Tiến tới giảm tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, đái tháo đường
Khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nhăm gop phân bao vê, chăm soc, nâng cao sưc khoe cua nhân dân va phat triên kinh tê, xa hôi cua đât nước.
Ảnh minh họa
Đó là mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 – 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cụ thể, đến năm 2025, phấn đấu 70% người trưởng thành hiểu biết về bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội của đất nước, cũng như các nguyên tắc phòng, chống các bệnh này; giam 30% tỷ lệ hut thuôc ở người trưởng thành so với năm 2015; giam tỷ lệ hut thuôc ở nhóm vị thành niên xuống còn 3,6%; giam 10% ty lê uông rươu, bia ơ mưc co hai ở người trưởng thành so với năm 2015; giam ty lê có uông rươu, bia ở nhóm vị thành niên xuống còn 20%; khống chế tỷ lệ bị tiền đái tháo đường dưới 16% ơ người 30-69 tuổi; khống chế tỷ lệ đai thao đương dưới 8% ở người 30-69 tuổi…
Xây dựng cộng đồng nâng cao sức khỏe
Để thực hiện mục tiêu của Chiến lược, cần tăng cường thực thi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về kiểm soát yếu tố nguy cơ và thúc đẩy các yếu tố tăng cường sức khỏe để phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
Bên cạnh đó, sử dụng mạng lưới thông tin truyền thông từ Trung ương tới địa phương để tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Vận động xây dựng cộng đồng nâng cao sức khỏe phù hợp với từng vùng miền và từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng trường học nâng cao sức khỏe, nơi làm việc vì sức khỏe và thành phố vì sức khỏe.
Video đang HOT
Kiểm soát yếu tố nguy cơ, tình trạng tiền bệnh
Cũng theo Quyết định, cần tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật y tế, trong đó, các cơ sở y tế dự phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (công lập và ngoài công lập) từ Trung ương đến cấp xã tổ chức các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bênh ung thư, tim mach, đai thao đương, bênh phôi tăc nghen man tinh và hen phế quản phù hợp chức năng, nhiệm vụ theo quy định; phối hợp, lồng ghép khám phát hiện bệnh không lây nhiễm trong các hoạt động khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe tại các trường học, cơ quan, xí nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý tại trạm y tế xã và cộng đồng cho người mắc bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác theo quy định, bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý, theo dõi và chăm sóc liên tục cho người bệnh.
Đồng thời, tăng cường hiệu quả hoạt động của lĩnh vực y tế dự phòng trong kiểm soát yếu tố nguy cơ và các tình trạng tiền bệnh để dự phòng các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
Hoàng Diên
Theo_Báo Chính Phủ
Nguy cơ bác sĩ "già đi", bệnh nhân "trẻ lại"
Thiếu nguồn nhân lực, kinh phí, mạng lưới phòng, chống lao (PCL) các tuyến vừa thiếu, lại thường xuyên thay đổi; nhận thức của cộng đồng về bệnh lao chưa đầy đủ... là những nguyên nhân chính khiến Việt Nam có số người mắc bệnh lao và bệnh lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu.
Khám phát hiện, chủ động phòng chống bệnh lao cho người dân xã Đông Sơn, thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội).
Chủ động tìm người bệnh Thạc sĩ Đỗ Như Chinh, Giám đốc Trung tâm phòng, chống Lao và bệnh Phổi Hà Đông (Hà Nội) cho biết: Trung tâm luôn đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Hiện đơn vị mới có 29 cán bộ, công nhân viên (thiếu gần 10 cán bộ so với định biên). Trong khi đó, trung tâm phụ trách mạng lưới PCL thuộc 14 trung tâm y tế quận, huyện, hai trại giam, một phòng khám lao và 327 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực tây -nam TP Hà Nội, với tổng số dân 2,7 triệu người. Không chỉ thiếu nguồn nhân lực, mạng lưới PCL tại tuyến xã, phường thường xuyên thay đổi.
Điều kiện, cơ sở, vật chất, trang thiết bị còn thiếu, xuống cấp; nguồn kinh phí PCL chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn...
Với quan điểm "chủ động tìm người bệnh", lấy con người là yếu tố "quyết định" mọi thành công, trung tâm đã cử hàng chục lượt cán bộ theo học các lớp đào tạo ngắn, dài hạn tại Bệnh viện Phổi T.Ư và Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG); thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về chương trình chống lao cho cán bộ y tế tuyến xã, phường. Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách, trung tâm tập trung đầu tư một số thiết bị hiện đại như máy GeneXpert, máy ly tâm, máy xét nghiệm máu tự động, máy sinh hóa tự động, áp dụng và triển khai thành công nhiều dịch vụ kỹ thuật cao trong phát hiện và điều trị bệnh lao như: Chẩn đoán nhanh lao, lao kháng thuốc bằng công nghệ gien; nuôi cấy, định danh vi khuẩn lao; chẩn đoán và điều trị các bệnh hen PQ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... Để chủ động "tìm kiếm người bệnh", bên cạnh việc khám, phát hiện người bệnh trong hệ thống của CTCLQG, trung tâm thường xuyên phối hợp các đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội như Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, các cơ sở y dược tư... tổ chức khám định kỳ tại các xã, phường, để phát hiện và điều trị sớm, tránh lây lan ra cộng đồng.
Năm 2014, mạng lưới chống lao của trung tâm đã khám, phát hiện cho hơn 36 nghìn lượt người bệnh, đạt 119% so với kế hoạch đề ra. Thu nhận điều trị cho hơn hai nghìn người bệnh lao các thể. Trung tâm còn phối hợp các điểm điều trị ARV của Bệnh viện đa khoa Hà Đông (TP Hà Nội) và một số điểm điều trị khác để khám, xét nghiệm sàng lọc cho người bệnh nhiễm HIV. Kết quả, năm 2014, trung tâm đã sàng lọc HIV cho 1.173 người bệnh lao; sàng lọc lao cho người bệnh HIV ( ) là 121 người bệnh, trong đó phát hiện được 66 người bệnh đồng nhiễm lao/HIV...
Đưa PCL vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Kết quả điều tra, khảo sát do các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam phối hợp CTCLQG thực hiện cho thấy: Tỷ lệ mắc lao ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2010 giảm khoảng 4,6%/năm; mắc lao mới giảm khoảng 2,6%/năm và tỷ lệ tử vong do lao giảm khoảng 4,4%/năm. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ CTCLQG, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao khi đứng thứ 12 trong 22 nước có số người bệnh lao cao; đồng thời đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm CTCLQG nhận định: Thực tế cho thấy, công tác PCL ở nước ta hiện đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức. Thiếu hụt nguồn nhân lực ở các cấp rất lớn, một số địa phương xảy ra tình trạng người làm công tác chống lao đang "già đi", không có người thay thế, trong khi người bệnh lao đang "trẻ lại".
Kinh phí dành cho công tác PCL hiện mới chỉ đáp ứng được một phần ba so với nhu cầu, nguồn kinh phí này chủ yếu do các tổ chức quốc tế tài trợ và đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Trong khi đó, tình trạng đồng nhiễm lao/HIV, nhất là tỷ lệ người bệnh bỏ điều trị cao là nguyên nhân làm gia tăng và khuếch đại tình hình bệnh lao kháng thuốc. Công tác truyền thông PCL tại cộng đồng chưa đủ mạnh, còn nặng về hình thức và mang tính chất thời vụ.
Vì vậy, nhiều người dân vẫn cho rằng, lao là một bệnh di truyền, điều trị không khỏi, là bệnh của người nghèo dẫn đến tình trạng xa lánh, kỳ thị...
Mơi đây, tại hội nghị đánh giá kết quả một năm thực hiện Chiến lược quốc gia PCL đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho rằng: Trong năm 2015 và những năm tiếp theo, UBND các cấp cần đưa công tác PCL thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đầu tư thích đáng về nguồn nhân lực và kinh phí. Các ban, ngành, tổ chức xã hội cần đưa PCL trở thành một nội dung sinh hoạt thường xuyên, bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp từng đối tượng cụ thể. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh lao, cung cấp kiến thức cơ bản, biện pháp phòng, chống, từng bước xóa đi sự xa lánh, kỳ thị đối với những người mắc bệnh lao tại cộng đồng. CTCLQG cần tăng cường lồng ghép với chương trình HIV; mở rộng phối hợp giữa các cơ sở y tế công và tư trong hoạt động PCL...
Năm 2014, CTCLQG phát hiện hơn 102 nghìn người bệnh lao các thể; tỷ lệ phát hiện là 111/100 nghìn dân. Số người bệnh lao phổi AFB ( ) mới phát hiện là 49.844, tỷ lệ phát hiện AFB ( ) là 54,5/100 nghìn dân.
Tỷ lệ điều trị khỏi người bệnh lao phổi AFB ( ) mới phát hiện đạt 98,9% tổng số người bệnh mới được điều trị. Ngoài ra, CTCLQG vẫn duy trì công tác chống lao tại 100% số quận, huyện, xã, phường; tỷ lệ số dân được CTCLQG tiếp cận đạt 100%. Đáng chú ý, Việt Nam hiện là một trong năm quốc gia trên thế giới điều trị lao đa kháng thuốc khỏi hơn 70% tổng số người được điều trị.
Nguồn CTCLQG
TRUNG TUYẾN
Theo_Báo Nhân Dân
Ai chữa bệnh ung thư cho PGS Văn Như Cương? 20 ngày sau khi uống thuốc của lương y Nguyễn Bá Nho (Sóc Sơn, Hà Nội), Phó Giáo sư Văn Như Cương vào Bệnh viện Vinmec kiểm tra lại. Các bác sĩ rất ngạc nhiên vì không hiểu các khối u, huyết khối tĩnh mạch cửa đã đi đâu, phép mầu nào mà tế bào gan không hoại tử nữa? Thoát hiểm kỳ...