Tiến sĩ Trung Quốc đổ xô xin việc ở trường trung học
Tháng trước, tại vòng phỏng vấn cuối cùng cho vị trí giáo viên Sinh học ở một trường trung học, bốn trong bảy ứng viên có bằng tiến sĩ.
Thông tin này được Gou Xianxue, thạc sĩ từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, người cũng tham gia phỏng vấn cho vị trí giáo viên Sinh học, cho biết ngày 10/10. “Việc cạnh tranh rất khó khăn. Tôi còn nghe nói toàn bộ ứng viên nộp hồ sơ làm giáo viên Hóa học đều có bằng tiến sĩ”, Gou nói.
Theo Gou, trường học này cuối cùng đã tuyển dụng bốn người dạy Sinh học và ba trong số đó là tiến sĩ.
Sự việc nhanh chóng trở thành tin tức được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo, mạng xã hội Trung Quốc, với hơn 130 triệu lượt xem và 14.000 bình luận. “Tôi không nghĩ người có bằng cấp càng cao thì dạy càng tốt”, một người bình luận.
“Thật khó tin rằng họ xin việc vì tình yêu với công việc giảng dạy. Tôi nghĩ họ bị thu hút với mức lương mà trường đưa ra”, người dùng khác chia sẻ quan điểm.
“Các trường hàng đầu ở những thành phố lớn thường yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp cao. Tôi ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, và các trường công lập ở đây chỉ tuyển giáo viên tối thiểu có bằng cử nhân từ các đại học danh tiếng”, một người khác viết.
Một lớp học tại Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 1/9. Ảnh: Getty
Video đang HOT
Trong bối cảnh Trung Quốc cấm dạy thêm, nhiều gia sư đã xin nộp đơn xin việc trong trường học, làm tăng mức độ cạnh tranh. Việc giáo viên tiểu học và trung học tại Trung Quốc có bằng cấp cao hơn cử nhân được cho là điều bất thường.
Cuối năm ngoái, Tập đoàn trường ngoại ngữ Nam Sơn Thâm Quyến tuyển dụng 29 sinh viên tốt nghiệp từ hai đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa, hai trường hàng đầu Trung Quốc, cùng 21 người đến từ các đại học nổi tiếng khác gồm Columbia (Mỹ), London (Anh), và Hong Kong.
Giáo sư Ma Hemin, Khoa Giáo dục, Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc, đánh giá việc ngày càng nhiều trường tiểu học và trung học tuyển dụng được ứng viên có bằng cấp cao là “điều tuyệt vời”. “Đó không phải một sự lãng phí tài năng, trái lại rất hữu ích cho sự nghiệp giáo dục của đất nước chúng tôi”, ông nói.
Giáo sư Ma cho rằng, những giáo viên có bằng cấp cao nên tận dụng học vấn của mình để sáng tạo phong cách giảng dạy độc đáo, tạo niềm tin cho học sinh.
Lý giải xu hướng này, Wang Yixin, Chuyên gia tư vấn cấp cao tại Tổ chức tuyển dụng Zhaopin, cho rằng người có bằng cấp cao chọn làm việc trong trường học vì tính chất ổn định của công việc giảng dạy. “Giáo viên đã trở thành một trong 10 công việc lý tưởng cho những người trẻ tuổi. Hậu đại dịch, nhiều người xin việc dạy học để ổn định cuộc sống. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, 40% người dùng thích sự ổn định hơn là thu nhập cao”, Yixin nói.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, mùa hè này, 9,09 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp đại học, tăng gần 500.000 người so với năm 2020 và là mức cao kỷ lục từ trước đến giờ. Chưa kể, hơn 54% dân số Trung Quốc ở độ tuổi 18-22. Vào năm 2002, tỷ lệ này chỉ là 15%.
“Điều này có nghĩa chúng ta đã bước vào kỷ nguyên phổ cập giáo dục đại học. Hơn một nửa số thanh niên bạn gặp trên đường phố sẽ có bằng cấp cao hơn”, Jennifer Feng, chuyên gia nhân sự của công ty tuyển dụng hàng đầu Trung Quốc 51 job, nói. Cô cho rằng việc này dẫn đến hệ quả là giá trị tấm bằng đại học bị giảm sút.
Giờ đây, trở thành cử nhân gần như là ngưỡng đầu tiên cần vượt qua trong quá trình tìm việc. Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin rằng trong vài năm qua, sinh viên nước này bắt đầu nhận những công việc mà trước đây họ chưa từng để mắt, chẳng hạn giúp việc gia đình, công nhân dây chuyền lắp ráp trong nhà máy và công nhân tại các trang trại nuôi lợn.
Nam Quán quân Olympia duy nhất về nước: Giám đốc công ty nổi tiếng, cuộc sống hiện tại thay đổi ngoạn mục cỡ nào?
Lê Viết Hà là nam Quán quân Olympia duy nhất trở về nước ở thời điểm hiện tại.
Trong số các Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia , Lê Viết Hà là nam sinh duy nhất trở về nước tiếp tục xây dựng sự nghiệp. Anh từng theo học trường THPT chuyên Lê Khiết, trở thành chủ nhân của suất học bổng du học Úc năm thứ 7.
Sau khi nhận học bổng sang Úc, Viết Hà là người duy nhất sở hữu 2 bằng cử nhân xuất sắc tại Đại học Kỹ thuật Swinburne với ngành Công nghệ Robot và ngành Khoa học Máy tính. Sau đó, Lê Viết Hà tiếp tục học lên bậc thạc sĩ tại Đại học Deakin, Úc, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
Anh trở về nước vào tháng 12/2017, đảm nhận công việc cán bộ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư tại Mekong Capital - một công ty vốn tư nhân tập trung vào Việt Nam; tới năm 2020, anh trở thành Giám đốc điều hành tại Pizza 4P's.
Quán quân Olympia Lê Viết Hà
Hiện tại, Viết Hà vẫn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Mới đây, nam Quán quân đã có những chia sẻ trên sóng truyền hình.
Viết Hà chia sẻ về cuộc sống hiện tại cũng như công việc của mình đang bị ảnh hưởng: "Hiện tôi đang ở Sài Gòn và mọi thứ rõ ràng vô cùng khó khăn khi chúng ta đều có thể thấy trên các bản tin thời sự. Số ca nhiễm vẫn rất cao dù nó đã khá ổn định và chiến dịch tiêm chủng cũng đã nhanh và tốt hơn.
Tuy nhiên cuộc sống ở TP.HCM đang có nhiều khó khăn. Nhiều người ở công ty tôi đang phải nghỉ việc, điều đó thực sự thử thách mọi người. Nhưng tôi tin với việc tiêm chủng vaccine thì tình hình rồi sẽ ổn định trở lại thôi".
Anh chàng đang làm giám đốc cho 1 công ty nổi tiếng
Viết Hà cũng chia sẻ thêm kỉ niệm lần đầu đến Australia học tập của mình: "Về cơ bản, ấn tượng đầu tiên của tôi về nước Úc là mọi thứ nhìn rất xa nhau. Hồi ở Việt Nam, tôi ở một thị trấn nhỏ, chỉ mất khoảng 5 phút đến trường. Nhưng ở Úc tôi cần cả đi bộ lẫn xe điện gần 40 phút đến trường hàng ngày.
Điều thứ 2 là dường như mọi thứ ở đây khá đắt đỏ. Tôi còn nhớ lần mẹ đỡ đầu đưa đi chợ, tôi rất sốc khi biết 1 quả chuối có giá 2.4 AUD (khoảng gần 40.000 đồng). Mức giá quá đắt đỏ! Nhưng dù sao thì đó là những ấn tượng đầu tiên và tôi nghĩ cũng phải mất nhiều thời gian để làm quen với nhịp sống ở nước Úc. Nhưng ở Melbourne cũng có cuộc sống thú vị, cả đồ ăn ngon nữa".
Là nam Quán quân Olympia duy nhất đã trở về Việt Nam làm việc, Viết Hà lý giải lý do: "Với tôi, Viêt Nam có một thị trường kinh tế đang tăng trưởng. Tôi nghĩ Úc là một trong những nền kinh tế "cũ", với mức tăng trưởng khoảng 2%/năm, dân số không quá trẻ. Nền công nghiệp ở Úc chủ yếu là ngành công nghiệp nặng và đã được đầu tư trong thời gian dài. Còn ở Việt Nam lại có thị trường tiêu thụ thú vị và mới mẻ hơn, cũng có nhiều sự cạnh tranh hơn.
Bên cạnh đó, đồ ăn ở Melbourne cũng ngon đấy, cũng có thể tìm thấy đồ ăn Việt Nam. Nhưng nếu được nấu ở Việt Nam sẽ ngon gấp 10 lần" .
Chia sẻ thêm về mục tiêu làm việc trong những năm tới, Viết Hà cho biết: "Tôi là một phần của công ty và hiện tại chúng tôi đang có một quãng thời gian khó khăn. Khi dịch Covid-19 qua đi, chúng tôi sẽ cùng nhau xây dựng lại công ty. Sẽ thực hiện nốt những công việc đang bị đình trệ. Tôi đang thực sự hạnh phúc với vị trí công việc hiện tại của mình".
Nguồn: IFO, Đường Lên Đỉnh Olympia
Công chúa có lối sống khác biệt của Hoàng gia Anh Công chúa Beatrice tự kiếm thu nhập và không nhận trợ cấp từ chính phủ. Cô từng làm ở vị trí nhân viên bán hàng bách hóa không lương, theo SCMP. Công chúa Beatrice xứ York (sinh năm 1988) là cháu gái thứ 5 của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Cô được đặt theo tên người con út của Nữ hoàng Victoria. Hiện...