Tiền thân quán bar cháy ở Zone 9 từng có vụ nổ súng
Tiền thân của quán bar Fuse cháy ở Zone 9 là quán bar Fuse nằm trên phố Lý Thường Kiệt, do dính hàng loạt sai phạm nên quán này đã buộc phải đóng cửa.
Hình ảnh bên trong quán bar Fuse cũ.
Quán bar dính hàng loạt sai phạm
Trong vụ cháy xảy ra tại khu ăn chơi mới nổi Zone 9 (số 9A, Trần Thánh Tông, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khiến 6 người chết, nơi phát sinh lửa là quán bar Fuse khi đang tiến hành xây dựng phần mút cách âm để chuẩn bị mở quán bar. Vụ việc hiện đã được chuyển hồ sơ sang phía cơ quan điều tra để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, trước khi xây dựng ở khu giải trí Zone 9, quán Fuse nằm tại tầng 11 ở số 11 Lý Thường Kiệt. Đây là một địa điểm ăn chơi, tụ tập “khét tiếng” ở Hà Nội. Trong lần kiểm tra về tiêu chuẩn PCCC của cơ quan chức năng, địa điểm kinh doanh này đã không đầy đủ những quy chuẩn an toàn.
Vào cuối tháng 8/2012, lực lượng công an hình sự phối hợp cùng công an quận, phường tập kích bất ngờ kiểm tra, đã phát hiện gần 200 chai rượu lậu không rõ nguồn gốc, hàng loạt công nhân cũng không có hợp đồng lao động tại quán Fuse.
Đặc biệt, cũng trong tháng 8/2012, một vụ nổ súng trên phố Lý Thường Kiệt xảy do mâu thuẫn xuất phát từ trong quán bar Fuse, cơ quan chức năng đã phải huy động lực lượng tới hiện trường để đảm bảo an ninh trật tự. Trước hàng loạt sai phạm, quán bar này đã tan rã và chuẩn bị kế hoạch “lột xác” bằng việc xây mới ở Zone 9.
Video đang HOT
Sự việc cháy quán bar Fuse được đánh giá là vụ việc nghiêm trọng nhất trong năm 2013 trên địa bàn Hà Nội.
Cháy quán bar lộ lỗ hổng quản lý lao động
Liên quan vụ việc, ông Bạch Quốc Việt, trưởng phòng Vệ sinh an toàn lao động, Sở Lao động thương binh và xã hội cho hay: “Bước đầu, nguyên nhân sự việc được xác định do trong quá trình nâng cấp sửa chữa, các công nhân sử dụng thiết bị hàn cắt kim loại sơ ý để vảy hàn bắn vào các vật liệu dễ cháy khiến hỏa hoạn xảy ra”.
Vụ việc tại Zone 9 cũng được ông Việt đánh giá là nghiêm trọng nhất từ đầu năm tới nay xảy ra trên địa bàn Hà Nội có liên quan đến những sai phạm về an toàn lao động. Điều đáng chú ý hơn, theo ông Việt, cả 6 nạn nhân đã tử vong đều là những lao động tự do từ các tỉnh ngoài (Hải Dương) hoặc các huyện ven đô (Quốc Oai) lên thủ đô tìm việc. “Khi thuê những người này, chủ sử dụng lao động đã không quan tâm tới việc đào tạo cho họ những kỹ năng cơ bản về vệ sinh an toàn lao động”, trưởng phòng Bạch Quốc Việt nhấn mạnh.
“Ngay trong buổi sáng hôm nay, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh lại nguy cơ từ lao động tự do. Thời gian tới, Sở sẽ nghiên cứu để sớm đưa ra những quy định nhằm quản lý nhóm lao động này trên địa bàn thành phố”, ông Bạch Quốc Việt khẳng định.
Ông Việt cũng cho biết thêm, Sở Lao động, Thương binh và xã hội vẫn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc điều tra rõ hơn các vấn đề liên quan vụ cháy tại Zone 9. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng thống nhất hỗ trợ mỗi nạn nhân tử vong mức tiền 3 triệu đồng.
Theo Xahoi
Chưa từng cấp phép cải tạo, sửa chữa quán bar ở Zone 9
Vụ cháy xảy ra khi công nhân đang thi công cải tạo. Ngọn lửa bùng cháy rất nhanh và lớn, bao trùm toàn bộ khu vực cửa ra vào.
Hiện trường vụ cháy
Khoảng 14h20 ngày 19/11, tại khu quán bar ở tầng 1 nhà A, số 9 Trần Thánh Tông, Hà Nội đã xảy ra hỏa hoạn khiến sáu công nhân thiệt mạng, 13 người bị thương - trong đó có cả cảnh sát PCCC.
Vụ cháy xảy ra khi công nhân đang thi công cải tạo. Ngọn lửa bùng cháy rất nhanh và lớn, bao trùm toàn bộ khu vực cửa ra vào.
Lúc đó, bên trong cùng của quán bar có một nhóm công nhân chưa thoát được ra ngoài. Lực lượng chữa cháy dùng vòi rồng dập lửa. Một nhóm cán bộ chiến sĩ PCCC đeo bình dưỡng khí, mặt nạ phòng độc băng qua khói lửa lao vào bên trong để tìm kiếm các nạn nhân nhưng do khói đen, không có ánh sáng nên không thể nhìn thấy người bị nạn. Các máy cắt, búa đục được sử dụng để phá tường, trần bêtông nhằm cho khói đen thoát ra, lấy ánh sáng vào khu vực hỏa hoạn để tìm kiếm các nạn nhân.
Sau khoảng 30 phút, khi khu vực cháy bên ngoài được khống chế, lực lượng PCCC phát hiện toàn bộ số công nhân bên trong đều đã ngất xỉu. Cả chín người bị nạn được đưa ra phía ngoài và đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên đến tối cùng ngày, sáu nạn nhân đã tử vong.
Sáu người tử vong đều ở xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội; trong đó có năm người thuộc hai gia đình ở Quảng Yên, Yên Sơn, gồm hai vợ chồng anh chị Nguyễn Phú Trì (40 tuổi), Lê Thị Lan (38 tuổi), người cháu là Nguyễn Phú Hào (21 tuổi); vợ chồng nạn nhân Nguyễn Văn Chi (35 tuổi) và Nguyễn Thị Hạnh (34 tuổi). Nạn nhân thứ sáu là Phạm Công Huy (24 tuổi). Lực lượng cảnh sát PCCC cũng có tới 10 chiến sĩ được đưa vào bệnh viện cấp cứu do ngộ độc khói, trong đó có hai người bị ngất xỉu. Đến tối cùng ngày mới có bốn chiến sĩ hồi phục, được đưa về đơn vị theo dõi, điều dưỡng.
Cảnh sát chữa cháy tiếp cận khu vực quán bar bị cháy
Quan sát tại hiện trường cho thấy quán bar đang được xây dựng không có lối thoát hiểm, không đảm bảo các yêu cầu về PCCC. Có mặt tại hiện trường vụ cháy, thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi - giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội - đã chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng chống cháy nổ của cơ sở này.
Địa điểm xảy ra vụ hỏa hoạn nằm trong một khu vực được giới trẻ Hà Nội đặt tên là Zone 9, thuộc quyền sở hữu của Công ty Dược phẩm trung ương đang cho Công ty bất động sản Thành Đạt thuê, Thành Đạt lại cho Công ty TNHH nhà hàng Fuse thuê để kinh doanh.
Khu vực xảy ra hỏa hoạn ở tầng 1 đang được cải tạo, sửa chữa thành quán bar có diện tích khoảng 150m2, chỉ có một cửa ra vào rộng hơn 2m.
Khu nhà này là địa điểm giải trí thu hút giới trẻ, nằm trong khu vực có nhiều cửa hàng kinh doanh, studio, quán bar. Vào tháng 9-2013, tại khu nhà này đã xảy ra một vụ sập tường khiến một cô gái bất tỉnh và cộng đồng mạng cho rằng nạn nhân đã chết.
Trao đổi với PV, ông Lâm Anh Tuấn - phó chủ tịch UBND Q.Hai Bà Trưng - khẳng định UBND quận không cấp phép cho cải tạo tại bất cứ công trình nào thuộc tòa nhà xảy ra cháy.
Trả lời về mức độ an toàn của công trình trước khi xảy ra cháy, ông Tuấn nói: "Việc xác định tòa nhà này có phải công trình nguy hiểm hay không thì quận không có chuyên môn. Còn các đơn vị cũng chưa từng xác định đây là công trình nguy hiểm. Về quản lý trật tự xây dựng, đây là công trình nhà cũ của doanh nghiệp và đang thuộc doanh nghiệp quản lý. Vì vậy, chỉ tới khi xây dựng mới thì chúng tôi mới quản lý theo quy định về trật tự xây dựng đô thị" - ông Tuấn nói thêm.
Người thân đau đớn Đến 19h30 cùng ngày, tại hai bệnh viện Trung ương quân đội 108 và Thanh Nhàn có rất đông người thân của các nạn nhân biết hung tin đã bắt xe khách gần 100km để đến Hà Nội. Nhiều người vừa khóc vừa kêu tên người nhà. Bà Vũ Thị Hòa (56 tuổi, ở Hải Dương) là người nhà của nạn nhân Phạm Công Huy kể: "Nó vừa mới lấy vợ được hơn một tháng nay, cả hai vợ chồng đều ở trên Hà Nội để làm ăn. Vợ nó từ lúc biết tin ngất lên ngất xuống mấy lần...". Đại diện Bệnh viện 108 cho biết đơn vị đã tiếp nhận điều trị cho 10 chiến sĩ thuộc Phòng cảnh sát PCCC. Bốn chiến sĩ đã xuất viện, sáu chiến sĩ đang điều trị tại viện do bị ngạt khí độc.
Theo Xahoi
Vụ cháy khu Zone 9 khiến 6 người chết: Do sơ suất của thợ hàn Ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận HBT cho biết tai nạn xảy ra do "sơ suất của thợ hàn". Hiện trường vụ hỏa hoạn khiến 6 người chết ở khu vui chơi Zone 9 Sáng nay, trao đổi với PV, ông Khoa thông tin, từ tháng 2/2010, UBND TP.Hà Nội phê duyệt quyết định di dời Công ty...