Tiến triển trong quan hệ hai nước láng giềng I-ran – I-rắc
Mối quan hệ giữa I-ran và I-rắc gần đây được thúc đẩy trong các lĩnh vực. I-ran muốn mở rộng hợp tác với nước láng giềng trong bối cảnh quốc gia Hồi giáo bị Mỹ áp đặt lại các lệnh trừng phạt kinh tế. I-rắc cần sự hợp tác của I-ran trong cuộc chiến chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như trong công cuộc tái thiết đất nước còn nhiều gian nan.
Hai đoàn đại biểu I-ran và I-rắc thảo luận tại Bát-đa về hợp tác năng lượng. Ảnh IRNA
Quan hệ giữa I-rắc và I-ran đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian qua và hiện I-ran đang nổi lên như một đối tác quan trọng của I-rắc tại khu vực. Tại một diễn đàn kinh doanh ở thành phố Na-giáp của I-rắc, Bộ trưởng Ngoại giao I-ran M.Da-ríp nhấn mạnh, quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng không phải là mối quan hệ “hời hợt” mà gắn bó sâu sắc về lịch sử và văn hóa. Ông khẳng định, hai bên sẽ tiếp tục duy trì quan hệ tốt đẹp đó trong tương lai, đồng thời cho rằng, các công ty I-ran cần đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tái thiết I-rắc sau cuộc chiến chống IS. Do được chính phủ hỗ trợ cho nên các công ty I-ran được cho là có lợi thế trong việc giúp đỡ I-rắc tái thiết, trong khi việc hợp tác với các công ty phương Tây khó khăn hơn bởi chi phí bảo vệ nhân viên của những công ty này còn vượt quá việc chi trả hợp đồng tái thiết.
Cuộc chiến chống IS đã khiến nền kinh tế I-rắc bị đảo lộn. Năm 2018, Bát-đa ước tính chi phí tái thiết trong 10 năm của nước này sẽ tiêu tốn khoảng gần 100 tỷ USD. Hiện I-ran là nguồn nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai của I-rắc. Ngoài thực phẩm đóng hộp và ô-tô, mỗi ngày I-rắc còn mua 1.300 MW điện và 28 triệu m3 khí đốt từ I-ran để phục vụ các nhà máy điện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào I-ran ảnh hưởng rất lớn tới I-rắc trên các cấp độ chính trị và kinh tế, an ninh. Về kinh tế, I-rắc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi nước này được coi là “lá phổi thương mại” của I-ran với trao đổi thương mại giữa hai nước lên tới hơn 12 tỷ USD, trong đó I-rắc nhập khẩu các sản phẩm từ I-ran trị giá khoảng sáu tỷ USD, gồm hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nguyên liệu, khí thiên nhiên và điện. Hai nước đang đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD. Một phần ba thị trường I-rắc thuộc về hàng hóa I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bối cảnh Mỹ áp đặt lại các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với các thể chế tài chính, hoạt động vận chuyển hàng hóa, lĩnh vực năng lượng và các sản phẩm xăng dầu của I-ran, I-rắc đang phải chuẩn bị kế sách nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào I-ran trong lĩnh vực khí đốt và dầu mỏ. Phía Mỹ đã trao cho I-rắc thời gian để chuẩn bị và giao nộp kế hoạch này sau khi Oa-sinh-tơn quyết định miễn trừ I-rắc khỏi một phần các biện pháp trừng phạt liên quan I-ran, cụ thể trong lĩnh vực nhập khẩu điện. Lâu nay, I-rắc phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt và điện năng từ I-ran, vì vậy quốc gia vùng Vịnh quan ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ tác động tiêu cực đến nguồn cung các loại năng lượng này. Do tình trạng thiếu điện, cuộc sống của hầu hết 39 triệu người dân I-rắc đều phụ thuộc máy phát điện. Chính phủ I-rắc chỉ cấp điện sinh hoạt vài giờ đồng hồ/ngày. Việc Mỹ cho phép I-rắc tiếp tục được nhập khẩu điện từ I-ran sẽ giúp giảm gánh nặng do thiếu điện tại khu vực miền nam I-rắc.
Video đang HOT
Quan hệ giữa I-rắc và I-ran đang tiến triển vững chắc, thể hiện qua các chuyến thăm lẫn nhau giữa quan chức hai nước. I-rắc quyết tâm nâng tầm và làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương lên mọi cấp độ vì lợi ích của nhân dân hai nước láng giềng. I-ran cũng cam kết luôn ở bên I-rắc trong cuộc chiến chống khủng bố và sẽ tiếp tục hỗ trợ tái thiết quốc gia này. Tuy nhiên. trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và I-ran leo thang, I-rắc tỏ ra thận trọng nhằm duy trì mối quan hệ với cả hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao I-ran M.Da-ríp mới đây tuyên bố, Mỹ không có quyền can thiệp vào mối quan hệ láng giềng giữa I-ran và I-rắc sau khi Oa-sinh-tơn liên tục có động thái gây sức ép đối với chính quyền Bát-đa nhằm giảm quan hệ thương mại với Tê-hê-ran.
Thanh Hà
Theo NDĐT
Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt đưa quân áp sát Syria thay Mỹ chống IS
Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt triển khai thêm binh sĩ và xe tăng áp sát biên giới với Syria, tập trung dọc các khu vực do người Kurd nắm giữ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Ankara sẽ tiếp quản cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong khu vực.
Đoàn xe quân sự di chuyển trên đường phố ở tỉnh Kilis, giáp biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Tân Hoa xã.
Theo hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn xe quân sự bao gồm các tổ hợp pháo và đại bác cũng như một số lượng lớn binh sĩ và xe tăng đã đến các khu vực biên giới của tỉnh Kilis ở phía đông nam nước này.
Đoàn xe quân sự tại tỉnh Kilis, giáp biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh Tân Hoa xã
Trong khi đó, ở miền bắc Syria, lực lượng phiến quân Quân đội Syria Tự do (FSA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã được triển khai tới các khu vực gần thị trấn Manbij do người Kurd nắm giữ, hãng tin Anadolu cho biết.
Trong một cảnh quay được Anadolu phát đi, hàng chục xe tải gắn súng máy chở các chiến binh FSA đang di chuyển trong đêm.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Mỹ Donald Trump hôm 23.12 đã điện đàm và đồng ý đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ về mặt ngoại giao cũng như quân sự giữa 2 nước để ngăn chặn khoảng trống quyền lực sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Syria.
Tổng thống Erdogan trước đó cảnh báo rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự ở phía đông sông Euphrates, Syria để xóa sổ các nhóm khủng bố (dân quân người Kurd) ở đây, nhưng sau đó đã hoãn động thái này lại sau khi ông Trump bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria.
Ankara xem Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) là một chi nhánh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và EU liệt vào danh sách khủng bố.
Đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện Chiến dịch Nhành Ôliu để giành quyền kiểm soát khu vực Afrin của Syria từ lực lượng dân quân người Kurd, còn YPG kiểm soát khu vực Syria ở phía đông sông Euphrates.
Tuy nhiên, với sự rút lui của Mỹ khỏi Syria, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là sẽ tiếp quản cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria từ Mỹ. Đã có nhiều dấu hiệu chứng minh cho điều này. Sau khi điện đàm với Tổng thống Erdogan, ông Trump đã công khai tuyên bố, các nước trong khu vực, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có khả năng giải quyết ổn thỏa số khủng bố IS còn lại.
Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hôm 24.12 cũng mạnh mẽ bác bỏ những lo ngại rằng việc Mỹ rút quân sẽ cho phép IS trỗi dậy đồng thời khẳng định, cuộc chiến chống IS sẽ không bị gián đoạn hoặc dừng lại vì quyết định gây tranh cãi của ông Trump.
"Là một phần của liên minh toàn cầu nhằm đánh bại IS, chúng tôi muốn tuyên bố một lần nữa rằng chúng tôi sẽ không cho phép điều đó (IS trỗi dậy) xảy ra trên đất Syria, đất Iraq hay đất Thổ Nhĩ Kỳ", ông Kalin nói trong một cuộc họp báo.
Theo Danviet
Liên quân Mỹ phá hủy trung tâm chỉ huy của IS ở Syria Liên quân do Mỹ đứng đầu vừa phá hủy 1 nhà thờ Hồi giáo được tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng làm trung tâm chỉ huy và kiểm soát ở thị trấn Hajin, miền Đông Syria. Theo Đại tá Sean Ryan, người phát ngôn liên quân do Mỹ đứng đầu, cuộc chiến chống IS tại khu vực cuối...