Tiến tới gửi USD phải trả phí
Giữ USD với khả năng tăng giá 3 – 5% hoặc chuyển sang VND với lãi suất tiết kiệm 6 – 7% là điều người dân và doanh nghiệp (DN) đang tính toán. Tâm lý găm giữ USD vẫn chưa giảm, nên không loại trừ việc tiến tới gửi USD phải trả phí.
Đối với người dân, mức lãi suất tiết kiệm 0% vẫn là một cú sốc bởi chưa có tiền lệ. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Tăng tốc chống đô-la hóa để bình ổn thị trường
Cuối tuần qua, lãi suất tiền gửi USD đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm từ 0,25% về 0%/năm, áp dụng từ ngày 18/12/2015. Như vậy, tính từ cuối tháng 9/2015 đến nay, lãi suất tiền gửi USD đã giảm 2 lần, từ 0,75%/năm về còn 0%/năm. Mặc dù mức giảm không lớn, song đối với người dân, mức lãi suất 0% vẫn là một cú sốc bởi chưa có tiền lệ.
Tuy nhiên, xét về bình diện vĩ mô, nhiều chuyên gia và giới ngân hàng đều cho rằng, đây là giải pháp tích cực của NHNN nhằm bình ổn thị trường ngoại hối. Điều này cũng cho thấy, lộ trình chống đô-la hóa của NHNN đang được đẩy nhanh một cách mạnh mẽ.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định: “Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất USD, tỷ giá trong nước tăng kịch trần, một phần là do tâm lý găm giữ. Vì vậy, lãi suất USD giảm còn 0% sẽ làm giảm bớt tâm lý găm giữ ngoại tệ. NHNN đang thực hiện mọi giải pháp để bình ổn tỷ giá”.
Trên thực tế, mấy ngày qua, có thời điểm, giao dịch tại một số ngân hàng bị ngưng trệ do ngân hàng không muốn bán USD với giá kịch trần (vì kịch trần vẫn thấp hơn so với giá kỳ vọng) và khách hàng cũng không ai bán USD cho ngân hàng, dù có ngân hàng niêm yết giá USD mua vào xấp xỉ giá bán ra. Sự căng thẳng này xuất hiện do tâm lý găm giữ đến từ cả phía người dân, DN lẫn ngân hàng. Do đó, việc đưa lãi suất USD về 0% là một trong những giải pháp giải tỏa tâm lý găm giữ. Tuy nhiên, lãi suất 0% vẫn là chưa đủ.
TS. Hiếu cho rằng, NHNN có thể tính tới cả việc đưa lãi suất USD xuống mức âm – tức gửi USD vào ngân hàng còn phải trả phí – điều mà nhiều nước thực hiện để hạn chế người dân găm giữ USD trong tài khoản.
Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho rằng, NHNN cần tiến thêm một bước nữa là đưa lãi suất tiền gửi của DN tại ngân hàng xuống mức âm. Theo đó, DN dự trữ ngoại tệ trong tài khoản không bán ra sẽ phải chịu trả phí cho ngân hàng thương mại.
Ồ ạt đổi “đô” sang đồng?
Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, cung – cầu thị trường ổn định và việc tỷ giá nóng đơn thuần do yếu tố tâm lý. Trên thực tế, trong 2 tháng vừa qua, Việt Nam đều xuất siêu, FDI và kiều hối đều tăng so với năm ngoái.
Video đang HOT
Còn ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank nhận định, việc lãi suất tiền gửi USD về 0% sẽ khiến người dân và DN chuyển USD sang VND để hưởng lãi suất cao và tối đa hóa lợi nhuận.
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện nay trên 7%, nếu so sánh với USD năm nay dự báo biến động 3 – 4%, thậm chí là 5%, thì gửi VND vẫn có lợi hơn USD.
Tuy nhiên, dù lãi suất tiền gửi USD với DN đã về 0%, nhưng việc chuyển đổi USD sang tiền đồng của DN không diễn ra ồ ạt. Do đó, với dân cư, việc chuyển đổi từ USD sang VND để hưởng lãi suất cao hơn là có, song có lẽ cũng sẽ không diễn ra ồ ạt bởi xu hướng tỷ giá đi lên là rất rõ ràng.
Cho đến nay, tất cả chuyên gia đều nhất trí rằng, NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn trong năm 2016. Bên cạnh đó, phải mạnh tay hơn nữa trong chống đô-la hóa, găm giữ ngoại tệ, như áp dụng lãi suất tiết kiệm USD âm với DN, giảm trạng thái ngoại hối của các ngân hàng từ /-20% hiện nay xuống còn 10%, tiến tới chấm dứt cho vay ngoại tệ, siết chặt hơn nữa thị trường chợ đen…
Trên thực tế, NHNN là người nắm rõ nhất cung – cầu USD của nền kinh tế, biết rõ nhất thị trường nóng do thiếu cung hay nóng do tâm lý. Do đó, bên cạnh đưa ra các giải pháp chặn tâm lý găm giữ, cơ quan này cũng cần bình tĩnh và linh hoạt trong điều hành dựa trên cung – cầu thật của thị trường.
TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khuyến cáo, NHNN cần tự tin vào chính sách điều hành dựa trên những số liệu của mình. “Theo tôi, vấn đề không phải là việc nên hay không nên điều chỉnh tỷ giá, mà quan trọng là cách thức truyền dẫn niềm tin vào thị trường. Đừng nghĩ linh hoạt tỷ giá hối đoái là mở rộng biên độ, bởi đấy chỉ là lý thuyết, đồng thời cũng không nên chạy theo những diễn biến “biểu diễn thời trang” của nhân dân tệ.
Tôi cho rằng, sang năm, NHNN không nên điều chỉnh tỷ giá quá 5%, bất chấp Fed có động thái gì. Bởi nếu không cẩn trọng thì tác động của việc điều chỉnh đó sẽ phá vỡ chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam”, ông Phước cảnh báo.
Theo Thùy Liên
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thảm án Bình Phước: Thoại đã tự ý chấm dứt việc phạm tội? (3)
Trong vụ thảm sát này, dư luận đang đặt vấn đề có thể xem Trần Đình Thoại thuộc trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được hay không?
Sau khi cùng Nguyễn Hải Dương đến nhà ông Lê Văn M. với mục đích thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản, nhưng không thành (do gặp trở ngại khách quan từ phía cháu của ông M. là Dư Minh V. không ra mở cửa. Hôm sau, Dương tiếp tục gọi điện rủ Trần Đình Thoại tham gia vụ án, nhưng Thoại đã từ chối với lý do, bà nội bệnh nặng ở dưới quê, phải về gấp, không đi được.
Vậy, việc từ chối tiếp tục tham gia vụ án của Thoại, có thể xem là thuộc trường hợp, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được không?
Luật sư Hồ Ngọc Diệp, Đoàn Luật sư TP.HCM.
Thực chất của việc từ chối là gì?
Theo tinh thần quy định tại Điều 19 BLHS thì, tự ý nửa chừng chấm dứt việc việc phạm tội là trường hợp người phạm tội tự mình không thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, mặc dù trên thực tế, không có bất kỳ một nguyên nhân khách quan nào tác động hay ngăn cản quá trình thực hiện tội phạm của họ.
Để xác định việc từ chối tiếp tục tham gia vụ án của Thoại có thuộc trường hợp, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định tại điều 19 BLHS hay không, trước hết cần làm rõ lý do thực sự của việc Thoại từ chối tham gia vụ án là gì?
Theo nội dung đăng tải trên một số báo thì, sở dĩ Thoại không tiếp tục tham gia vụ án cùng Dương là vì sau khi suy nghĩ lại, Thoại cảm thấy lo sợ nên đã lấy lý do bà nội bệnh nặng ở dưới quê, phải về gấp để từ chối yêu cầu của Dương.
Trần Đình Thoại và Nguyễn Hải Dương.
Như vậy, nếu kết quả điều tra đúng như nội dung thông tin trên các báo. Tức là, trên thực tế không có việc bà nội của Thoại bị bệnh, mà đây chỉ là lý do Thoại đưa ra để từ chối yêu cầu của Dương về việc tiếp tục tham gia vụ án, thì việc từ chối này là hoàn toàn xuất phát từ ý thức chủ quan của Thoại, không muốn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội nữa.
Mặc dù trên thực tế, không có bất kỳ một nguyên nhân khách quan nào tác động hay ngăn cản việc Thoại tiếp tục thực hiện tội phạm. Vì vậy, về lý thuyết, có thể xem đây là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Trái lại, nếu thực tế có việc bà nội của Thoại ở quê đang bệnh nặng và gia đình đã thông tin cho Thoại biết để về, thì đây được xem là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc Thoại không tiếp tục tham gia vụ án. Do vậy, việc từ chối này cũng không được xem là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định tại điều 19 BLHS.
Tự ý chấm dứt ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội?
Điều 17 BLHS quy định, chuẩn bị phạm tội là hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn trong quá trình thực hiện tội phạm, nhưng khác với trường hợp phạm tội chưa đạt, ở giai đoạn này, người phạm tội chưa thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
Trong vụ án này, mặc dù lý do Dương và Thoại không thực hiện được hành vi tội phạm ngay từ lần đầu tiên đến nhà ông M., là vì cháu của ông Mỹ là Dư Minh V. không nghe điện thoại của Dương, nên đã không xuống nhà mở cửa như đã giao hẹn trước đó với Dương.
Tuy nhiên, tại thời điểm các bị cáo gặp trở ngại khách quan này, cả Dương và Thoại đều chưa thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS. Và ngay trong ngày hôm sau thì Thoại đã lấy lý do bà nội ở quê bị bệnh nặng để từ chối yêu cầu của Dương.
Như vậy, mặc dù đã có một khoảng cách nhất định về mặt thời gian (một ngày) nhưng tại thời điểm này, hành vi của cả Thoại và Dương vẫn nằm trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Vì vậy, việc Thoại từ chối tham gia vụ án trong trường hợp này, được xem là hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Điều 19 BLHS quy định, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Như vậy, nếu vụ án không có những tình tiết khác liên quan đến việc cấu thành một tội phạm mới, thì với hành vi chủ động từ chối, không tiếp tục thực hiện tội phạm này, Thoại có thể sẽ được xem xét miễn trách nhiệm hình sự về các tội "giết người" và "cướp tài sản" theo quy định tại Điều 19 BLHS.
Luật sư Hồ Ngọc Diệp (Đoàn Luật sư TP.HCM)
Theo_Người Đưa Tin
Thêm một ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi Từ ngày 21-10, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi VNĐ với mức cộng thêm 0,2%/năm. Cụ thể, kỳ hạn 7 tháng là 6,5%/năm, kỳ hạn 8 tháng là 6,6%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 6,7%/năm, kỳ hạn 10 tháng là 6,7%/năm và kỳ hạn 11 tháng là 6,8%/năm. Với loại hình tiền gửi Online, thực...