Tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel: Được và mất
Số phận tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel ở Trung Đông cũng như triển vọng của nhà nước Palestine độc lập lại một lần trở thành chủ đề thời sự tại khóa họp thường niên năm nay của Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ).
Cờ Palestine được kéo lên lần đầu tại trụ sở LHQ ngày 30.9 – Ảnh: Reuters
Ở bên ngoài trụ sở LHQ, quốc kỳ Palestine lần đầu tiên được kéo lên ngang hàng với quốc kỳ của 193 thành viên LHQ.
Video đang HOT
Trong phòng họp, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố Palestine không còn chịu ràng buộc bởi thỏa thuận đã ký kết với Israel ở thủ đô Oslo của Na Uy năm 1993.
Thỏa thuận này là nền tảng pháp lý cho toàn bộ mối quan hệ giữa Palestine và Israel kể từ đó đến nay và mở đường cho sự ra đời của chính quyền Palestine.
Thượng cờ ở trụ sở LHQ là một thắng lợi chính trị ngoại giao quan trọng của Palestine. Xưa nay, LHQ chỉ treo quốc kỳ của các thành viên chính thức còn Palestine mới chỉ được dành cho quy chế “nhà nước quan sát viên không phải là thành viên”. Việc LHQ phá lệ thể hiện sự công nhận rộng rãi dành cho nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ của người Palestine và qua đó gia tăng mạnh mẽ áp lực chính trị đối với Mỹ và Israel.
Trong khi đó, phát biểu nói trên của ông Abbas lại thể hiện nỗi thất vọng sâu sắc của Palestine về triển vọng đạt được giải pháp hòa bình cho Trung Đông và nỗi bất bình về việc phía Israel không tuân thủ nghiêm chỉnh và đầy đủ những gì đã cam kết trong thỏa thuận Oslo, đặc biệt là không những không chấm dứt mà còn tiếp tục duy trì, mở rộng và xây dựng mới khu định cư cho người Do Thái. Tuy không phải phía Palestine đơn phương hủy bỏ nhưng rõ ràng thỏa thuận Oslo đang mất dần vai trò nền tảng và định hướng cho hòa bình giữa Israel và Palestine.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Liên Hiệp Quốc sắp thượng cờ Palestine tại trụ sở ở New York
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết cho phép thượng cờ Palestine tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc, theo Reuters ngày 11.9.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết cho phép thượng cờ Palestine ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York - Ảnh: Reuters
Với 119 phiếu thuận và 8 phiếu chống, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên ngày 10.9 đã thông qua nghị quyết cho phép thượng cờ Palestine tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York với tư cách nước quan sát viên, cùng 193 lá cờ của 193 thành viên tổ chức này.
Liên Hiệp Quốc sẽ có 20 ngày để thực thi nghị quyết này. Các nhà ngoại giao Palestine hy vọng cờ nước này sẽ được treo cạnh các nước khác vào ngày 30.9 tới, đúng ngày Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Phát biểu trước báo giới sáng 10.9, Thủ tướng Palestine, ông Rami Hamdallah khẳng định: "Đây là một bước đi hướng tới việc công nhận Palestine với tư cách là nước thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc".
Mỹ và Israel là hai trong số 8 nước bỏ phiếu phản đối nghị quyết này. Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc, ông Ron Prosor đã chỉ trích Đại hội đồng khi thông qua nghị quyết này, còn Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power thì nói rằng việc cho thượng cờ Palestine ở trụ sở Liên Hiệp Quốc sẽ chẳng mang Palestine và Israel lại gần nhau chút nào.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Cao kiến đầy rủi ro Từ góc độ con người mà nói thì việc Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas từ chức Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) không có gì là khó hiểu và không gây bất ngờ. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas - Ảnh: Reuters Ông Abbas năm nay đã 80 tuổi và kể từ khi kế nhiệm nhà lãnh đạo Yasser Arafat đến nay...