viết bằng chữ Nôm, vừa viết bằng chữ Hán, nội dung chủ yếu gồm bài phú về thuốc nam, bài phú về dược tính bằng chữ Hán, các mục về y lý chung như: Can, chi, bát quái, tạng phủ, kinh lạc… Chủ trị của các vị thuốc, bài thuốc… thập tam phương gia giảm, ba mươi bảy phương chữa thương hàn… Cả hai bộ sách đã có ảnh hưởng rất sâu rộng trong nền y học cổ truyền dân tộc Việt Nam.
Còn nữa …!
Theo_Người Đưa Tin
Nữ doanh nhân thành đạt trở thành ni sư cứu giúp người
Từng là doanh nhân thành đạt, gia đình êm ấm nhưng khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, người phụ nữ ấy bất ngờ xuống tóc xuất gia.o
Sinh ra trong một gia đình theo đạo Phật, từng là một doanh nhân thành đạt, có gia đình êm ấm, đang ở buổi hoàng kim của sự nghiệp, người phụ nữ ấy bất ngờ xuống tóc xuất gia. Đó là sư cô Thích Nữ Chúc Hiền, hiện đang trụ trì chùa Tường Quang. Hàng ngày, ngoài việc tụng kinh niệm Phật, sư cô còn bốc thuốc, chẩn bệnh, chữa trị miễn phí cho hàng trăm đồng bào nghèo đến từ nhiều nơi...
Lương y, sư cô Thích Nữ Chúc Hiền. (Ảnh Công lý)
Đoạn tuyệt danh lợi trần ai
Nằm nép mình sau những hàng cây Sala cổ thụ tỏa ngát hương ngào ngạt, bước chân vào khuôn viên chùa Tường Quang (đường Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM), chúng tôi có cảm giác như đang lạc vào giữa khu vườn cổ tích xa xưa.
Nơi đây, sư cô Thích Nữ Chúc Hiền đã có ngót 40 năm tu tập khổ hạnh, xa lánh cõi tục. Hàng ngày, sư cô lấy sách vở, Phật pháp tịnh thân, lấy sứ mệnh chữa bệnh cứu người làm niềm vui sống. Nhìn vị sư cô ấy, ít ai biết rằng bà đã từng là một vị doanh nhân thành đạt, có chồng con đề huề, nhưng lại rũ bỏ bụi trần đến với cửa Phật.
Sư cô Chúc Hiền tên thật là Nguyễn Thị Lang (SN 1936, tại TP.HCM). Thân phụ bà trước đây cũng là người đang có gia đình, thì xuống tóc xuất gia theo Phật. Đó chính là hòa thượng Thích Chánh Đạo, người sáng lập ra chùa Tường Quang vào đầu năm 1940.
Thuở bấy giờ, hàng ngày sư cô vẫn lên chùa tịnh tâm, tìm hiểu triết lý nhà Phật. Đặc biệt, ngay từ khi còn bé, sư cô Chúc Hiền đã có niềm đam mê bất tận với nền y học dân tộc. Ngoài việc nghiên cứu tìm tòi các bài thuốc bí truyền trong dân gian, sư cô còn tìm đến nền tây y hiện đại, để củng cố thêm kiến thức cho mình. Khi trở thành một thiếu nữ, bà cũng cất bước theo chồng như bao bạn bè đồng trang lứa.
Là một người thông minh, tháo vát nên bà nhanh chóng trở thành một doanh nhân thành đạt. Công việc làm ăn đang thuận buồm xuôi gió, cuộc sống gia đình vẫn êm ấm bình yên, thì bà bỗng đưa ra quyết định đoạn tuyệt với danh lợi trần ai.
Nói về quyết định bất ngờ này, sư cô Chúc Hiền bình thản cho biết: "Nhiều người cho rằng chắc tôi đã gặp phải biến cố gì to lớn lắm, nên mới xuất gia. Nhưng, tôi xuống tóc bởi cảm thấy đã đến tuổi phải giúp đời. Và, những tháng ngày bươn chải đã giúp tôi hiểu được, đâu là giá trị đáng quý nhất của một kiếp người".
Năm 1990, sư cô Chúc Hiền về làm trụ trì chùa Tường Quang, theo di nguyện của gia sư vừa viên tịch. Kể từ đây, sư cô bước vào con đường hành thiện giúp đời. Đến năm 1995, phòng khám từ thiện Tuệ Tĩnh đường của chùa Tường Quang được thành lập, sư cô trực tiếp quản lý cùng với đội ngũ y, bác sỹ, lương y... ngày đêm bốc thuốc, chẩn bệnh miễn phí cho đông đảo bệnh nhân nghèo.
Nói về cơ sở khám chữa bệnh này, sư cô Chúc Hiền cho biết: "Sinh thời, đấng trụ trì đời trước luôn mong muốn sẽ có một cơ sở khám chữa bệnh miễn phí cho bà con, nhưng vì điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nên chưa thể mở được. Khi lên thừa kế ngôi Tam bảo này, tôi đã cố gắng và quyết thực hiện di nguyện của tiên sư để lại.
Ngoài đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn luôn túc trực trong những ngày khám bệnh, chúng tôi còn liên kết với nhiều bệnh viện lớn khác trong và ngoài thành phố để được hỗ trợ nghiệp vụ, thuyên chuyển bệnh nhân khi cần thiết. Mọi người đến đây đều được khám chữa bệnh miễn phí hoàn toàn".
Cứu giúp chúng sinh
Tại phòng khám chùa Tường Quang, các bệnh nhân được điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, như thấp khớp, thần kinh, các bệnh phụ khoa... Điều đặc biệt là ở đây các bệnh nhân được điều trị kết hợp giữa Đông, Tây y, châm cứu. Phòng khám hoạt động, cấp phát thuốc vào ngày thứ Năm và Chủ nhật hàng tuần.
Tâm sự với chúng tôi, sư cô Chúc Hiền nói: "Ngày trước tỷ lệ người bệnh đến đây rất đông, thời gian gần đây do số lượng bệnh nhân được ưu tiên đi khám ở các bệnh viện bằng sổ bảo hiểm y tế nên có giảm chút ít. Tuy nhiên, vào thứ Năm và Chủ nhật hàng tuần, chúng tôi đón trung bình khoảng hơn 200 lượt người đổ về để khám bệnh. Bệnh nhân không chỉ giới hạn ở TP.HCM, mà đến từ khắp các vùng miền".
Sở dĩ, phòng khám nhận được niềm tin tưởng của người dân bởi đội ngũ y, bác sỹ ở đây đều là những người có chuyên môn, tâm huyết với nghề. Ngoài khả năng am hiểu về y học dân gian, thì sư cô còn có kiến thức sâu rộng về Tây y, và từng tốt nghiệp khóa học do trung tâm đào tạo Y học cổ truyền TP.HCM tổ chức.
Bản thân sư cô còn tự bào chế rất nhiều bài thuốc hiệu nghiệm, được đông đảo bệnh nhân sử dụng. Trong đó, đáng kể như phương thuốc tiêu độc, nó là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều dược liệu quý hiếm giúp người bệnh thải độc cơ thể một cách dễ dàng, tiêu trừ các chứng da liễu như: Ghẻ, lở, hắc lào... Bài thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi, chữa an thần, ổn định đường huyết, phụ khoa...
Sư cô Chúc Hiền nhấn mạnh: "Gọi là Đông y, nhưng nó dựa trên cơ sở khoa học của kiến thức Tây y. Tôi là người được đào tạo bài bản về kiến thức y học hiện đại nên cũng biết cách kết hợp phát huy thế mạnh của cả hai trong những bài thuốc mà mình tự bào chế ra".
Bà Cao Thị Lài (SN 1947, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) cho biết: "Tôi bị đau thấp khớp từ lâu, nhưng vì hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn không đủ điều kiện đi bệnh viện. Tình cờ trong một lần đi chùa gần nhà, tôi được mấy phật tử giới thiệu, chỉ đường tới gặp sư cô Chúc Hiền. Sau nhiều lần đến đây khám rồi lấy thuốc Đông y lẫn Tây y về uống kết hợp, đến nay bệnh tình của tôi đã thuyên giảm nhiều".
Tương tự, ông Bùi Minh Hưng (SN 1952, ngụ tỉnh Bình Dương) chia sẻ: "Do ảnh hưởng từ những vết thương thời chiến tranh để lại, mỗi khi trái gió trở trời là bệnh tình tái phát làm ho hen, và đau thấp khớp rất khó chịu.
Thấy vậy, đứa cháu nội đang làm việc ở TP.HCM chỉ tôi tới chùa Tường Quang để được khám cấp thuốc chữa bệnh miễn phí. Sau một tháng điều trị và uống thuốc của sư cô, hiện tại, tôi thấy mình rất khỏe và minh mẫn. Ân đức của sư cô Chúc Hiền thật là cao cả, không biết phải lấy gì để báo đáp".
Tại cơ sở từ thiện Tuệ Tĩnh đường của chùa Tường Quang, chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sỹ Bùi Thế Khiêm, một môn đệ, đồng thời là con trai của sư cô Chúc Hiền. Bác sỹ Khiêm cho biết: "Sư cô đã dành trọn kiến thức và tâm huyết cả đời mình để bào chế ra nhiều bài thuốc, với ý niệm cứu giúp người nghèo khó. Cơ sở của chúng tôi hoạt động bằng cái tâm của những lương y chân chính, xem tính mạng bá tánh cũng như tính mạng mình vậy. Tôi vốn được sư cô tin tưởng truyền dạy kiến thức, y thuật, nên nguyện dốc hết sức mình thực hiện tâm ý mà gia sư truyền dạy".
Ngoài việc sở hữu nhiều bài thuốc chữa bệnh thông thường, các lương y tại chùa Tường Quang còn sử dụng nguồn dược liệu chế xuất thành các loại trà hữu dụng cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật như trà nhuận gan, trà tiểu đường... "Ngày nay, bệnh nhân thường tìm đến Tây y để chữa bệnh là chính.
Nhưng, với nhiều người, thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ. Chúng tôi dựa vào các dược liệu có tính mát, giải độc như nhân trần, trâm bầu... chế xuất thành trà, phát miễn phí phục vụ người bệnh có nhu cầu", bác sỹ Khiêm cho biết thêm.
Được bộ Y tế khen thưởng Ông Nguyễn Năm, Tổ trưởng dân phố 5, phường Tân Thới Nhất (quận 12, TP.HCM) cho biết tin tức: "Tại cơ sở khám bệnh Tuệ Tĩnh của chùa Tường Quang, sư cô Chúc Hiền cùng đông đảo y, bác sỹ, chúng tăng, ni vẫn ngày đêm miệt mài với các bài thuốc, cứu chữa cho bao người nghèo khó. Gần hai mươi năm làm trưởng phòng khám, sư cô Chúc Hiền đã cấp thuốc, khám chữa bệnh cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân. Ngày 27/2/2014, nghĩa cử cao đẹp ấy của sư cô được vinh danh bằng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân", do bộ Y tế trao tặng".
Đức Vượng
Theo_Người Đưa Tin
Anh em Cảnh Sơn, Cảnh Hồng: Chỗ nào cũng có phần Hàng loạt dự án khủng kéo dài từ Bắc vào Nam, từ nước ngoài về Việt Nam cho thấy tham vọng lớn lao của anh em doanh nhân kín tiếng Nguyễn Cảnh Sơn, Nguyễn Cảnh Hồng. Điểm sơ qua cũng thấy hàng loạt tài sản khủng từ bất động sản, trung tâm thương mại, ngân hàng... Anh em kín tiếng Tháng 11 này,...