Tiễn Táo quân, hội phụ nữ khốn khổ dọn rác
Đã 5 năm nay, cứ đến lễ cúng ông Táo, các bà, các cô ở chi hội phụ nữ cụm 3, phường Xuân La (Tây Hồ – Hà Nội) lại tất bật thu dọn rác do người dân đến hồ Tây phóng sinh xả bừa bãi trên đường ven hồ.
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ cúng ông Táo vào 23/12 (âm lịch), những phụ nữ ở cụm 3, phường Xuân La lại phân công nhau túc trực dọn, vớt rác. Chị Dương Kim Dung, một phụ nữ thuộc chi hội 3 cho biết, chi hội phân công nhau trực từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối cả 2 ngày 22 và 23/12 (âm lịch) dọc con đường ven hồ đoạn chạy qua phường Xuân La. Chị cho biết đây là hoạt động hoàn toàn tự nguyện nhằm gìn giữ, bảo vệ môi trường hồ Tây trong sạch xứng đáng với danh hiệu danh thắng quốc gia.
Nhẹ nhàng nhưng cương quyết, các chị luôn theo sát, nhắc nhở những người đến làm lễ phóng sinh không vứt, xả rác bừa bãi xuống hồ. Rác sau khi thu nhặt còn được các chị phân loại, tập trung vào một số điểm quy định chờ xe chở rác thu gom.
Được biết, Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, mặt nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hồ Tây đã và đang được làm sạch nước bằng công nghệ hiện đại, qui hoạch hệ thống cây xanh, kè hồ…, nhằm đảm bảo môi trường trong lành để nơi đây trở thành nơi nghỉ ngơi, thư giãn của người dân Thủ đô.
Trong 2 ngày 22 và 23/12 (âm lịch), khu vực hồ Tây là điểm đông người đến làm lễ phóng sinh. Các loại rác, nilon được người đến phóng sinh xả bừa bãi.
Đã 5 năm nay, chị Dung, chị Hà ở cụm 3, phường Xuân La tình nguyện thu gom rác bảo vệ môi trường hồ Tây.
Không chỉ thu gom rác, các chị còn kiên nhẫn nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường của người đến phóng sinh. Các chị kiên nhẫn đợi để thu nhận túi nilon bỏ đi từ tay của người thả cá phóng sinh.
Tuy nhiên, những đoạn khác nilon được người đến thả cá phóng sinh vứt bừa bãi ven bờ hồ.
Đa phần người dân sau khi phóng sinh vứt xả nilon, rác thải bừa bãi. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nilon là loại rác thải rất khó phân hủy.
Nhiều người còn đổ toàn bộ đồ cúng lễ gồm bát hương, chân hương… xuống hồ Tây.
Video đang HOT
Rác chất từng đống ven hồ Tây, đặc biệt những đoạn không có người tình nguyện thu gom rác.
Bờ hồ Tây đoạn giao cắt với đường Văn Cao khá đông người dân chọn làm nơi phóng sinh.
Sau khi phóng sinh, đồ thải, nilon được người dân vô tư vứt bừa bãi ven hồ.
Người đàn ông này đem toàn bộ đồ lễ ra bờ hồ Tây hóa.
Tro bụi cùng đồ lễ sau khi hóa được ném thẳng xuống mặt nước.
Những phụ nữ thuộc cụm 3, phường Xuân La luôn chân, luôn tay dọn, rửa bậc thang lên xuống hồ, nơi người dân đến phóng sinh.
Rác gần bờ được các bà, các cô vớt lên thu gom.
Cô Đỗ Thị Hường đang phân loại rác được thu gom. Cô Hường cho biết, rác đều được các cô phân loại ra 2 loại, loại tái chế được và loại không tái chế để xe rác của Cty Môi trường đô thị đến thu gom.
Xác định đây là công tác tình nguyện nhằm bảo vệ môi trường nên chị Dung, chị Hà rất vui vẻ, từ hào dù rất vất vả. Các chị chụp ảnh lưu lại hình ảnh đang thu gom rác làm kỷ niệm.
Sau mổi dịp tiễn ông Táo về trời, mặt hồ Tây lại nổi đầy rác thải các loại, chưa kể những bát hương chìm dưới nước nhiều vô kể mà mỗi dịp nạo vét hồ mới phát lộ.
Lê Anh Dũng
Theo_VietNamNet
Lão nông "gàn" chi hàng trăm triệu xây nhà máy xử lý rác cho dân
"Chướng mắt" trước cảnh rác thải ngổn ngang từ đầu làng đến cuối xóm, Minh "khùng" quyết định lấy toàn bộ số tiền hai vợ chồng tích góp, để xây nhà máy xử lý rác
Tiền nhà không đủ, ông đi vay "nóng" khắp nơi hơn nửa tỉ để hoàn thành "đứa con" của mình. Tuy chưa to, chưa hoành tráng, nhưng nhà máy của ông Minh đã giúp người dân nơi này thoát cảnh ô nhiễm.
Đi vay nóng để "ném" vào... rác
Đến thôn Châu Me (xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) hỏi thăm ông Minh "khùng" không ai là không biết. Minh "khùng" là biệt danh bà con xã Đức Phong đặt cho ông. Vì ông có việc làm "khác người", bỏ hơn nửa tỉ xây dựng nhà máy xử lý rác, giúp những con đường quanh xã Đức Phong không còn là "động rác" như ngày nào.
Ngày nào ông Minh cũng cặm cụi làm việc ở nhà máy xử lý rác.
Phải ngồi đợi hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi mới gặp được ông Trương Minh (50 tuổi, ngụ thôn Châu Me, xã Đức Phong) sau khi việc thu gom rác hoàn thành. Mồ hôi nhễ nhại, áo quần dính đầy bụi bẩn, nhưng ông vẫn hồ hởi giới thiệu với chung tôi về nhà máy xử lý rác thải của mình.
"Gọi là nhà máy cho oai chứ thật ra nó là khu phân loại, tái chế và tiêu hủy rác thải gồm: Sân phơi, lò đốt có hệ thống sấy, kho chứa phế liệu, hầm ủ và hệ thống dẫn nước thải", ông Minh vui vẻ giải thích.
Nhớ lại những ngày đầu, ông Minh kể, hồi trước, những bãi rác dân sinh ứ đọng khắp nơi, nạn rác thải tràn lan, gây ô nhiễm môi trường. Trong cac cuôc hop người dân xã Đức Phong luôn đưa vấn đề xử lý rác thải lên "bàn cân" để "mổ xẻ". Tìm đủ mọi cách, nhưng đâu lại vào đấy. Những núi rác khổng lồ ứ đọng từ năm này sang năm khác, bốc mùi nồng nặc. Không chỉ người dân mà khách lạ nơi khác đến cũng phải lắc đầu ngao ngán.
"Xã tổ chức những cuộc vận động thu gom rác đi tiêu hủy, nhưng làm được vài ngày rồi thôi. Vì người dân không biết đổ rác đi đâu, vận động thu gom rác một năm vài lần thì sao rác hết được. Thấy "chướng mắt" quá, nên tôi mới nói với người dân để tôi làm thử", ông Minh nhớ lại.
Nhà máy xử lý rác của ông Minh "khùng"
Nói là làm, lão nông Minh tự mày mò, nghiên cứu thiết kế nhà máy xử lý rác. Tháng 6/2010, ông Minh mang đơn lên huyện, trình bày kế hoạch chi tiết thu gom và tái chế rác thải, để giải quyết tình trạng ô nhiễm ở địa phương. Đồng thời ông xin hỗ trợ vốn, để biến cái ý định trong đầu thành sự thật. Nhưng, có lẽ vì thiếu kinh phí nên huyện không đồng ý.
Thất bại trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư, lão nông Minh quyết định bỏ vốn ra làm. Ông lấy 150 triệu đồng mà hai vợ chồng dành dụm chuẩn bị xây nhà để đổ vào... rác. Nhưng số tiền này vẫn chưa đủ, vậy là ông đánh liều cầm sổ đỏ đi vay ngân hàng 100 triệu đồng, rồi vay "nóng" khắp nơi thêm 150 triệu đồng. Ba tháng quần quật cùng những người thợ xây, ông Minh có được nơi chứa và xử lý rác đúng ý mình.
Thời điểm ông Minh quyết định xây nhà máy xử lý rác, vợ ông bà Nguyễn Thị Hoanh (49 tuổi) đang buôn bán ở TP.HCM để nuôi hai con học đại học. Từ TP, nhận cuộc điện thoại của mẹ chồng, bà Hoanh tá hỏa vội lên xe trở về, thì thấy trước nhà có bảng Đội thu gom rác xã Đức Phong. "Chẳng hiểu sao ông liều dữ, bỏ ra gần nửa tỉ thuê đất làm nhà máy xử lý rác. Tôi hỏi tiền đâu làm thì ổng đưa cho tôi một mớ giấy nợ. Ban đâu tôi giân ổng tim măt, con đang ăn học cần tiền, nhà thì cũ kĩ cần xây, vậy mà... Nhưng rôi hiêu tinh ổng xưa nay đa noi la lam đên nơi đên chốn, nên tôi thử "khùng" theo ổng một lần", bà Hoanh cười nói.
Ngay khanh thanh nha may, ba con trong xa đên gop vui cung gia đinh, ai ai cũng mưng rỡ. Bà Nguyễn Thị Chơn (60 tuổi, ngụ thôn Châu Me) nói: "Lúc đầu nghe thằng Minh nói sẽ xây nhà máy rác, bà con cứ nghĩ nó nói dóc, vì nhà nó có khá giả đâu. Vậy mà nó làm thiệt, dám đi vay mượn để làm nhà máy xử lý rác giúp dân".
"Bà con vui là tôi vui"
Nha may đươc đưa vao sư dung, nhưng khâu vân chuyên thu gom rac găp rât nhiêu kho khăn, vi hăng ngay phai thuê xe chuyên chơ nên rât tôn kem chi phi, trong khi sô tiên UBND xa Đưc Phong đưng ra vân đông ba con "ung hô" đê nha may co kinh phi hoat đông, môi hô gia đinh 10.000/thang, nhưng nhiêu ngươi không mây măn ma.
Ông Minh bên những bằng khen mình đạt được
"Họ cho rằng, việc xây dựng khu xử lý rác Đức Phong là do tôi tự nguyện, nên đóng phí hay không là tùy lòng hảo tâm của mọi người. Cũng có người bĩu môi, "no lam cai nha may rac đê kinh doanh, thu tiên cua ba con đê kiêm lơi, chư hơi đâu đi lam cai viêc ngươc đơi ây", ông Minh nhớ lại.
Để nhà máy vận hành, ông Minh oằn mình gánh lỗ mỗi tháng cả chục triệu đồng. Không cam tâm để "đứa con" của mình chết yểu, ông Minh chạy vạy khắp nơi để vay tiền, nhưng đên ngân hang nao cung chi nhân đươc nhưng cai lăc đâu.
Vậy là ông bàn với vợ, "bấm bụng" đi vay "nóng" 260 triệu đồng để mua xe và trang trải chi phí vận hành nhà máy. Sô tiên ấy đên bây giơ gia đinh ông chưa tra xong, hăng thang phai đong tiên lai hai triêu đông, chưa kể số tiền nợ hơn 250 triệu vay để xây nhà máy.
Mỗi tuần hai lần, chiếc xe tải bảy tấn sử dụng hết công suất thu gom rác khắp các đường làng ngõ hẻm ở Đức Phong. Vào thứ hai, thứ sáu hằng tuần, người dân Đức Phong đã quen với tiếng xe chạy chậm chậm qua những con đường, mọi người tự động đem rác ra bỏ vào xe như một thói quen. Bốn năm hoạt động, mỗi tuần nhà máy rác của ông Minh xử lý khoảng 80m3 rác. Tết, nhà máy quá tải khi phải xử lý 700-800m3 rác.
Thoạt đầu nhìn vào, chúng tôi có chút nghi ngờ vì "nhà máy" này bé quá, làm sao có thể đảm nhận nhiệm vụ xử lý hơn 20m3 rác/lần? Ông Minh lý giải, đây là nhà máy xử lý rác thải theo kiểu khép kín. Thực tế, lượng rác thải bị cho vào lò đốt là không nhiều, vì phần lớn chúng được dùng để xay nhỏ đúc gạch, bán phế liệu hay ủ phân.
Vừa nói, ông Minh vừa cho tôi xem loại phân được tái chế từ rác thải và phấn khởi bảo: "Nhà máy xử lý rác của tôi tuy còn thô sơ nhưng không đốt bao nilông, toàn bộ số bao nilông thu gom được rửa sạch để bán cho các cơ sở tái chế. Sau khi phân loại, chất thải hữu cơ được đưa vào hầm ủ kỹ đến khi phân hủy hoàn toàn. Trước khi sử dụng, thì trộn với tro được lấy từ lò đốt để bón cho mía hay các loại cây hoa màu, đỡ tốn chi phí. Đối với nước thải, cho dẫn vào hầm chứa để phục vụ việc sản xuất phân".
Tuy là "con đẻ" của một nông dân chỉ học đến lớp chín, nhưng khu xử lý rác Đức Phong lại thừa khả năng để giải quyết rác ngay cả trong mùa mưa, vì "nắng có sân phơi, mưa có lò sấy". Đây là điểm cộng cho khu xử lý rác này vì hiện nay, hầu hết các bãi chôn lấp rác thải chỉ xử lý theo kiểu "nắng đốt, mưa ủ". Vì vậy mà vào mùa mưa, rác bị "ngâm" trong nước lâu ngày nên bốc mùi hôi thối, nước bẩn lại chảy tràn lan, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
Khi được hỏi động lực nào khiến ông dám bỏ một số vốn lớn như thế để xây dựng khu xử lý rác, lão nông Trương Minh cười hiền, nói: "Từ đầu làng đến cuối xóm sạch bóng rác, bà con vui là tôi vui rồi". Cho đến nay nhà máy của ông Minh "khùng" đã được trao 17 bằng khen, giấy khen, thư khen ngợi của bộ Tài nguyên - môi trường, tỉnh, huyện, xã..., vì đã có đóng góp làm môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Nhà máy tư nhân duy nhất ở Quảng Ngãi Ông Nguyễn Đình Long, Chủ tịch UBND xã Đức Phong khẳng định: Nhà máy xử lý rác của ông Trương Minh là nhà máy tư nhân duy nhất ở Quảng Ngãi. Tuy cách phân loại và xử lý rác còn thủ công, nhưng hiệu quả mang lại là rất lớn. Hiện, chính quyền xã đứng ra thu tiền phí vệ sinh 10.000 đồng/tháng hơn 2.500 hộ dân (chiếm 55% với 5.000 hộ dân toàn xã), để nhà máy có nguồn chi phí hoạt động. Xã cũng đang vận động toàn bộ người dân tham gia, góp sức cùng ông Minh để xử lý rác tốt hơn.
Dương Kha
Theo_Người Đưa Tin
Hình ảnh khiến người khác phải giật mình về nạn vứt rác bừa bãi ở Việt Nam Rác có mặt ở khắp mọi nơi, trên đường đi làm, đường về nhà, ở vỉa hè hay cả trên mặt hồ. Những xe rác ùn ứ ngày đêm tập kết đầy đường, những người lao công "còng lưng" dọn rác sau những ngày lễ, Tết... Đó là những cảnh tượng khiến không ít người phải giật mình về nạn xả rác bừa...