Tiến sĩ “nội” với thành tích khoa học “ngoại”
Hơn 5 năm làm việc tại các viện nghiên cứu uy tín của Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, được nhiều nước mời đến giảng dạy, nghiên cứu, nhưng TS toán học Phạm Hữu Anh Ngọc chọn con đường về nước.
“Tôi thích sống, nghiên cứu ở Việt Nam, hơn nữa về nước để con nói được tiếng Việt. Điều kiện nghiên cứu trong nước cũng đã thoáng hơn trước đây”, TS Phạm Hữu Anh Ngọc, giảng viên bộ môn toán, Trường ĐH Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, một trong hai người được đặc cách phong phó giáo sư năm 2012 chia sẻ trước thềm xuân Quý Tỵ.
Về nước để con nói tiếng Việt
TS Ngọc kể: Năm 2005 khi anh nghiên cứu tại ĐH Điện tử – Truyền thông (The University of Electro-Communications) Nhật Bản, bé Phạm Thái Thục Minh, con đầu của anh mới được hai tuổi. Cả hai vợ chồng đều đi làm, phải gửi con vào trường. Tiếp xúc với giáo viên, bạn bè người Nhật nên bé chỉ nói tiếng Nhật. Về nhà bố mẹ nói tiếng Việt con hiểu, nhưng lại không nói được. “Nhìn con trong tình cảnh ấy rất đau lòng”, TS Ngọc bồi hồi nhớ lại.
TS Ngọc giảng dạy, nghiên cứu tại Trường ĐH Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Thái Ngọc
Video đang HOT
Với thành tích khoa học của mình, kết thúc hai năm làm việc tại Nhật, anh được Viện Toán thuộc ĐH Công nghệ Ilmenau (Cộng hòa Liên bang Đức) mời qua làm việc. Đến Đức, bé Thục Minh đi học và lại chuyển sang nói tiếng Đức, trong khi tiếng Việt với bé vẫn còn là “ngoại ngữ”.
Trước hoàn cảnh con không nói rõ tiếng mẹ đẻ, kết thúc hai năm làm việc ở Đức, dù vài nước mời qua tiếp tục nghiên cứu nhưng anh đã chọn con đường trở về. “Tôi về để con nói được tiếng Việt và lúc này bé Thục Minh cũng đã bước sang tuổi vào lớp một”, TS Ngọc nói.
Ra thế giới bằng khoa học
Sinh ra tại Huế, trong một gia đình có sáu anh chị em, bố là sĩ quan chính quyền Sài Gòn, sau năm 1975 cuộc sống gia đình Anh Ngọc rất vất vả. Thời phổ thông anh thường phải nhịn đói đi học, lúc về mới có bo bo (lúa mạch) ăn. Dù cuộc sống khó khăn, bố mẹ anh luôn dạy con cái phải sống trung thực. “Chính lời dạy của bố mẹ đã giúp anh đầu tư nghiêm túc trong khoa học”, anh khẳng định.
“Tài sản” khoa học của TS Ngọc gồm gần 50 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế, trong đó 22 bài trên tạp chí có chỉ số SCI và 15 bài trên tạp chí có chỉ số SCIE. Tuy vậy, TS Ngọc kể, hồi phổ thông anh không phải là học sinh xuất sắc nhất về toán. Tốt nghiệp đại học ngành toán tại Trường ĐH Sư phạm Huế, anh tiếp tục học cao học tại đây, và làm tiến sĩ tại Viện Toán học Việt Nam với thời gian kỷ lục trong hai năm.
TS Ngọc chụp tại Đức
Khác với nhiều nhà khoa học thành danh khác, TS Ngọc là sản phẩm “nội địa” hoàn toàn của ngành giáo dục Việt Nam. GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn, chủ nhiệm chương trình khoa học vụ trũ cấp nhà nước và là người hướng cho dẫn nghiên cứu sinh Phạm Hữu Anh Ngọc tại Viện Toán học trước đây nhìn nhận: “Anh Ngọc có tố chất làm khoa học và lòng ham mê nghiên cứu, biết nắm bắt cái mới để nghiên cứu chứ không bám mãi theo hướng của thầy. Một tư chất tốt mà những nhà khoa học trẻ nên học hỏi”.
Nghiên cứu trong nước đã dễ hơn
Sau khi có học vị tiến sĩ, dù chưa một lần ra nước ngoài, nhưng những bài báo trên các tạp chí quốc tế về toán học đã giúp tên tuổi Phạm Hữu Anh Ngọc vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Anh được nhiều trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Cộng hòa liên bang Đức mời sang làm việc theo chương trình dành cho người có thành tựu nghiên cứu khoa học xuất sắc. Trong những năm nghiên cứu ở nước ngoài, TS Ngọc nhận định, “đây chỉ là cách mua chất xám giá rẻ của những người giỏi và có khả năng nghiên cứu thật sự”.
TS Ngọc cùng vợ con tại Đức
Trong những năm làm việc ở nước ngoài, anh đã tạo dựng được sự tin cậy với nhiều nhà khoa học tên tuổi. “Nhờ thế, sau khi về nước tôi từng viết bài báo quốc tế với một giáo sư người Nhật nhưng chỉ cần trao đổi qua email”, TS Ngọc nói.
Về nước từ cuối năm 2009, TS Ngọc đã có thêm 10 bài báo quốc tế. TS Ngọc nói: “Việc nghiên cứu của tôi tại Việt Nam đang rất thuận lợi. Tiếp cận các quỹ cho nhà khoa học nghiên cứu không đến nỗi quá khó như trước đây, số tiền tài trợ dù chưa nhiều, nhưng cũng đủ nghiên cứu”. Dù vậy, TS Ngọc vẫn dí dỏm thừa nhận, “so với các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác thì ngành toán chỉ cần cái máy tính, máy in và sọt rác đã đủ”.
Theo 24h
Chới với cơ hội việc làm
Nhận định của giám đốc Cổng thông tin việc làm MyWork cho thấy nhóm ngành xã hội rất ít được chú trọng so với ngành kinh tế, kỹ thuật. Thống kê có tới 75-85% trong tổng số 200.000 việc làm và 350.000 ứng viên đăng ký thông tin liên quan đến kinh tế, kỹ thuật trên trang này cho thấy sự khó khăn rõ rệt với sinh viên ngành xã hội.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp khó kiếm việc làm vì thiếu thông tin
10 năm đào tạo mới đủ nhân lực cho 5 năm
Đưa ra cái nhìn lạc quan về nhu cầu nguồn nhân lực khá lớn đối với ngành xã hội, ông Phan Viết Hoàn, Giám đốc Cổng thông tin việc làm MyWork nhấn mạnh vào Đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 thì từ nay đến năm 2015, cả nước sẽ cần 30.000 người cho ngành công tác xã hội. Mỗi xã, phường, thị trấn cần có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội. Trong khi đó, ngành công tác xã hội mới chỉ được mở ở hơn 30 trường ĐH, CĐ trên cả nước, đào tạo khoảng 1.500 đến 2.000 sinh viên/năm. "Sẽ phải mất khoảng 10 năm với tiến độ đào tạo như vậy để đáp ứng nhu cầu số lượng cần có trong 5 năm tới" - ông Hoàn khẳng định. Bên cạnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội và công tác xã hội đang ngày càng cấp thiết để giải quyết các vấn đề khủng hoảng tài chính, đạo đức, lối sống, suy thoái môi trường...
Tuy vậy, việc có tiếp cận được với nhu cầu việc làm thực tế hay không lại là việc khác. Thông tin từ Trung tâm giao dịch việc làm Hà Nội cho thấy, các cử nhân ngành xã hội vẫn là một trong những nhóm khó kiếm việc làm nhất. Thủ khoa tốt nghiệp ngành công tác xã hội trường ĐH Thăng Long Hoàng Quý Ly đã chia sẻ bản thân cũng phải mất khá nhiều thời gian để tìm việc, nộp hồ sơ xin việc khắp nơi. Trong khi đó cơ hội làm các việc trái nghề như marketing, quảng cáo, truyền thông... lại nhiều hơn hẳn so với cơ hội có việc làm đúng nghề được đào tạo.
Khả năng thích ứng công việc chưa cao
Đây là đánh giá của bà Vũ Thu Hà, Giám đốc Công ty CP ứng dụng tâm lý Hoa Mặt trời. Với đặc thù công việc là cung ứng các dịch vụ về đào tạo và phát triển con người trong đó có các cử nhân, thạc sỹ tốt nghiệp khối khoa học xã hội và nhân văn, bà Hà cho biết, chỉ một số bạn nhanh chóng hòa nhập được với công việc còn số đông gặp nhiều khó khăn và bỏ cuộc hay bị cho nghỉ việc.
Còn theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN với gần 3.000 sinh viên ra trường từ năm 2006-2010 của ĐHQGHN, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế thì có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù được tính là bất cứ công việc có thu nhập đúng hay không đúng ngành nghề đào tạo. Đáng nói là trong số này có 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công, 42,9% chọn giải pháp an toàn là tiếp tục học.
Phân tích về thực trạng này, bà Vũ Thu Hà cho biết những vấn đề mà các ứng viên của công ty giới thiệu không được tuyển dụng do những nguyên nhân khá điển hình như thiếu kỹ năng nghề nghiệp. "Những ứng viên khối KHXH&NV có hệ thống lý thuyết tốt, tuy nhiên chuyển sang thực hành thì lại chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Phần nữa là nhiều kiến thức xa rời thực tế" - bà Hà cho biết.
Còn một trong những lý do khiến các cử nhân đại học "chới với" trong thị trường lao động là sự thiếu định hướng nghề nghiệp và thông tin gắn với ngành đào tạo. TS. Trịnh Văn Tùng, giảng viên chính trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN cho biết, khảo sát về nhận thức hướng nghiệp hơn 100 sinh viên của ĐHQGHN thì có tới 70% sinh viên trả lời chưa chắc chắn về công việc và không có nhiều thông tin về hệ thống nghề. "Chúng ta có thể thấy, ảnh hưởng của việc học để lấy bằng đại học được thể hiện rõ và khá phổ biến trong sinh viên. Lẽ ra, công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường là điều họ cần phải nghĩ tới nhiều nhất" - TS. Trịnh Văn Tùng phân tích.
Theo ANTD
"Các bạn là biểu tượng của mặt trời đang lên" Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã khẳng định như vậy tại Hà Nội khi vinh dự nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức hôm qua 1-11. GS.TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQGHN đã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy...