“Tiền sử thua lỗ” và con đường quan lộ của Dương Chí Dũng
Sau khi cảnh sát có quyết định khởi tố bị can đối với Dương Chí Dũng cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận mới ngỡ ngàng trước những thông tin thua lỗ từ các đơn vị mà ông Dũng đã có dịp “kinh qua”.
Ông Dương Chí Dũng sinh 5/5/1957 tại Hải Dương. Cho đến trước thời điểm bỏ trốn sang nước ngoài, ông Dũng công tác tại Cục Hàng hải Việt Nam Vinalines (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) với chức vụ cục trưởng. Ông Dũng còn là nguyên chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinalines kiêm thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp TW.
Năm 2010, ông Dũng thậm chí còn được vinh dự bầu là đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Tuy sinh ra tại Hải Dương nhưng tuổi thơ và sự nghiệp của ông Dũng gắn liền với Hải Phòng, cụ thể là với cảng biển. Trước khi lãnh đạo Vinalines, ông Dũng từng quản lý Tổng Cty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco), một đơn vị từng thua lỗ nặng nề. Nếu như trước kia, khi ông Dũng chưa về làm lãnh đạo, Vinawaco là một doanh nghiệp lớn rất có tiếng trong lĩnh vực xây lắp của ngành GTVT, thì chỉ vài năm sau khi lên nhậm chức, ông Dũng đã lèo lái Vinawaco vào thảm cảnh thua lỗ nặng nề và đứng bên bờ vực phá sản. Thế nhưng một điều lạ là con đường quan lộ của ông Dũng vẫn cứ liên tục thăng tiến. Từ tháng 8/2005, ông Dũng được chính thức bổ nhiệm tổng giám đốc Vinalinnes, cuối năm 2006, giữ chức chủ tịch HĐQT và từ tháng 7/2011, là chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines.
Video đang HOT
Như vậy cho đến tháng 2/2012, khi được chuyển sang giữ chức cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ông Dũng đã có 6 năm, 6 tháng với cương vị chủ chốt, đứng đầu Vinalines. Tính đến ngày 31/12/2011, đội tàu của Vinalines bao gồm 154 chiếc, với tổng trọng tải đạt trên 3,4 triệu tấn, chiếm khoảng 45% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia. Vinalines hiện có 16 đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó có 2 chi nhánh tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh, 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 12 đơn vị là các công ty con và công ty liên kết. Ông Dũng được biết có bằng Tiến sĩ.
Tuy nhiên kể từ khi bị để xảy ra vụ “lùm xùm” ở Vinalines, dư luận dấy lên thông tin nghi vấn bằng cấp của ông Dũng là đồ giả hoặc “học tắt” bởi năng lực thực tế đã chứng minh là rất yếu kém của ông.
Theo điều tra của Cục Cảnh sát phòng chống tham nhũng, khi chưa được Thủ tướng phê duyệt thì ngày 27/6/2007, ông Dương Chí Dũng là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự án này sau đó đã bị đội lên thành 6.489 tỉ đồng.
Tương tự, việc mua sắm ụ nổi cũng đã bị đội giá lên gấp đôi so với dự toán ban đầu. Vinalines đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập nhật dự án vào quy hoạch và dự án này cũng chưa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4805/VPCN-CN ngày 31/8/2006. Trong sự việc này, cơ quan cảnh sát điều tra xác định ông Trần Hữu Chiều, Phó tổng Giám đốc Vinalines là người đề nghị, ông Mai Xuân Phúc (Tổng Giám đốc thời điểm đó) trình, ông Dương Chí Dũng (Chủ tịch HĐQT) ký phê duyệt. Các hành vi này được xác định là làm trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, luật đầu tư, luật đấu thầu.
Ngày 18/05/2012, cảnh sát đã khởi tố, ra lệnh bắt đối với ông Dương Chí Dũng để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng ngày, Bộ GTVT cũng đã có quyết định đình chỉ công tác với ông Dũng. Tuy nhiên ông Dũng đã không có mặt tại cơ quan cũng như nhà riêng, không ai biết ông Dũng đã đi đâu. Theo nhận định của Cơ quan Cảnh sát điều tra, đây là vụ án gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước, có tính chất phức tạp, gây nhức nhối trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ Việt Nam. Một ngày sau, 19/05/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã đối với ông này.
Ngày 21/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã đề nghị truy nã quốc tế ông Dũng và được Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol đồng ý. Đến ngày 4/9/2012, cảnh sát xác nhận đã bắt được ông Dương Chí Dũng.
Theo VNN
Nông dân thua lỗ vì heo giống kém chất lượng
Hơn 2 năm nay, hàng chục hộ chăn nuôi heo ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lỗ lớn vì mua heo giống kém chất lượng từ một cơ sở cung cấp và nguy cơ gây dịch bệnh cho đàn heo trong vùng.
Suốt 17 năm nay, nghề nuôi heo đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ (ấp Tô Thủy, xã Núi Tô). Tuy nhiên, từ khi lấy nguồn heo giống từ cơ sở của bà Mao Thanh Thúy và ông Lâm Trung Quang (cùng ấp Tô Thủy), bà Lệ đã lỗ vốn hơn 300 triệu đồng do heo bị nhiễm bệnh chết non. Hiện tại, bà đã đóng cửa chuồng heo vì sợ mầm bệnh tiềm ẩn.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ không dám tiếp tục nuôi heo vì sợ lây mầm bệnh.
Theo bà Lệ, ngày 24.9.2011, bà mua 72 con heo giống của bà Thúy về nuôi. Khoảng nửa tháng sau, bà Lệ mua thêm 44 con giống. Tuy nhiên, khi nuôi được 10 ngày thì heo có dấu hiệu bỏ ăn, bà Lệ yêu cầu bà Thúy nhận heo lại nhưng bà Thúy không đồng ý.
Bà Lệ buộc phải nuôi, nhưng chỉ vài ngày sau heo chết cùng lúc 15 con. Tiếp đó, heo của bà Lệ chết thêm 71 con. Bà Lệ yêu cầu bà Thuý phải bồi thường tiền heo giống đã chết, thuốc điều trị và thức ăn đã đổ vào số heo chết. Hai người không thỏa thuận được nên bà Lệ đã kiện bà Thuý ra Tòa án Nhân dân huyện Tri Tôn.
Tương tự bà Lệ, hàng chục hộ ở xã Núi Tô mua heo giống từ trại heo của bà Thúy đều gặp tình cảnh heo bị chết. Cụ thể, gia đình bà Néang Sóc Tin bị chết 52 con, Trần Thị Bình chết 36 con, ông Nguyễn Trung Nghĩa chết 21 con, bà Nguyễn Thị Hạnh chết 14 con... nhưng đều không được bồi thường.
Ông Bùi Văn Cứng - cựu chiến binh xã Núi Tô, cùng một số hộ dân đã làm đơn đề nghị UBND xã Núi Tô dẹp bỏ trại heo vì giống không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tuy nhiên, chính quyền không giải quyết mà mới đây, cán bộ tư pháp xã cùng ban đại diện ấp Tô Thủy còn doạ "bắt bỏ tù những người khiếu nại", buộc ông Cứng và một số người khác phải ký tên cam kết... không được khiếu nại nữa (?!).
Về vấn đề này, ông Chau Soc On - Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô cho biết, trại heo của bà Thúy đã được Trạm Thú y huyện Tri Tôn cấp phép. Chức năng của địa phương chỉ kiểm tra, nhắc nhở vấn đề gây ô nhiễm môi trường, còn việc kiểm tra nguồn gốc, chất lượng heo giống là của cơ quan thú y. "Chúng tôi đã kiểm tra và chủ trại heo xuất trình đầy đủ giấy phép nên chúng tôi không có quyền yêu cầu họ đóng cửa trại heo" - Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô nói.
Theo Dân Việt
Xác bà chủ tiệm vàng treo tại cầu thang Bước vào tiệm vàng Vân Ngọc Anh trên đường Lê Văn Việt (quận 9, TP HCM), mọi người hốt hoảng khi thấy bà chủ tiệm chết trong tư thế treo cổ. Theo lời khai nhân chứng, khoảng 14h30, khi trở về nhà người thân trong tiệm vàng Ngọc Anh hoảng hốt khi phát hiện bà Nguyễn Thị Thùy Vân (58 tuổi) chết treo...