Tiền tài, gái đẹp và sự sa ngã của ngôi sao chính trường “Hổ Hoa Nam”
Ở đâu Vạn Khánh Lương, Bí thư thành ủy Quảng Châu, Trung Quốc cũng tập trung vào việc xây dựng hạ tầng, gọi vốn đầu tư vì dễ tạo ra thành tích bề nổi để thăng tiến. Nhưng rồi, ngày 30/9, nhân vật mang biệt danh “ Hổ Hoa Nam” này lĩnh án tù chung thân.
Vạn Khánh Lương mỗi khi đi công tác đều bao chuyên cơ, chọn nữ tiếp viên phục vụ mình.
Sau hơn 9 tháng, phiên tòa xét xử nguyên Ủy viên T.Ư dự khuyết, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương đã khép lại. Ngày 30/9, Lương bị Tòa án thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) tuyên phạt mức án tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tịch thu toàn bộ tài sản, truy thu toàn bộ những khoản tiền đã nhận hối lộ để giao nộp quốc khố.
Phán quyết của tòa án nêu rõ, trong thời gian từ năm 2000 đến 2014, Vạn Khánh Lương đã lợi dụng các chức vụ Bí thư tỉnh đoàn Quảng Đông, Thị trưởng Yết Dương, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Yết Dương, Phó tỉnh trưởng, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư thành ủy Quảng Châu để tư lợi, trực tiếp và gián tiếp nhận tiền mặt, hiện vật của người khác tổng cộng hơn 111 triệu nhân dân tệ (388,5 tỷ đồng).
Bí quyết thăng tiến
Tờ Tân Kinh báo đưa tin, từ một trợ lý tuyên truyền ở huyện, mất 26 năm để trở thành cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, bộ, Vạn Khánh Lương thăng tiến như tên lửa. Tư duy quan lộ của Lương là ra sức xây dựng hạ tầng đô thị, triển khai các công trình lớn, thúc đẩy GDP địa phương tăng nhanh.
Sinh năm 1964 ở Quảng Đông, Lương có bằng thạc sĩ quản lý kinh tế, tiến sĩ khoa học quản lý. Là con nhà nghèo, bố mẹ ly hôn khi mới 6 tuổi, Lương chăm chỉ học tập, có khiếu văn chương, giỏi hùng biện. Tốt nghiệp trường sư phạm Gia Ứng năm 1984, Lương ở lại trường làm trợ giảng; năm 1986 được chọn làm trợ lý Ban Tuyên truyền huyện ủy Mai Huyện, chính thức bước vào quan trường; năm 1992 trở thành Phó ban.
Năm 1989, Lương về làm Phó Bí thư thị trấn ở huyện Bình Viễn, bắt đầu thực thi tư duy quan lộ bằng cách thông qua bạn bè vay của ngân hàng 200 ngàn nhân dân tệ để làm đường bê tông. Hai vị lãnh đạo thị xã quê ở đây nên con đường bê tông đã khiến Lương gây ấn tượng rất tốt với họ. Sau 2 năm, Lương được điều lên thị xã làm Trưởng ban Xây dựng văn minh tinh thần, hơn 1 năm sau được thăng cấp Phó phòng Tuyên truyền thị ủy khi mới 28 tuổi, bắt đầu lên “chuyến tàu nhanh” quan trường. Hai năm sau, Lương giữ chức Bí thư huyện ủy Tiêu Lĩnh.
Video đang HOT
Tại đây, Lương làm công trình cải tạo hai bờ sông Thạch Quật chảy qua huyện lỵ, tạo nên bộ mặt đô thị mới, gọi được hàng chục doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư, kết hợp quy hoạch đô thị với xây dựng nhà thương mại, vừa được lòng dân, vừa gây được tín nhiệm với cấp trên, dù sau khi chuyển đi, Lương để lại khoản nợ khổng lồ cho địa phương.
Năm 2000, ở tuổi 36, Lương được đề bạt Bí thư tỉnh đoàn, phá bỏ quy luật “Bí thư phải chọn từ cấp phó”. Năm 2003, Lương được điều đi Yết Dương, một thị xã quan trọng của Quảng Đông. Trong 5 năm ở đây, Lương từ Phó Bí thư nhanh chóng trở thành Thị trưởng rồi Bí thư với thành tích nổi bật là gọi được 3 tỷ nhân dân tệ đầu tư xây dựng đô thị, cải tạo hoàn toàn bộ mặt Yết Dương, tiến hành 106 hạng mục công trình, GDP của Yết Dương tăng từ 7,3% lên 22,1%. Lương được Tỉnh ủy đánh giá là “biến không thể thành có thể”.
Từ đó, quan lộ trở nên thênh thang. Năm 2008, ở tuổi 44, Lương được đề bạt Phó tỉnh trưởng, 2 năm sau làm Thị trưởng Quảng Châu, 2011 là Bí thư thành ủy, năm 2012 vào Ban thường vụ tỉnh ủy, rồi vào Trung ương tại Đại hội 18. Khi đó, Lương là Thị trưởng, Bí thư trẻ nhất của Quảng Châu từ sau cải cách mở cửa (1978) và là “6X” duy nhất trong số lãnh đạo tỉnh ủy.
Gục ngã trước tiền tài, gái đẹp
Vạn Khánh Lương từng tiết lộ bí quyết thành công là ra sức xây dựng đô thị và quan hệ tốt với doanh nghiệp. Ở đâu Lương cũng tập trung vào việc xây dựng hạ tầng, gọi vốn đầu tư vì dễ tạo ra thành tích bề nổi để thăng tiến. Nhưng chính vì chạy theo thành tích, câu kết với các chủ doanh nghiệp nên Lương “chết” bởi những đồng tiền của họ… Vụ việc của Lương bị phát hiện cuối năm 2012.
Ủy ban Kiểm tra-kỷ luật tỉnh ủy Quảng Đông khi điều tra vụ án Trần Hoằng Bình, nguyên Bí thư thị ủy Yết Dương (người kế nhiệm Lương) đã phát hiện Bình bao nuôi người tình Hứa Thu Lâm – chủ công ty xây dựng và có con với cô này.
Nhưng Lâm khai đứa bé thực ra là con của Lương; cô ta đồng thời giữ quan hệ tình ái với cả Lương và Bình mà họ không biết. Nhờ các mối quan hệ này, Lâm và chồng đã nhận thầu được 7 công trình. Tháng 4/2016, Lâm bị Tòa án tỉnh Quảng Đông tuyên phạt 6 năm tù về tội đưa hối lộ, còn chồng là Ngô Tùng Quang lĩnh án 5 năm tù.
Lương còn khét tiếng ăn chơi trác táng. Báo chí dẫn lời một quan chức công ty hàng không địa phương kể, mỗi khi đi khảo sát ngoài tỉnh đều bao nguyên chuyến bay, chở theo bộ sậu lãnh đạo chủ chốt, các bí thư, quận trưởng, cục trưởng; trước mỗi chuyến đi, công ty hàng không đều mang Ipad đến trình ảnh các nữ tiếp viên hàng không để Lương lựa chọn mỹ nhân phục vụ mình.
Lý Tuấn Phu, nguyên Cục trưởng Cục Đất đai Quảng Châu, khi bị bắt đã khai rằng, khi Phu và Lương ăn nhậu, vui chơi bao giờ cũng có các tiếp viên trẻ đẹp, ăn mặc hở hang phục vụ. Bản thân Lương sau khi bị bắt cũng thừa nhận tuần nào cũng đến các chốn ăn chơi, có khi tới 4 lần/tuần.
Ngoài dùng tiền và gái để hối lộ cho Lương, các chủ doanh nghiệp còn lợi dụng các thị hiếu khác của ông ta. Một ông chủ địa ốc biết Lương mê bóng đá đã tìm cách làm quen trên sân rồi kết làm anh em. Khi ông ta nhắm trúng khu đất vàng ở Quảng Châu thì chính quyền thành phố không đồng ý, nhưng nhờ Lương gây sức ép, ông ta đã đạt được mục đích.
Theo Thu Thủy (Tiền Phong)
Đẩy nhanh "Chiến dịch Săn cáo"
"Chiến dịch Săn cáo 2016" tuy mới chính thức được Bộ Công an phát động cách đây hơn 4 tháng (4-5), nhưng đến nay đã có nhiều đối tượng phạm tội đang lẩn trốn ở nước ngoài bị bắt và dẫn độ.
"Chiến dịch Săn cáo 2016" là sự tiếp nối của "Chiến dịch Săn cáo 2015" do Bộ Công an Trung Quốc phát động và triển khai. Và việc này sẽ được đẩy nhanh trong thời gian tới bởi Trung Quốc vừa đạt được thỏa thuận dẫn độ tội phạm với Canada, một trong những thiên đường lẩn trốn của quan tham.
Theo đó, Ottawa cho phép Bắc Kinh dẫn độ quan tham của đất nước đông dân nhất thế giới đang lẩn trốn ở quốc gia Bắc Mỹ này. Điểm được dư luận và giới chuyên môn đặc biệt quan tâm trong thỏa thuận dẫn độ chính là Canada cho phép Bắc Kinh tịch thu số tài sản phi pháp của quan tham.
Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đạt được thỏa thuận nhận lại tiền phi pháp với một quốc gia khác. Giới truyền thông coi đây là tín hiệu mạnh mẽ gửi tới những quan tham đang lẩn trốn ở nước ngoài - không còn chốn dung thân an toàn cho chúng. Bởi hiệp ước thu hồi tài sản quy định, số tài sản sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp, nếu thông tin được xác nhận. Còn trong trường hợp nguồn gốc tài sản không được xác nhận, quốc gia nắm giữ sẽ chia sẻ chúng với quốc gia còn lại, và tỷ lệ tùy thuộc vào mức độ đóng góp trong quá trình điều tra.
Lý Hoắc Bác, cựu quan chức Trung Quốc bị dẫn độ hồi tháng 5-2015.
Theo tờ South China Morning Post và tờ Legal Daily, vấn đề này được thông qua nhân chuyến thăm Canada (từ 21 đến 24-9) của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Giới chuyên môn coi đây là thỏa thuận tạo ra hành lang pháp lý hiệu quả giữa Trung Quốc và Canada trong việc tịch thu số tài sản phi pháp bị tẩu tán ra nước ngoài, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác tương tự giữa Bắc Kinh với các nước khác.
Trước đó, ông Daniel Jean, Cố vấn An ninh quốc gia của Thủ tướng Justin Trudeau vừa có chuyến công du tới Trung Quốc để thương đàm với Bắc Kinh về những thỏa thuận liên quan đến hiệp định dẫn độ song phương.
Theo giới truyền thông, việc phóng thích Kevin Garratt, công dân Canada bị buộc tội gián điệp, được coi là "món quà" Bắc Kinh tặng Thủ tướng Justin Trudeau, trước khi Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Ottawa thương đàm về hiệp định dẫn độ song phương.
Giới truyền thông cho biết, trước khi Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Ottawa, báo chí Canada tiết lộ, có nhiều nhân viên an ninh và cảnh sát Trung Quốc đã nhập cảnh vào nước này thông qua thị thực du lịch để truy lùng quan tham bỏ trốn. Và việc gia tăng các hoạt động bí mật kể trên của Trung Quốc đã làm tăng mối lo ngại của giới chức an ninh Canada và giới luật gia bảo vệ quyền của người nhập cư.
Lorne Waldman, luật sư về di trú và tị nạn ở Toronto cho biết, một số khách hàng Trung Quốc ở Canada của ông đã nhận được tin nhắn điện thoại từ các quan chức an ninh và cảnh sát Trung Quốc đe dọa họ và gia đình nếu không trở về nước. Thông tin kể trên được đưa ra sau khi Bắc Kinh và Ottawa đạt được sự nhất trí về thoả thuận dẫn độ song phương.
Theo giới truyền thông Canada, một trong những nguyên nhân khiến Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động bí mật săn lùng tội phạm bỏ trốn ở quốc gia Bắc Mỹ này bởi Ottawa chưa sẵn lòng chấp thuận cho hồi hương số quan tham và do dự trong việc thảo luận thoả thuận dẫn độ.
Theo thống kê của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, trong năm 2015, có hơn 284.000 công chức, viên chức bị kỷ luật vì dính líu tới tham nhũng, và từ đầu năm 2016 đến nay, đã có thêm 160.000 công chức, viên chức bị kỷ luật cũng bởi nguyên nhân tương tự. Giới truyền thông cho biết, kể từ năm 2014, khi phát động "Chiến dịch Săn cáo", Bộ Công an đã cử hàng chục tổ công tác đặc biệt ra nước ngoài bắt giữ nghi phạm tại Pháp, Madagascar, Thái Lan, Peru, Philippines, Ecuador, Hàn Quốc, Campuchia, Tây Ban Nha...
Hãng Reuters vừa dẫn nguồn tin từ Bộ Công an Trung Quốc cho biết, ngày 20-9, Campuchia đã trục xuất 13 người quốc tịch Đài Loan tới Trung Quốc. 13 người này bị tình nghi có liên quan tới các đường dây lừa đảo viễn thông. Cùng bị trục xuất với 13 nghi phạm người Đài Loan còn có 50 đối tượng Trung Quốc.
Theo giải thích của Bộ Công an Trung Quốc, số nghi can kể trên được dẫn độ về Trung Quốc để điều tra bởi nạn nhân của các đường dây lừa đảo đều là người sống tại đại lục. Và toàn bộ số nghi can này sẽ bị xét xử ở thành phố Nam Kinh. Bộ Công an Trung Quốc cho biết, từ tháng 11-2015, Bắc Kinh đã phối hợp với cảnh sát các nước Kenya, Lào, Malaysia, Campuchia và Indonesia triệt phá 65 đường dây lừa đảo viễn thông và bắt giữ tổng cộng 1.168 nghi can, trong đó có 347 người Đài Loan.
Và kể từ tháng 11-2015 đến nay, Campuchia đã trục xuất sang Trung Quốc tổng cộng 200 đối tượng bị tình nghi có liên quan tới các đường dây lừa đảo.
Theo Lư Tuấn Nghĩa
Cảnh sát toàn cầu
Bí ẩn biệt đội 'săn cáo' của Tập Cận Bình Ông Liu Dong - Phó giám đốc đơn vị chống tội phạm kinh tế của Bộ Công An Trung Quốc chính là người đứng đầu nhóm hơn 20 &'thợ săn' trong chiến dịch &'Săn Cáo' khét tiếng của Bắc Kinh trong cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng Chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung...