Tiền thuê nhà từ tài sản riêng có được chia khi ly hôn?
Năm 2009, chồng tôi cho một công ty nước ngoài thuê căn nhà là tài sản riêng của anh trong thời hạn 10 năm, mỗi năm 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền đó gửi trong ngân hàng, khi ly hôn tôi có được chia?
Hỏi: Tôi và chồng kết hôn năm 2007. Trước khi kết hôn, chồng tôi có một căn nhà là tài sản riêng. Năm 2009 chồng tôi cho một công ty nước ngoài thuê căn nhà này trong thời hạn 10 năm (từ 2009 – 2019), mỗi năm 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ việc cho thuê nhà, chồng tôi đều gửi ngân hàng và không dùng đến. Nếu tôi và anh ấy ly hôn, tôi có thể yêu cầu chia đôi số tiền thuê nhà và lãi suất không?
Nguyễn Thu Sương (Biên Hòa, Đồng Nai)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Xin được giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Số tiền thuê nhà và lãi suất ngân hàng trên được xem là lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của chồng chị. Theo quy định tại điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 : “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” và điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình: “Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình”.
Như vậy, số tiền trên được xem là tài sản chung của vợ chồng do nó được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và đáp ứng các tiêu chí về tài sản chung của vợ chồng theo quy định.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Về nguyên tắc, khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:
“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.
Như vậy, khoản tiền trên theo nguyên tắc thì được chia đôi nhưng có thể chồng chị sẽ được hưởng phần nhiều hơn do đóng góp công sức nhiều hơn trong việc tạo lập, duy trì và phát triển số tài sản trên.
Luật sư Nguyễn Thị Mỹ Hiền (Đoàn Luật sư TP.HCM)
Theo phunuonline.com.vn
Làm nội trợ, khi ly hôn có được chia tài sản không?
Tôi là một phụ nữ quanh năm ở nhà lo việc nội trợ, nếu ly hôn tôi có được phân chia tài sản không?
Hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn được 15 năm. Anh ấy là nhân viên văn phòng, còn tôi ở nhà nội trợ. Hiện chúng tôi có 1 ngôi nhà chung diện tích 60m2 ở quận 6, một xe máy Honda, một tài khoản ngân hàng trị giá 60 triệu. Tất cả tài sản trên đều từ thu nhập của anh ấy. Đời sống hôn nhân không hạnh phúc, tôi và anh thường xuyên cãi nhau. Nếu chúng tôi ly hôn, tôi có được chia tài sản chung không? Tôi lo lắng vì mình không đi làm, không có thu nhập nên sẽ không được hưởng gì.
Đỗ Minh Thương (Q.6, TP. HCM)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn, tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của bạn khi đối mặt với cuộc hôn nhân không may mắn và hạnh phúc. Tôi xin đưa ra tư vấn như sau nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn:
Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố như:
- Hoàn cảnh gia đình của vợ và chồng.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn điều này như sau: "Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn".
Như vậy, việc bạn chỉ ở nhà chăm sóc gia đình, không đi làm vẫn được xem như là lao động có thu nhập tương đương với chồng bạn đi làm. Tài sản chung của hai vợ chồng vẫn được chia theo quy định tại điều 59 theo nguyên tắc chia đôi.
Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, việc chia đôi là một khả năng không cao vì khi chia có tính đến các yếu tố khác, ví dụ như công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì tài sản chung đó. Khi phân chia tài sản, tòa án sẽ xem xét các yếu tố trên để đảm bảo việc chia tài sản công bằng, khách quan.
Luật sư Trần Đăng Sĩ (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh)
Theo phunuonline.com.vn
Bố chồng cho đất, chúng tôi có dễ dàng nhận? Do được bố chồng thương, nên tết vừa rồi anh em về quê đầy đủ nên bố tôi thông báo với mọi người là sẽ cho chồng tôi một mảnh đất 50m2. Không biết nếu anh chị phản đối thì sẽ như thế nào. Hỏi: Mẹ chồng mất sớm, bố chồng rất thương vợ chồng tôi. Tết năm nay anh em về quê...