Tiến tới thỏa thuận lịch sử về chống biến đổi khí hậu
Sáng 30-11, tại Thủ đô Paris, Pháp, Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 21) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm hội nghị Bourget.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Phát biểu khai mạc Hội nghị COP 21, Tổng thống Pháp Francois Hollande bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ có quyết tâm cao để cùng đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm chung tay đối phó với biến đổi khí hậu.
“Hôm nay là một ngày lịch sử khi nước Pháp đón 150 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các quốc gia trên thế giới. Chưa khi nào cơ hội lớn như hôm nay nhưng cũng chưa bao giờ chúng ta phải đứng trước những thách thức lớn thế này. Nước Pháp bày tỏ cảm ơn đến các nước trên thế giới sát cánh cùng nước Pháp trong thảm kịch khủng bố vừa qua. Tôi muốn nói đến hai thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt là khủng bố và thảm họa do biến đổi khí hậu. Chúng ta phải để cho thế hệ con cháu một thế giới không phải lo sợ khủng bố đồng thời có một môi trường sống bền vững. Năm nay chúng ta đang sống ghi nhận nhiều kỷ lục, mức nóng lên của thế giới, các thảm họa thiên tai… Chúng ta phải hành động nhân danh công lý về khí hậu” – Tổng thống Francois Hollande nhấn mạnh.
Video đang HOT
Phát biểu tại đây, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon cũng đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân các vụ khủng bố tại Paris tối 13-11 vừa qua và các vụ khủng bố mới đây tại nhiều nơi trên thế giới và tuyên bố các nhà lãnh đạo thế giới dành một phút tưởng niệm các nạn nhân bị khủng bố.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon cũng nhấn mạnh thông điệp rằng thành công tại COP 21 Paris phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới. “Người dân trên thế giới và các thế hệ sau này trông chờ vào tầm nhìn và lòng dũng cảm của các nhà lãnh đạo trên thế giới trong việc nắm lấy thời cơ lịch sử này” – Tổng Thư ký Ban Ki-Moon phát biểu.
Mục tiêu chính của COP 21 là thông qua một khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới về biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau năm 2020, gọi là Thỏa thuận Paris 2015 với sự cam kết của các nước cắt giảm lượng khí thải nhằm hạn chế tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1990. Nếu Thỏa thuận Paris 2015 được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên trong suốt hơn 20 năm đàm phán về khí hậu trong khuôn khổ Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế mới đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc với sự tham gia của tất cả các quốc gia thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn, kể cả các nước phát triển và đang phát triển.
Theo chương trình hội nghị COP 21, cùng với các bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng các nước như Anh, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản… vào đêm qua theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp cấp cao của COP 21, khẳng định với thế giới cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đã, đang và tiếp tục chủ động, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể cả ở tầm quốc gia và quốc tế.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ đánh Nhà nước Hồi giáo
Ngày 28-7 (giờ địa phương), phát biểu tại phiên họp khẩn cấp của NATO tại Brussels (Bỉ), Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố NATO bảo đảm đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) trong công cuộc chống khủng bố. Phiên họp được tổ chức theo yêu cầu của TNK.
Hôm trước đó, một quan chức quốc phòng Mỹ tháp tùng Tổng thống Obama trong chuyến công du đến Ethiopia cho biết Mỹ và TNK đã nhất trí tăng cường hợp tác quân sự để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.
Cụ thể là hai bên nhất trí lập một khu vực an ninh không bị Nhà nước Hồi giáo đe dọa và cải thiện tình hình an ninh biên giới giữa TNK-Syria. TNK sẽ ủng hộ các đối tác của Mỹ ở Syria (quân nổi dậy ôn hòa Syria) chiến đấu trên bộ. Dù vậy, vùng cấm bay theo đề nghị của TNK sẽ không được thực hiện.
Tay súng bắn tỉa người Kurd từ Syria nhìn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Ngày 27-7, Thủ tướng TNK Ahmet Davutoglu khẳng định: "Chúng tôi không muốn nhìn thấy Nhà nước Hồi giáo ở biên giới TNK". Ông khẳng định TNK có thể thay đổi cân bằng ở Syria, Iraq và trong toàn khu vực.
TNK đang tập trung tấn công hai mục tiêu. Song song với không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria, máy bay TNK cũng tấn công hậu cứ của đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở miền Bắc Iraq. Để trả đũa, PKK đã gia tăng tấn công cảnh sát TNK.
Chính sách hai mặt trận của TNK đã gây ra nhiều hoài nghi. Một số ý kiến cho rằng TNK "thừa gió bẻ măng", lợi dụng danh nghĩa chống Nhà nước Hồi giáo chứ thực chất mục đích ưu tiên là đánh PKK. Ngày 27-7, người Kurd tại Syria đã tố cáo xe tăng TNK bắn qua biên giới vào hai ngôi làng của người Kurd ở tỉnh biên giới Aleppo (Syria).
Các đồng minh của TNK hoan hô TNK đánh Nhà nước Hồi giáo nhưng dè dặt khi nói đến vấn đề PKK. Ngoại trưởng Mỹ John Kirby cho rằng TNK có quyền tự vệ đối với PKK. Còn Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trên đài truyền hình NRK (Na Uy) ghi nhận có tiến bộ trong đàm phán hòa bình giữa PKK và chính phủ TNK. Ông nói: "Quyền tự vệ phải cân xứng".
TNL
Theo_PLO
Tổng thống Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách giảm căng thẳng với Nga Ông Obama cũng hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp ngoại giao để giảm căng thẳng với Nga sau vụ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24. Reuters đưa tin, tại cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc giục người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tìm biện pháp để...