Tiến sĩ Trần Công Trục vạc.h mặ.t các “bằng chứng” của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Những tư liệu mà phía Trung Quốc gửi tới Liên hợp quốc là cố ý bóp méo sự thật để biện minh cho hành vi sử dụng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974.

Tiến sĩ Trần Công Trục vạc.h mặ.t các bằng chứng của Trung Quốc - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Ngày 9/6, Vương Dân, Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cho Chủ tịch HĐBA LHQ kèm theo cái gọi là “chứng cứ” Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc. “Chứng cứ” này bao gồm Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới…xuất hiện vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

Những tài liệu mà Trung Quốc đã trích dẫn này là có thật. Tuy nhiên, nội dung của các tài liệu này cụ thể ra sao và giá trị pháp lý của chúng như thế nào? Đó là những câu hỏi cần được phải làm sáng tỏ trên tinh thần thật sự khách quan, trung thực, cầu thị…:

Thứ nhất, xin nói về hình thức của các tư liệu này:

Tài liệu đầu tiên mà Trung Quốc thường xuyên nêu lên trong tất cả các lập luận về cái gọi là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng thừa nhận “chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa, Nam Sa”. Thực chất đây chỉ là bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho cố Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 có liên quan đến Tuyên bố quy định về chiều rộng lãnh hải 12 hải lý của CHND Trung Hoa; hoàn toàn không phải là “Công hàm” như phía Trung Quốc đã nhấn mạnh.

Các tài liệu khác như Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới…thực chất đây là những tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập…

Ngoài ra, còn có một số nội dung khác đã được trích dẫn chủ yếu là những cuộc trao đổi, phát biểu cá nhân của một số cán bộ ngoại giao trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Thứ 2, nói về nội dung của các tài liệu này:

Nội dung bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Căn cứ vào câu chữ của bức thư này thì rõ ràng không hề có một câu chữ nào đề cập đến “Tây sa”, “Nam Sa”:… “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”

Nội dung các tư liệu khác đúng như những gì mà Trung Quốc đã dẫn.

Tiến sĩ Trần Công Trục vạc.h mặ.t các bằng chứng của Trung Quốc - Hình 2

Lá thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi người đồng cấp Chu Ân Lai năm 1988 không phải “Công hàm” như Trung Quốc suy diễn, và cũng không có câu chữ nào đề cập đến cái gọi là “Tây Sa”, “Nam Sa”.

Thứ 3, nói về hoàn cảnh ra đời của những tài liệu này:

Xin lưu ý rằng tất cả các tài liệu nêu trên đều xuất hiện vào thời điểm trước những năm 70 của thế kỷ trước. Đó là thời điểm mà tình hình trong nước và quốc tế về chính trị, ngoại giao, pháp lý… mang những nét đặc thù liên quan rất lớn đến giá trị pháp lý của các tư liệu nói trên, cụ thể là:

Đất nước tạm thời chia làm 2 miền với 2 chủ thể bình đẳng trong quan hệ quốc tế, có trách nhiệm quản lý lãnh thổ ở 2 niềm Nam, Bắc, được phân chia bởi vỹ tuyến 17 theo quy định của Hiệp định Geneve 1954.

Sau một thời gian dài, cả dân tộc Việt Nam, bất kể già trẻ trai gái, không phân biệt quan điểm chính trị, thành phần giai cấp…đều dốc lòng, dốc sức cho cuộc kháng chiến chông ngoại xâm, giành quyền độc lập, tự do, hạnh phúc…bằng nhiều phương thức có lợi nhất cho công cuộc kháng chiến cứu quốc, chống giặc ngoại xâm…Trong hoàn cảnh đó, sau khi hòa bình được lập lại, biết bao khó khăn bộn bề mà cả chính thể 2 miền Nam Bắc đều phải tập trung ưu tiên giải quyết… Cũng cần phải nói một cách thẳng thắn rằng những nội dung liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cả trên thực địa và trên mặt trân đấu tranh ngoại giao pháp lý, cũng còn nhiều bất cập, thậm chí còn có những sơ suất, sai sót…Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng điều này không phải xuất phát từ ý thức, mà chủ yếu là từ thực lực, nhận thức, hiểu biết…do thiếu thông tin hoặc thông tin không được cập nhật và tập trung.

Ngoài ra, có vấn đề không thể không đề cập đến khi nghiên cứu, đán.h giá những nôi dung nói trên; đó là những chủ trương, chính sách của các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc trong khu vực và quốc tế, trước những thay đổi về địa-chính trị, địa- chiến lược, địa-kinh tế…trong khu vực có liên quan đến vị trí, vai trò của 2 quần đảo này giữa Biển Đông. Trong đó không thể không nói đến tư duy ý thức hệ được hình thành và liên kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh…

Xuất phát từ bối cảnh chính trị đó, sự xuất hiện các tài liệu nói trên, thậm chí có cả những hành động không làm tròn được sứ mệnh bảo vệ, quản lý trên thực tế quần đảo Hoàng Sa và một số đảo trong quần đảo Trường Sa cũng là điều có thể lý giải được…

Thứ 4, những tài liệu Trung Quốc dẫn ra hoàn toàn không có giá trị pháp lý

Dưới ánh sáng của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ và theo cách nhìn nhận đán.h giá của giới luật gia, luật sư, chúng ta hãy xem xét giá trị pháp lý của các tư liệu này: Có phải đó là bằng chứng có giá trị pháp lý chứng minh rằng Nhà nước Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hay nói một cách khác, các tài liệu này có phải là những bằng chứng chứng minh rằng Nhà nược Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền của mình đối Hoàng Sa, Trường Sa hay không? Câu trả lời là không. Vì sao?

Phải khẳng định rằng, cho dù nội dung của các tư liệu nói trên có nói đến “Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc” thì chúng cũng chỉ là những tư liệu vô giá trị pháp lý trước ánh sáng của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, bởi vì:

Chúng chỉ là những tư liệu, những phát biểu cá nhân, không phải là những văn bản quy phạm pháp luật được phê chuẩn bởi Cơ quan quyền lực nhà nước, hoặc bởi những tổ chức, cá nhân được ủy quyền đại diện hợp pháp cho Cơ quan quyền lực đó.

Vào thời điểm đó, đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, quản lý lãnh thổ đối với 2 quần đảo này theo quy định của Hiệp định Geneve là chính quyền miền Nam Việt Nam, lúc đầu là Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, kế đến là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Công Trục vạc.h mặ.t các bằng chứng của Trung Quốc - Hình 3

Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho dân tộc Việt Nam tiếp quản chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ Cộng hòa Pháp chờ ngày tổng tuyển cử hòa bình theo Hiệp định Geneva 1954.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trách nhiệm nghĩa vụ pháp lý trong việc bảo vệ quản lý vùng lãnh thổ ở phía Nam vỹ tuyến 17. Đó là một thực tế pháp lý rõ ràng, không thể chối cãi được, cho dù về mặt chính trị, tư tưởng, quan hệ ngoại giao, có thể có lúc, có nơi, chính thể Việt Nam Cộng hòa đã bị lên án, phủ nhận…Nhưng đó lại là chuyện khác, chuyện chính trị, ý thức hệ, lập trường giai cấp. Mà chuyện chính trị, tư tưởng, ý thức hệ không có giá trị phủ nhận, chối bỏ những quy định pháp lý trong quan hệ quốc tế.

Video đang HOT

Trong thực tế, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.

Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Và để chứng minh vai trò của Chính quyền miền Nam với tư cách là đại diện hợp pháp cho Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, quản lý chủ quyền, lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như thế nào, chúng tôi xin trích dẫn các sự kiện quan trọng và có ý nghĩa say đây:

Trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp, nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chông lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Theo Hiệp định ngày 8 tháng 3 năm 1949, Pháp dựng nên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu; tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông , trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1949, Tổ chức khí tượng thế giới (OMM: Organisation Mondiale de Meteorologie) đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.

Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Pháp ký với cựu hoàng Bảo Đại Hiệp định Hạ Long, trao trả độc lập cho chính phủ Bảo Đại, tháng 4, Hoàng thân Bửu Lộc, tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Ngày 14 tháng 10 năm 1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.

Từ 5 tháng 9 đến 8 tháng 9 năm 1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng, ngày 5 tháng 9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung : Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam .

Ngày 7 tháng 9 năm 1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt nam: “et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nó droits sur les iles de Spratley et de Paracel qui de tout temps ont fait partie du Vietnam”. Không một đại biểu nào trong Hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 8 tháng 9 năm 1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly”(khoản f).

Tháng 4 năm 1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Công hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quàn đảo Hoàng Sa của Việt nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.

Ngày 22 tháng 8 năm 1956, Tàu HQ04 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã ra quần đảo Trường Sa cắm bia chủ quyền, dựng cờ, bảo vê quần đảo trước hành động xâm chiếm trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam của Đài Loan và Philippines.

Ngày 20 tháng 10 năm 1956, bằng Sắc lệnh 143/VN Việt Nam Cộng hòa đã đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

Năm 1960, Việt Nam Cộng hòa đã có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thược, cán bộ hành chính hạng 1 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, giữ chức Phái viên hành chính Hoàng Sa; ngày 27 tháng 6 năm 1961, bổ nhiệm ông Hoàng Yêm giữ chức Phái viên hành chính Hoàng Sa.

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, VNCH sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam. Ngày 11 tháng 4 năm 1967, VNCH ban hành Nghị định 809 -NĐ-DUHC cử ông Trần Chuân giữ chức phái viên hành chính xã Định Hải (Hoàng Sa), quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 21 tháng 10 năm 1969, bằng Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26 của Thủ tướng VNCH sáp nhập xã Định Hải ( quần đảo Hoàng Sa) vào xã Hòa Long quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.

Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc và Philippines tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối: Ngày 24 tháng 5 và ngày 8 tháng 6 năm 1956, Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định 420-BNV-HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Từ 17 tháng 01 đến 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đán.h chiêm nhóm phía Tây, quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sỹ đã anh dũng hy sinh, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không cản phá được hành động xâm lược của Trung Quốc. Tuy nhiên trên mặt trận ngoai giao Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liện Hợp Quốc và công đồng quốc tế: Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã ra Tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiên này:

Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.

Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.

Ngày 01 tháng 02 năm 1974, Việt Nam Cộng hòa tăng cường lực lượng đóng giữ, bảo vệ quần đảo Trường Sa trong tình hình Trung Quốc tăng cường sức mạnh tiến hành xâm chiếm lãnh thổ mà theo nhận định ủa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Trung cộng sẽ đán.h Trường Sa và xâm chiếm bằng vũ lực giống như Hoàng Sa, có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ”.

Ngày 02 tháng 7 năm 1974, tại Hội nghị luật biển lần thứ 3 của LHQ tại Caracas, đại biểu Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng t.ố cá.o Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam , chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này là không tranh chấp và không thể chuyển nhượng.

Ngày 14 tháng 02 năm 1975, VNCH công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Ngày 05 tháng 04 năm 1975, Lực lượng Hải quân quân giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam đã triển khai kế hoạch tiếp quản quần đảo Trường Sa .

Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam dưới sự lãnh đao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa .

Ngày 05 tháng 06 năm 1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thông nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Từ những sự kiện nói trên, chúng ta khẳng định rằng tất cả những tư liệu mà phía Trung Quốc đã viện dẫn là cố ý bóp méo sự thật để biện minh cho những hành vi sử dụng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 trở về trước, rồi tiếp đến là xâm lược một số bãi cạn ở phỉa Tây Bắc quần đảo Trường Sa năm 1988, và hiện nay đang triển khai một cuộc xâm lăng kiểu mới, một cuộc “xâm lược mềm”…với việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong hơn một tháng nay, là uổng công vô ích, không thể thuyết phục được ai.

Điều đó càng làm cho dư luận quốc tế, kể cả đa số người Trung Quốc, hiểu rõ hơn bản chất xâm lược, bất chấp luật pháp quốc tế, đe họa đến hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, đ.e dọ.a an ninh an toàn hàng hải, hàng không quốc tế…của một số thế lực theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tồn tại ở Trung Quốc.

Theo Giáo Dục

Trốn tránh giải pháp ngoại giao, TQ biến căng thẳng thành xung đột?

Trung Quốc ngày càng hung hăng, quyết liệt và lảng tránh các biện pháp ngoại giao, có thể khiến căng thẳng trở thành xung đột trên Biển Đông.

Bài viết của ông Abraham M. Denmark - Phó Giám đốc về Các vấn đề Chính trị và An ninh tại Văn phòng Quốc gia về Nghiên cứu châu Á về những hậu quả khôn lường do những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết được chúng tôi lược dịch:

Trung Quốc duy trì chiến lược căng thẳng trên Biển Đông

Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược khá khôn khéo nhằm đạt được mục tiêu củng cố quyền kiểm soát của nước này đối với Biển Đông. Mặc dù tỏ ra quyết liệt, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn khẳng định chính sách của nước này là kiềm chế và chỉ hành động vì mục tiêu tự vệ.

Chính sách ngoại giao đang khiến Trung Quốc rối tung

Bắc Kinh luôn "rêu rao" rằng những gì Trung Quốc thể hiện chỉ là sự "phản ứng" lại các vụ tấ.n côn.g và biến cố do các quốc gia đối thủ của nước này gây nên. Thế nhưng trên thực tế, hành động của Trung Quốc lại luôn làm leo thang căng thẳng và rõ ràng nước này đã sử dụng sức mạnh áp đảo của mình để áp đặt chủ quyền tại các vùng tranh chấp.

Có thể gọi chính sách hiện nay của Trung Quốc là "Quyết liệt mang tính phản kháng" theo đó Bắc Kinh luôn coi những hành động của mình chỉ mang tính chất tự vệ và chính các quốc gia tranh chấp với nước này mới là những "kẻ gây rối".

Trốn tránh giải pháp ngoại giao, TQ biến căng thẳng thành xung đột? - Hình 1

Tàu Trung Quốc quấy rối các tàu Việt Nam thực thi nhiệm vụ ở khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép Hải Dương 981.

Trung Quốc mặc nhiên coi rằng các quốc gia đối thủ đang xâm phạm "chủ quyền quốc gia" của nước này và Bắc Kinh hành động để đối phó lại.

Một học giả Trung Quốc còn tuyên bố: "Đây là lãnh thổ của chúng tôi và chúng tôi có quyền sử dụng bất kì biện pháp nào cần thiết, kể cả vũ lực, để khiến họ (các quốc gia đối thủ) phải rời bỏ".

Các chiến thuật mà nước này đang sử dụng - như quấy nhiễu, đâ.m chìm tàu cá và tàu cảnh sát biển mà không bắ.n một phát sún.g nào - được thực hiện nhằm khiến căng thẳng vẫn ở mức độ vừa phải và chưa thể tiến tới một cuộc xung đột. Thậm chí Bắc Kinh còn ra sức "tô vẽ" những hành động hiếu chiến của mình là hành động tự vệ và chính các quốc gia khác là bên có lỗi.

Ngay sau khi các tàu Trung Quốc chủ ý đâ.m chìm một tàu cá Việt Nam, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam "dừng ngay các hành động phá hoại".

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các quốc gia không nên đán.h giá thấp quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Như vậy, Bắc Kinh gửi một thông điệp rất rõ ràng: Các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc nên hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và các nước này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phản kháng lại Trung Quốc và dẫn tới xung đột.

Với thông điệp này, Bắc Kinh cho thấy bộ mặt lưu manh của mình khi quấy nhiễu các nước khác và chờ các nước khác sập bẫy để có thể có các hành động leo thang.

Biển Đông từ đối sách ngoại giao rắn của Trung Quốc

Thế khó của Việt Nam và Philippines khi TQ lảng tránh các biện pháp ngoại giao

Việt Nam và Philippines đang ở thế khó khăn trong cách ứng xử với Trung Quốc. Việc Trung Quốc có vị thế kinh tế và địa chính trị quan trọng đồng thời có năng lực quân sự vượt trội khiến hai nước phải duy trì mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh. Tuy nhiên, hai quốc gia Đông Nam Á cũng coi chủ quyền lãnh thổ là vấn đề không thể nhân nhượng và do đó sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Một chủ đề khiến Philippines và Việt Nam lo ngại là những gì đã xảy ra tại bán đảo Crimea. Hai nước nhận thấy "hình bóng" của mình ở Ukraine - một quốc gia nhỏ bé bị rối loạn trong cuộc tranh chấp chủ quyền với người láng giềng có sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội.

Việc Nga can thiệp và sau đó sát nhập bán đảo Crimea dường như là một ví dụ đối với các quốc gia Đông Nam Á rằng sự lệ thuộc về kinh tế và yếu ớt về quân sự sẽ dẫn tới các nguy cơ về địa chính trị và ngay trong thế kỷ 21 này, vấn đề toàn vẹ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia chưa thể là điều "bất khả xâm phạm".

Các quốc gia Đông Nam Á lo ngại rằng Nga đã tạo một tiề.n lệ để Trung Quốc có thể "noi theo": sử dụng vũ lực để chiếm các vùng lãnh thổ tranh chấp. Để đối phó với nguy cơ đó, các quốc gia này đang tìm cách chuyển hướng nền kinh tế nhằm giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc đồng thời xây dựng năng lực quân sự để giảm lợi thế áp đảo của Trung Quốc.

Trốn tránh giải pháp ngoại giao, TQ biến căng thẳng thành xung đột? - Hình 2

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam kiên trì thực thi nhiệm vụ.

Việt Nam trong những năm vừa qua đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, máy bay hàng hải của Canada và tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan.

Trong khi đó Philippines vừa tuyên bố các kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng và mua 3 tàu tuần duyên lớp Hamilton cũ từ Lực lượng canh gác bờ biển Mỹ và 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc.

Ngoài ra, cả hai nước cùng tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh. Tất cả các động thái kể trên cho thấy Việt Nam và Philippines sẽ không "khoanh tay" nhìn Trung Quốc từng bước xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ của mình.

Do thua kém Trung Quốc nhiều mặt, Việt Nam và Philippines sẽ phải bám vào các biện pháp ngoại giao hoặc pháp lý để đấu tranh chống lại sự xâm chiếm của nước này. Tuy nhiên, các biện pháp ngoại giao vẫn khá bế tắc trong tình hình hiện nay.

Philippines đã đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế nhưng Trung Quốc từ chối tham gia cuộc chiến pháp lý này.

Ngoài ra, Việt Nam và Philippines cũng đã thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tăng sức mạnh trong các cuộc thương lượng với Bắc Kinh về một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu đã tỏ thái độ trây ì không chịu thúc đẩy việc xây dựng COC.

Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông để ép Mỹ vào thế đối đầu?

Nguy cơ xung đột ngày càng cao

Có vẻ hòa bình và ổn định ở Biển Đông đang đứng trước một tương lai mù mịt. Trong các cuộc tranh chấp hiện nay, không bên nào có dấu hiệu lùi bước hay nhân nhượng và nguy cơ xung đột trong tương lai là rất cao.

Đặc biệt, Trung Quốc có quan điểm rất nguy hiểm về các cuộc tranh chấp. Nước này nhất định không nhân nhượng, tiếp tục dựa vào leo thang căng thẳng và theo đuổi mục tiêu thay đổi hiện trạng (bất kể điều đó tốn bao nhiêu thời gian). Chiến lược này của Trung Quốc rõ ràng sẽ dẫn tới không khí căng thẳng triền miên trên Biển Đông.

Điều đáng lo ngại nhất là sự tự tin của Trung Quốc khi làm leo thang tình hình. Có vẻ Bắc Kinh coi leo thang căng thẳng là một công cụ để giành quyền kiểm soát tuyệt đối. Các chiến lược gia và các nhà làm chính sách Trung Quốc vẫn còn khá "non nớt" về vấn đề địa chính trị giữa các cường quốc và vẫn chưa rút ra bài học từ cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Bài học đó là: leo thang căng thẳng là công cụ nguy hiểm, đối thủ có thể đáp trả theo những cách thức không thể lường trước được và căng thẳng có thể nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Một vấn đề trước mắt là Trung Quốc sẽ phản ứng nếu Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc. Bắc Kinh chắc chắn sẽ phản ứng và sẽ tìm cách trừng phạt Manila đồng thời củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Biển Đông: Trung Quốc hung hăng, Mỹ càng "chọc tức"

Một trong những biện pháp Trung Quốc có thể sẽ thực hiện là bắt giữ các ngư dân Philippines đán.h bắt trong vùng biển mà Bắc Kinh tự coi là "chủ quyền quốc gia" của mình.

Một kịch bản có nguy cơ cao hơn và khiêu khích hơn là Trung Quốc sẽ tìm cách "hất" các lực lượng Philippines ra khỏi Bãi Cỏ Mây. Tàu Trung Quốc đã liên tục quấy rối tàu Philippines cung cấp nhu yếu cho các thủy thủ của nước này ở đây và có thể Bắc Kinh sẽ "siết chặt vòng vây" đối với con tàu hải quân mà Manila đang đóng chốt ở đây để buộc các thủy thủ Philippines phải từ bỏ. Khi đó, rất có khả năng sún.g sẽ nổ, tàu sẽ bị chìm và có tổn thất về người.

Với lập trường "ngoan cố", có lẽ Trung Quốc sẽ không lùi bước. Bắc Kinh đã coi vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn dùng vấn đề Biển Đông để đán.h lạc hướng dư luận nước này về các vấn đề nội bộ. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ giảm mạnh trong những năm sắp tới, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn sử dụng các biến cố như căng thẳng Biển Đông để khuấy động tinh thần yêu nước và tăng cường sự ủng hộ của dư luận đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực với Philippines - bất kể vì lí do tự vệ hay phản ứng - có thể Mỹ sẽ bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng này, chắc chắn về mặt ngoại giao và có thể cả quân sự. Nếu bị lôi kéo vào cuộc xung đột đó, khả năng cao là Mỹ sẽ không lùi bước do uy tín của Mỹ đang bị lung lay nghiêm trọng sau khi Washington quyết định không can thiệp vào Ukraine hay Syria. Mặc dù Mỹ chắc chắn sẽ cố gắng làm giảm căng thẳng và ngăn chặn các quốc gia sử dụng vũ lực, Washington cũng nhất định sẽ thể hiện ý chí và quyết tâm đối đầu với những hành động thù địch (từ Trung Quốc) cũng như trấn an các đồng minh.

Hung hăng, Trung Quốc tự phá hình ảnh "trỗi dậy hòa bình"

Mỹ không phải là một bên tham gia tranh chấp ở Biển Đông nhưng nước này có lợi ích lớn trong việc đảm bảo các cuộc tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình. Xung đột trên Biển Đông sẽ là thảm họa đối với thương mại trong khu vực và mối quan hệ Mỹ - Trung và cả hai vấn đề này đều có vai trò quan trọng đối với Mỹ.

Mỹ có thể khiến Trung Quốc phải "dè chừng" với những hành động khiêu khích của mình bằng cách cho Bắc Kinh thấy cái giá phải trả cho những hành động đó. Cụ thể, Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia đối thủ của Trung Quốc, giúp các nước này củng cố năng lực quốc phòng và thúc đẩy các hoạt động huấn luyện và diễn tập quân sự chung. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, Quân đội Mỹ sẽ tăng số cuộc tập trận, diễn tập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên 130 cuộc mỗi năm. Số lần viếng thăm các cảng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cũng sẽ tăng lên 700 cuộc hàng năm.

Sự kiện Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung sắp tới sẽ là cơ hội cho Bắc Kinh và Washington đề cập trực tiếp về vấn đề tranh chấp chủ quyền và những nguy cơ có thể xảy ra để hai bên tìm ra giải pháp ngăn chặn khủng hoảng.

Việc Trung Quốc và các quốc gia đối thủ của nước này trên Biển Đông đang tiến tới tình trạng đối đầu khiến Mỹ phải thực hiện phận sự của một cường quốc lãnh đạo thế giới bằng cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng có thể khiến toàn bộ khu vực rơi vào xung đột.

Với tình trạng căng thẳng diễn ra trong thời gian dài, sớm hay muộn Bắc Kinh sẽ tính toán sai, làm leo thang quá giới hạn và dẫn tới xung đột.

Theo Kiến thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024

Tin đang nóng

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"
23:18:15 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024
Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh
23:26:37 29/09/2024
Nhan sắc rực rỡ và những thay đổi trong diva Hồng Nhung sau 2 năm sống ở Paris
22:35:10 29/09/2024
Người đạo diễn tài năng mắc 'tội' quá yêu vợ NSND nổi tiếng
22:38:59 29/09/2024
Lúc bố chia đất, anh cả đưa ra tờ xét nghiệm ADN, tôi sốc nặng nhưng bố lại vo tròn mảnh giấy và giao cả gia tài cho anh ấy
05:36:27 30/09/2024
Mẹ và anh trai lên tiếng về phát ngôn bỏ học của Negav trước 20.000 khán giả
22:08:41 29/09/2024

Tin mới nhất

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích

07:04:15 30/09/2024
Do mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất có thể tiếp diễn nên hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong vụ sạt lở đất trên quốc lộ 2 (đoạn qua huyện Bắc Quang, Hà Giang) phải tạm dừng.

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"

06:48:03 30/09/2024
Khi đất đá từ trên cao sập xuống sáng 29/9 ở Việt Vinh (Bắc Quang, Hà Giang), nhiều người dân và lái xe thoát chế.t trong tích tắc.

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Có thể bạn quan tâm

Trung bình Gen Z sau khi xem Cám: Không thể nhìn những thứ này một cách bình thường được nữa!

Netizen

07:23:09 30/09/2024
Nắm xôi, hũ mắm, cá bống,... những điều tưởng chừng rất bình thường ngoài đời nhưng khi được đưa vào phim Cám lại khiến dân tình phải khóc thét .

Sao nữ bị 200 đoàn phim từ chối vì quá già, giờ là siêu sao đóng toàn bom tấn nghìn tỷ

Hậu trường phim

07:17:14 30/09/2024
Năm 2022, Trương Tiểu Phỉ được ví là ngôi sao ngang trời xuất thế khi đột ngột trở nên nổi tiếng sau thành công của phim điện ảnh Xin Chào Lý Hoán Anh.

Trúng đòn cực mạnh, Hezbollah sẽ làm rung chuyển Vòm Sắt của Israel?

Thế giới

07:09:06 30/09/2024
Việc ông Nasrallah thiệ.t mạn.g hôm 27-9 là đòn giáng mạnh và mới nhất vào Hezbollah, sau khi Israel tấ.n côn.g hàng loạt chỉ huy và cho phát nổ hàng ngàn thiết bị liên lạc của các thành viên.

Love Next Door tập 14: Jung So Min bất ngờ từ chối lời cầu hôn của Jung Hae In, chuyện gì đây?

Phim châu á

07:07:33 30/09/2024
Tập 14 Love Next Door (tựa Việt: Con Trai Bạn Mẹ) vừa lên sóng vào tối 29/09 xuất hiện nhiều phân cảnh hài hước nhưng không kém phần cảm động.

Khởi tố vụ vườn sầu riêng bị chặt phá

Pháp luật

07:06:16 30/09/2024
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xác định 17 gốc sầu riêng 4 năm tuổ.i của người dân bị kẻ gian chặt phá, lóc sạch vỏ.

Bình An kéo lê Á hậu Phương Nga khắp nhà chỉ để vợ... đu trend

Sao việt

06:57:24 30/09/2024
Sau khi về chung một nhà, Á hậu Phương Nga và Bình An thường xuyên chia sẻ cuộc sống thường ngày trên mạng xã hội.

Nam diễn viên tự ti vì nói đớt, từng mặc cảm muốn bỏ nghề

Tv show

06:39:18 30/09/2024
Tôi sở hữu một chất giọng khó nghe hay còn gọi là giọng đớt. Khi tôi nói nhanh, khán giả khó nghe kịp những gì tôi nói - Lê Nam chia sẻ.

45 tuổ.i, mỹ nhân 'Sắc, Giới' được đạo diễn Hàn Quốc mê mẩn vì vẻ ngoài 'hack tuổ.i'

Làm đẹp

06:32:48 30/09/2024
Thang Duy nổi tiếng khắp châu Á với phim Sắc, Giới đóng cùng tài tử Lương Triều Vỹ, hiện tại, ở tuổ.i 45, cô vẫn được khán giả yêu mến bởi vẻ ngoài trẻ đẹp, yêu kiều.

Thời trang của hai công chúa châu Âu khi làm sinh viên

Thời trang

06:27:52 30/09/2024
Công chúa Elisabeth (22 tuổ.i) là người kế vị ngôi vương của Hoàng gia Bỉ. Năm học này, công chúa Elisabeth bắt đầu học thạc sĩ chuyên ngành chính sách công tại Học viện Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ).

Loại rau giàu chất xơ xào với con chứa đầy canxi được món ngon ăn mãi chẳng béo, đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

06:14:04 30/09/2024
Món ăn vừa đơn giản, dễ làm lại thơm ngon, bổ dưỡng, ăn nhiều không béo, chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

Sắc vóc nón.g bỏn.g của Tóc Tiên sau khi lộ diện 'Chị đẹp đạp gió'

Người đẹp

05:45:02 30/09/2024
Sở hữu sắc vóc nón.g bỏn.g, chị đẹp Tóc Tiên chuộng các thiết kế cắt khoét táo bạo nhằm khoe được lợi thế vê mặt hình thể.