Tiến sĩ Phan Xuân Dũng trở thành tân Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam
Với 192/192 ủy viên Hội đồng Trung ương biểu quyết tán thành, tiến sĩ Phan Xuân Dũng chính thức trở thành Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII.
Sáng nay, ngày 25/12, tại phiên chính thức Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần VIII (nhiệm kỳ 2020 -2025), ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Trưởng tiểu Nhân sự Đại hội VIII đã công bố kết quả bầu cử Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra và Thường trực Đoàn Chủ tịch khóa VIII.
Bằng hình thức giơ tay biểu quyết, với kết quả 192/192 ủy viên Hội đồng Trung ương biểu quyết tán thành, Liên hiệp Hội Việt Nam chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách Đoàn chủ tịch bao gồm 27 thành viên. Theo đó, ông Phan Xuân Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương khóa VIII; ông Phạm Quang Thao và Nguyễn Hồng Diên là Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Nguyễn Quyết Chiến là Tổng thư ký, Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII; 9 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Phạm Quang Thao là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tiến sĩ Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam.
Video đang HOT
Về tân Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Pham Xuân Dũng sinh năm 1960, quê quán tại xã Đại Lộc ( huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông Dũng có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ khoa học.
Trước khi giữ Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Phan Xuân Dũng là Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội. Ông Dũng cũng từng giữ nhiều chức vụ như Phó Vụ trưởng Ban Khoa giáo Trung ương; Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Từ năm 2006 đến nay, ông Dũng là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII; Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội (khóa XII), Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội (khóa XIII và XIV), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc của Quốc hội khóa XII, XIII, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nga của Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam khóa 2007-2012, nay là Chủ tịch danh dự của Tổng hội cơ khí Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận và nhiều Ban chỉ đạo khác.
Trong suốt quá trình công tác, ông Phan Xuân Dũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước, trong đó có đề tài về bảo vệ chủ quyền Biển, Đảo của Tổ quốc; công bố nhiều bài báo, nhiều cuốn sách có giá trị. Ông Dũng cũng được ghi nhận có nhiều đóng góp cho xây dựng pháp luật và để lại những dấu ấn trong tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Thủ tướng: Cần phương thức phù hợp thúc đẩy thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19
Chiều 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các phương án nghiên cứu, sản xuất, mua vaccine phòng COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trong giai đoạn hiện nay, cả nước cần tập trung phòng, chống dịch COVID-19 một cách chủ động, có trách nhiệm, cụ thể, dù có hay chưa có vaccine ngừa bệnh; trước hết cần thực hiện tốt thông điệp 5K do Bộ Y tế đưa ra, đồng thời nâng cao tinh thần kiểm soát dịch bệnh tại biên giới.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong khu vực, Thủ tướng khẳng định: "Nêu cao tinh thần cảnh giác vẫn là biện pháp quan trọng nhất để phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp quán triệt tinh thần đề cao cảnh giác, không để lặp lại những vi phạm quy chế cách ly. Các địa phương, nhất là trung tâm thành phố lớn có chương trình kiểm tra, đôn đốc nghiêm túc về công tác phòng, chống dịch COVID-19".
Đối với công tác sản xuất vaccine trong nước, Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện tối đa, khuyến khích, động viên, hỗ trợ các đơn vị trong nước nghiên cứu. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan có chức năng xác định khả năng sản xuất vaccine của các doanh nghiệp trong nước để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, kịp thời. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu cần sử dụng kinh phí thử nghiệm lâm sàng đúng mục đích, hiệu quả.
Bộ Y tế tìm hiểu kinh nghiệm thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 của các nước trên thế giới để đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax của NANOGEN, nhằm sớm có vaccine sản xuất trong nước; tìm kiếm đối tác nước ngoài trong việc hợp tác, thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax giai đoạn 3.
Dưới sự chỉ đạo, quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), các cơ quan liên quan xây dựng đề án phát triển trung tâm nghiên cứu phát triển vaccine phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm ở người, bao gồm việc đầu tư xây dựng phòng nghiên cứu đạt an toàn sinh học cấp 3 hoặc cấp 4. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng tạo điều kiện, ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai đề án này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Về vấn đề tiếp cận, mua vaccine phòng COVID-19 của các nước trên thế giới, Thủ tướng khẳng định, cần sớm có một cơ số vaccine cần thiết để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế sớm hoàn chỉnh đề án xác định mua vaccine của quốc gia phù hợp, dự kiến số lượng mua, đối tượng, thời gian, tính an toàn, tính miễn dịch, hiệu lực của vaccine...; tìm kiếm thêm các nhà cung cấp, hình thức hợp tác, mua sắm phù hợp. Nhà nước có trách nhiệm với nhân dân, đồng thời huy động các phương thức xã hội hóa để thực hiện trên tinh thần sẻ chia nhân ái, lá lành đùm lá rách.
Cùng với các hình thức động viên, khuyến khích đơn vị sản xuất vaccine trong nước, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu vaccine có biện pháp mạnh mẽ, phương thức phù hợp, sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình thử nghiệm vaccine trong nước.
Thủ tướng đồng ý, dự toán ngân sách nhà nước có mục mua vaccine căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế lắng nghe, nắm bắt thông tin từ các kênh khác nhau để có phương án tốt nhất, hoàn thiện, trình Chính phủ trong thời gian tới.
Kết nối nguồn lực để hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, đồng thời thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia tốt nhất trên thế giới. Các đại biểu dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. (Nguồn: TTXVN) Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi...